Hình thức thông tin an ninh văn hóa trên Truyền hình Công an nhân dân

Một phần của tài liệu Thông tin an ninh văn hóa trên báo chí công an nhân dân (khảo sát trên báo cảnh sát toàn cầu online và truyền hình công an nhân dân từ tháng 12015 đến tháng 122016) (Trang 77 - 80)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Hình thức thông tin an ninh văn hóa trên Truyền hình Công an nhân dân

nhân dân

Các chương trình của Truyền hình CAND luôn có sự tổng hợp, phối hợp của những thể loại khác nhau của báo hình như tin, phóng sự, phỏng vấn… Với thông tin an ninh văn hóa, loại hình thường được sử dụng nhiều nhất là tin và phóng sự.

Tin, là một thể loại được sử dụng chủ yếu trong thông tin an ninh văn hóa trên Truyền hình CAND. Là một thể loại thông dụng nhất trong báo chí, phản

ánh nhanh nhất những sự kiện thời sự, có ý nghĩa xã hội, được nhiều người quan tâm, đáp ứng được tính thời sự, phản ánh những sự việc, sự kiện vừa mới xảy ra, nóng hổi liên quan trực tiếp đến các vấn đề của xã hội và được công chúng đón đợi.

Tính thời sự là điểm chung của báo chí, nhưng với truyền hình, sự kiện được phản ánh ngay lập tức khi nó vừa diễn ra, hay thậm chí khi nó đang diễn ra, người xem có thể quan sát một cách chi tiết, tường tận qua truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình. Song song với tính thời sự, truyền hình còn được phát sóng liên tục 24/24h trong ngày, luôn mang đến cho người xem những thông tin nóng hổi nhất về các sự kiện diễn ra, cập nhật những tin tức mới nhất.

Việc đem đến cho khán giả cùng lúc hai tín hiệu cơ bản của thông tin là hình ảnh và âm thanh khiến cho truyền hình có khả năng tác động mạnh mẽ đến nhận thức của con người. "Trăm nghe không bằng một thấy", việc vừa "nghe", vừa "thấy" giúp cho truyền hình trở thành phương tiện thông tin hấp dẫn nhất trong các loại hình báo chí, có thể thỏa mãn được đòi hỏi của người xem. Điều này được thể hiện rõ qua những sản phẩm tiêu biểu của Truyền hình CAND như:

Phóng sự, là một thể loại đặc trưng của truyền hình, chuyển tải nội dung thông tin cập nhật, hiện thực, sinh động đến công chúng ở thời hiện tại, thể hiện theo trình tự logic diễn biến của sự kiện, vấn đề... bằng hình ảnh và âm thanh mà phóng viên lựa chọn, sắp xếp. Thái độ, cảm xúc và chính kiến của phóng viên bộc lộ rõ qua việc phân tích, cắt nghĩa, lý giải sự kiện, vấn đề đó trong quá trình thực hiện phóng sự "Tình người trong báo lũ".... Tuy nhiên thể loại này ít xuất hiện trong thông tin an ninh văn hóa của Truyền hình CAND.

Ba phương pháp được Truyền hình CAND sử dụng nhiều nhất khi phát sóng các thông tin về an ninh văn hóa, đó là: Phương pháp thông báo và giải thích, Phương pháp diễn dịch, Phương pháp tóm tắt.

Phương pháp thông báo và giải thích, đó là: Nội dung chương trình bắt đầu từ thông báo sự kiện, sau đó giải thích rồi đưa ra nhận định, đánh giá và sau cùng là nêu giải pháp, ví dụ như trong Chuyên mục "Vạch trần tội ác của tổ chức khủng bố Việt Tân".

Phương pháp diễn dịch, thường được thể hiện dưới hình thức phóng sự hoặc người dẫn chương trình đưa ra lời bình luận trước khi nói đến sự kiện chính, nhằm thu hút sự chú ý của khán giả, sau đó mới đưa ra thông tin sự kiện cụ thể. Ví dụ như với chuyên mục: "Xử lý việc nghệ sĩ ăn, mặc phản cảm: Mơ hồ giữa đẹp và không đẹp".

Phương pháp tóm tắt, là diễn tả các nội dung một cách ngắn gọn, đầy đủ, súc tích và chính xác qua tổng hợp từ những sự kiện phức tạp, diễn biến trong bối cảnh không gian và thời gian tương đối rộng lớn. Đây là phương pháp khiến cho người xem phải suy nghĩ, phán đoán, dự báo,…, như chủ đề "Vạch trần tội ác của tổ chức Việt Tân" trong chuyên mục Chuyển động cuộc sống.

Tiêu đề. Qua khảo sát các tít của chương trình, có thể thấy rất rõ đó là cách gọi tên ngắn gọn của chương trình. Mọi nội dung chính của chuyên đề được gói gọn lại, chỉ cần xem tiêu đề, khán giả đã có thể biết được nội dung của chương trình đó. Thông tin an ninh văn hóa trên Truyền hình CAND với những tiêu đề ngắn gọn, có sức gợi cảm, súc tích, dễ hiểu, hàm chứa lượng thông tin lớn luôn tạo được sức hấp dẫn đối với công chúng, ví dụ như "Nỗi buồn làng cổ".

Ngôn ngữ trong thông tin an ninh văn hóa được Truyền hình CAND sử dụng là ngôn ngữ báo chí truyền hình bởi nó mang tính cô đọng, ngắn gọn, gợi mở và dễ hiểu. Phương tiện ngôn ngữ thể hiện trong các chương trình chính là sự phối hợp nhịp nhàng cân xứng của hai yếu tố ngôn ngữ hình ảnh, âm thanh. Qua ngôn ngữ mà tác giả thể hiện sẽ tạo ra cái riêng, cái độc đáo cho các chuyên mục về vấn đề thông tin an ninh văn hóa. Ngôn ngữ, tiếng nói của nhân vật, nhân chứng và những người có mặt trong chương trình sẽ làm tăng thêm tính khách quan, trung thực và hấp dẫn và cũng là thành phần không thể thiếu trong phóng sự truyền hình. Và nhiều thể loại ngôn ngữ nữa cũng không thể thiếu được đối với Truyền hình CAND khi lên sóng các thông tin an ninh văn hóa như ngôn ngữ vùng miền, ngôn ngữ chuyên ngành an ninh, ngôn ngữ chuyên ngành văn hóa, … Ví dụ như phóng sự truyền hình "Điều gì gây nên cơn bão ly hôn ở Việt Nam".

Có thể nói, thông tin trên Truyền hình CAND về an ninh văn hóa là một trong những hình thức thông tin có nhiều lợi thế nhất mà các loại hình báo chí khác không thể có được.

Một phần của tài liệu Thông tin an ninh văn hóa trên báo chí công an nhân dân (khảo sát trên báo cảnh sát toàn cầu online và truyền hình công an nhân dân từ tháng 12015 đến tháng 122016) (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)