7. Kết cấu của luận văn
1.4.3. Cảnh sát toàn cầu online
Ngày 16-5-1996, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) có công văn số 314/BNV gửi Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) cho phép Tạp chí Văn hóa - Văn nghệ Công an được xuất bản thêm một tờ phụ san lấy tên là Chuyên đề An ninh thế giới (ANTG).
Khi mới ra đời, tại thời điểm đó, báo mạng điện tử chưa có, hệ thống báo chí chỉ mới quan tâm đến các vấn đề thời sự dưới dạng thông tin báo chí một cách trực diện. Ban biên tập xác định nền tảng của tiêu chí lúc bấy giờ đối với ANTG: thông tin bắt buộc phải sâu, kỹ. Hàng loạt bài tư liệu đặc sắc trên ANTG được ra sạp, ngay lập tức gây được tiếng vang trong bạn đọc.
Được thành lập từ những năm 2000, các ấn phẩm Tạp chí Văn hóa - Văn nghệ Công an, Chuyên đề An ninh thế giới tuần và Chuyên đề ANTG Cuối tháng của Tổ Tạp chí Văn hóa - Văn nghệ Công an và Chuyên đề ANTG do đồng chí Đặng Hồng Quang chịu trách nhiệm tổ chức nội dung. Khi đó của Báo ANTG khi số lượng ấn phẩm xuất ra trong ngày lên đến hơn 80 vạn bản; Báo ANTG Cuối tuần, Cuối tháng mỗi số xấp xỉ 50 vạn bản.
Thực hiện Chủ trương của lãnh đạo Bộ Công an, ngày 19 tháng 11 năm 2003, Báo An ninh thế giới và Tạp chí Văn nghệ Công an đã sáp nhập với Báo CAND và trở thành 2 chuyên đề của Báo CAND. Chuyên đề An ninh thế giới Cuối tháng tách từ báo An ninh Thế giới thành một tổ riêng, trực thuộc Ban Thư ký tòa soạn của Báo CAND.
Tháng 6 năm 2004, Chuyên đề An ninh thế giới tăng kỳ phát hành lên 2 kỳ/ tuần với khổ nhỏ (25 x 30cm), thường được gọi là An ninh thế giới Tuần.
Tháng 1-2008, từ một ấn phẩm An ninh thế giới Cuối tháng, sau một thời gian phát hành, với số lượng đông đảo, An ninh thế giới Cuối tháng đã nâng lên thành 2 số: An ninh thế giới Giữa tháng và An ninh thế giới Cuối tháng.
Không dừng lại ở đó, tháng 4-2009, Báo CAND cho ra mắt bạn đọc Chuyên đề Cảnh sát toàn cầu (khổ 30 x 40cm), phát hành 1 kỳ/tháng; đến tháng 5-2011 tăng lên 2kỳ/tháng.
Tháng 4-2010, sau thử nghiệm thành công của tờ Cảnh sát toàn cầu Tháng, tiếp tục cho ra mắt bạn đọc tờ Cảnh sát toàn cầu giữa tháng, đồng thời ra mắt thêm tờ Cảnh sát toàn cầu (Tuần) khổ nhỏ (25x30cm) ra đời (một kỳ/tuần). Đến tháng 4-2013 tăng lên 2 kỳ/tuần.
Sáng 28/11/2014, kỉ niệm 69 năm Ngày thành lập Báo CAND và 10 năm thành lập Báo Công an nhân dân Điện tử (23/11/2004 - 23/11/2014), Báo CAND tổ chức Lễ khai trương Phiên bản mới Báo Công an nhân dân Điện tử, trong đó có Cảnh sát toàn cầu online. Cảnh sát toàn cầu online chính thức ra mắt công chúng vào tháng 5 năm 2015.
Cảnh sát toàn cầu online là một chuyên mục của Ban An ninh thế giới giữa tháng - cuối tháng và Cảnh sát toàn cầu, trực thuộc Báo CAND nên không có bộ máy tổ chức và cơ sở vật chất riêng. Mọi hoạt động của Cảnh sát toàn cầu online trực thuộc sợ quản lý và cơ sở vật chất của Báo CAND.
Tiểu kết chƣơng 1
An ninh văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay đang là một vấn đề được tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên, do mới xuất hiện không lâu ở nước ta nên vấn đề an ninh văn hóa, khái niệm an ninh văn hóa, khái niệm thông tin an ninh văn hóa vẫn chưa có sự thống nhất.
Báo chí cách mạng Việt Nam luôn đi đầu trong công tác bảo vệ an ninh văn hóa quốc gia, đóng vai trò là một trong những bộ phận tiên phong công cuộc đấu tranh chống lại các phản văn hóa, phản giá trị, phản nhân văn; tích cực truyền bá để mang bản sắc văn hóa tốt đẹp của Việt Nam vươn tầm thế giới. Bảo vệ an
ninh văn hóa là bảo vệ nền tảng tinh thần của xã hội; bảo vệ những giá trị, thành quả văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta; bảo vệ các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc là nhiệm vụ quan trọng của báo chí.
Trong phạm vi luận văn nghiên cứu, khái niệm thông tin an ninh văn hóa được tiếp cận theo các góc độ:
Thứ nhất, thông tin an ninh văn hóa là thông tin về vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống, vấn đề quyền văn hóa, quyền con người;
Thứ hai, thông tin an ninh văn hóa là thông tin về giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và thể chế văn hóa quốc gia, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, làm nền tảng và động lực cho an ninh quốc gia và sự phát triển bền vững của quốc gia - dân tộc;
Thứ ba, thông tin an ninh văn hóa là những thông tin về xây dựng và phát triển nền văn hóa khoa học, tiến bộ, dân chủ, nhân văn, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đảm bảo quyền tự do sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của mọi người dân, góp phần kiểm soát quá trình giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa;
Thứ tư, thông tin an ninh văn hóa là những thông tin về đấu tranh chống lại sự xâm hại của tự nhiên và con người đối với văn hóa; đấu tranh chống lại việc xâm nhập của các luồng tư tưởng, các hành vi sản xuất, truyền bá sản phẩm phi văn hóa thiếu lành mạnh, đi ngược lại với đường lối, chính sách của đảng, nhà nước cầm quyền; đấu tranh chống lại các phản văn hóa, phản giá trị, phản nhân văn.
Từ khái niệm an ninh văn hóa, luận văn nêu rõ vai trò của báo chí trong lĩnh vực thông tin về an ninh văn hóa:
Báo chí thông tin về an ninh văn hóa có vai trò tích cực trong việc xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống, phát triển con người trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.
Báo chí thông tin về an ninh văn hóa góp phần tích cực vào bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.
Báo chí thông tin về an ninh văn hóa có vai trò tích cực trong việc khuyến khích sự sáng tạo và phổ biến các giá trị văn hóa.
Báo chí thông tin về an ninh văn hóa góp phần đấu tranh chống các phản văn hóa, phản giá trị.
Là một bộ phận của Báo chí cách mạng Việt Nam, báo chí Công an nhân dân mà trực tiếp là Truyền hình Công an nhân dân và Cảnh sát toàn cầu online là hai bộ phận rất tích cực trong việc đảm bảo và phát huy vai trò to lớn của thông tin an ninh văn hóa, đảm bảo an ninh văn hóa trên lĩnh vực báo chí nói riêng, góp phần bảo vệ an ninh văn hóa trong mọi hoạt động của đời sống xã hội.
Chƣơng 2