7. Kết cấu của luận văn
1.4.1. Báo Công an nhân dân
Kể từ khi ra đời tờ báo Công an mới vào ngày 1-11-1946, đặt nền móng chính thức cho sự hình thành và phát triển của báo chí CAND, từ những nội san Rèn luyện, Báo Bạn Dân, Công an Hồ Gươm hay Luyện tiến… đến nay, báo chí CAND đã có đầy đủ các loại hình của báo chí, đó là: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử. Báo CAND hiện có Ban Biên tập và 10 ban (đơn vị cấp phòng), gồm: Ban Trị sự; Ban Thư ký tòa soạn; Ban Thời sự - Chính trị - Nghiệp vụ; Ban Kinh tế - Văn hóa - Xã hội; Ban Pháp luật - Bạn đọc; Ban An ninh thế giới tuần; Ban An ninh thế giới giữa tháng - cuối tháng và Cảnh sát toàn cầu; Ban Văn nghệ Công an; Ban Công an nhân dân điện tử; Cơ quan Đại diện tại TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Báo còn có Văn phòng thường trú tại một số tỉnh, thành trực thuộc Ban Biên tập.
Báo CAND đã tổ chức triển khai thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về báo chí, nhất là Luật Báo chí; Thông tư số 25/TT-BCA ngày 27-10-2008 của Bộ trưởng Công an về hướng dẫn quản lý hoạt động thông tin tuyên truyền, báo chí, xuất bản trong CAND; Chỉ thị số 12/CT- BCA ngày 7-10-2014 của Bộ trưởng Công an về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, báo chí, xuất bản trong CAND;... Đến nay, đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên của báo chí CAND đã có gần 1.300 phóng viên, biên tập viên, trong đó có gần 800 phóng viên, biên tập viên được cấp thẻ nhà báo và là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Hiệu lực, hiệu quả quản lý công tác thông tin, tuyên truyền trên báo chí CAND được chú trọng và từng bước nâng cao.