Thông tin an ninh văn hóa trên Truyền hình Công an nhân dân và Cảnh sát toàn cầu online về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc

Một phần của tài liệu Thông tin an ninh văn hóa trên báo chí công an nhân dân (khảo sát trên báo cảnh sát toàn cầu online và truyền hình công an nhân dân từ tháng 12015 đến tháng 122016) (Trang 67 - 70)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Thông tin an ninh văn hóa trên Truyền hình Công an nhân dân và Cảnh sát toàn cầu online về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc

Cảnh sát toàn cầu online về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc

Bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa dân tộc là một việc làm thiết yếu để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là vấn đề quan trọng trong việc giữ gìn an ninh văn hóa được Báo chí CAND thông tin dưới nhiều nội dung khác nhau.

Thông qua Khảo sát Chương trình Truyền hình CAND từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2016 và Cảnh sát toàn cầu online từ tháng 5/2015 đến tháng 12/2016, tác giả nhận thấy các chương trình, tin, bài về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc tuy đề cập đến nhiều nội dung, đề tài khác nhau nhưng tần suất xuất hiện chưa thường xuyên, liên tục. Các nội dung liên quan đến giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc đăng tải trên các báo được khảo sát tập trung vào những chủ đề sau:

Chủ đề "Hòa hợp là sức mạnh dân tộc", "Bình đẳng giữa các dân tộc" cho thấy, các tác giả của Truyền hình CAND luôn theo sát những vấn đề thực tiễn với mong muốn cho công chúng thấy gốc rễ của mọi vấn đề. Trong quá trình

hình thành và phát triển đất nước, dân tộc Việt Nam ta đã hun đúc nên tinh thần đoàn kết khiến nó trở thành một giá trị trường tồn, tạo nên sức mạnh vô địch giúp dân tộc ta vượt qua được những thách thức trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Để có được những giá trị văn hóa này, 54 dân tộc trong đại gia đình Việt Nam đã vượt qua mọi sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, về văn hóa vùng miền, đóng góp cho quá trình phát triển đất nước, khẳng định vị trí của văn hóa Việt Nam trong văn hóa nhân loại. Trước những khó khăn thách thức của đất nước thì văn hóa, những giá trị văn hóa dân tộc là động lực chính, là sức mạnh nội sinh mạnh mẽ giúp cho cả dân tộc vượt qua những khó khăn, thách thức, vững bước tiến lên phía trước. Hơn lúc nào hết, thông tin, tuyên truyền về những giá trị văn hóa dân tộc, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn này là hết sức cần thiết, cấp bách, có ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng.

Với chủ đề bảo tồn và giữ gìn di sản văn hóa dân tộc, thông qua các chương trình, tin, bài trên Truyền hình CAND và Cảnh sát toàn cầu online, vấn đề này luôn được báo chí chú trọng thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Điểm qua một số chương trình tiêu biểu như "Bảo tồn và phát huy làng nghề truyền thống Thăng Long - Hà Nội" , "Bảo tồn, phát triển di sản trong sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc" trên Góc nhìn văn hóa của Truyền hình CAND hay "Giữ gìn những giá trị văn hóa" trên chuyên mục Phóng sự - tiêu điểm, "Du ca Việt và hành trình kết nối âm nhạc của những miền di sản" trên Chuyên mục Giải trí - Thể thao của Cảnh sát toàn cầu online,… cho thấy trong quá trình tác nghiệp, các phóng viên, biên tập viên luôn phản ánh mục đích, tình cảm, thái độ vào tác phẩm báo chí. Những người làm báo luôn cho rằng trong khi giới thiệu các giá trị văn hóa dân tộc tiêu biểu đến công chúng, mục đích của họ là nâng cao nhận thức về việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa dân tộc cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, hướng đến mục đích nâng cao nhận thức về việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa dân tộc cho nhân dân.

Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu làm nền tảng cho sự giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng, giữa các vùng trong cả nước nhằm phục vụ cho giáo dục truyền thống và giữ gìn an ninh văn hóa. Phòng

chống những hiện tượng tiêu cực, sai trái trong giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống phải tiến hành kiên trì, lâu dài cuộc đấu tranh bài trừ các hủ tục, thói hư, tật xấu, chống mọi âm mưu lợi dụng văn hóa.

Đây là những nội dung góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực văn hóa. Qua khảo sát, tác giả thấy, Truyền hình CAND và Cảnh sát toàn cầu online về cơ bản đã quan tâm đến nội dung này.

Chương trình Góc nhìn văn hóa của Truyền hình CAND với những bài tiêu biểu như: "Tết quê hương", "Tết truyền thống trước xu thế hội nhập", "Bảo tồn và phát huy làng nghề truyền thống Thăng Long - Hà Nội", "Bảo tồn, phát triển di sản",… Chương trình An ninh văn hóa với nội dung: "Tiếp lửa cho sân khấu cải lương", "Văn hóa sống xanh", Quản lý và trùng tu di tích, bao giờ hết bất cập? , "Xâm thực" văn hóa nhìn từ làn sóng giải trí Hàn Quốc"....

Cảnh sát toàn cầu online với vô số các bài viết về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa truyền thống, thông qua chuyên mục Phóng sự - Tiêu điểm, tiêu biểu có các bài: "Nỗi lo ngôi chùa độc đáo có thể bị khai tử", "Suy ngẫm mùa trung thu", "Nơi giữ hồn trang phục truyền thống của người Nùng An", "Hai vợ chồng già giữ gìn trò Kiều trên đất Tiên Điền", "Tranh xưa còn một chút này", "Xót xa với ngôi đình cấp quốc gia chờ ngày ‘khai tử’", "Giáo dục di sản từ Lê hội mặt nạ vui Tết Trung thu", …

Chuyên mục Giải trí - thể thao với các bài viết: "Du ca Việt và hành trình kết nối âm nhạc của những miền di sản", "Người trẻ có quay lưng với âm nhạc truyền thống", "Những bài ca đi cùng năm tháng", "Người giữa lửa dân ca", "Đàn bầu Việt Nam có nguy cơ bị ‘xâm hại chủ quyền’", .... Muôn màu cuộc sống, đặc biệt với các bài như: "Truyền nhân rối nước", "Thợ vẽ tranh truyền thần duy nhất còn sót lại ở TP. Hồ Chí Minh", "Đình làng Việt", "Đi tìm cội nguồn cặp kèn đá tiền sử ‘độc nhất, vô nhị’", "Những nghệ nhân oằn mình giữ đồ chơi cho con trẻ", "Độc đáo nghề làm ngói máng vùng sơn cước", "Dấu ấn thời gian qua bộ sưu tập ‘Áo dài xưa’",....

Chủ đề bàn về Tết cổ truyền, sự kiện lưu giữ những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Việt Nam, Truyền hình CAND có các nội dung "Tết quê hương",

"Tết truyền thống trước xu thế hội nhập", "Lên chùa đầu năm - nét văn hoá tâm linh của người Việt", "Có nên bỏ tết cổ truyền ăn theo tết Tây?", "Tặng quà tết, văn hóa và những biến tướng". Cảnh sát toàn cầu on line với các tin, bài: "Vui buồn nghệ sĩ nghèo đón Tết", "Hồn Khmer trong bánh Tét dân gian". Từ những nội dung trên, các tác giả đưa ra những bình luận về các giá trị văn hóa cần được gìn giữ, phát huy và cho khán giả suy ngẫm về những vấn đề đang nảy sinh trong xã hội hiện đại.

Có thể thấy, đội ngũ phóng viên, biên tập viên của Truyền hình CAND và Cảnh sát toàn cầu online đã rất quan tâm, coi trọng đến nội dung giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống, coi đó là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thông tin, tuyên truyền quan điểm đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về văn hóa, về giá trị, ý nghĩa của văn hóa truyền thống, nhằm thực hiện mục tiêu đảm bảo an ninh văn hóa để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng, đáp ứng yêu cầu phát triển

Một phần của tài liệu Thông tin an ninh văn hóa trên báo chí công an nhân dân (khảo sát trên báo cảnh sát toàn cầu online và truyền hình công an nhân dân từ tháng 12015 đến tháng 122016) (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)