7. Kết cấu của luận văn
3.1.3. Thông tin an ninh văn hóa khi trình độ nhận thức và nhu cầu của công chúng ngày càng cao
của công chúng ngày càng cao
Trình độ nhận thức là một trong những điều kiện quan trọng nhất để con người có thể tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, chính xác, từ đó điều chỉnh hành vi cá nhân và tham gia tích cực vào các vấn đề của đời sống xã hội. Trình độ càng cao, sự hiểu biết càng sâu, càng rộng thì khả năng tiếp cận, xử lý thông tin
càng lớn. Cùng một thông tin được đưa ra, nhưng do nhận thức khác nhau, cách tiếp cận vấn đề khác nhau, mà con người có thái độ đánh giá khác nhau dẫn đến việc xử lý khác nhau.
Xuất phát từ bản chất tìm tòi, khám phá của con người nhằm mở rộng và nâng cao hiểu biết về tự nhiên và xã hội, về tình hình trong nước và quốc tế, từ cuộc sống, từ giao tiếp xã hội…, nên việc cập nhận thông tin thường xuyên, liên tục là một trong những nhu cầu tự nhiên, tất yếu của con người.
Hội nghị sơ kết 3 năm (2013-2015) thực hiện đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra số liệu: tỷ lệ 97,3% dân số Việt Nam trong độ tuổi 15-50 biết chữ, trong độ tuổi 15-35 là 98,5%. Song hành cùng với trình độ học vấn của người dân là số lượng người sử dụng internet, điện thoại thông minh,... và các loại hình thông tin khác. Tuy nhiên, do sự khác nhau về nhận thức, nghề nghiệp, độ tuổi, sở thích và các quan hệ xã hội... nên khả năng tiếp cận, khai thác, sử dụng thông tin của người dân cũng rất đa dạng, phong phú, dù vậy, nhu cầu chung nhất, ảnh hưởng trực tiếp nhất khi tiếp cận thông tin của công chúng là tìm hiểu những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của bản thân, gia đình và xã hội.