7. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Giải pháp cụ thể
3.2.2.1. Đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng của thông tin an ninh văn hóa trên báo chí Công an nhân dân
An ninh văn hoá là đảm bảo an toàn cho phát triển văn hoá, trong đó có các giá trị văn hoá, các quyền tham gia sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hoá của con người; An ninh văn hoá cũng bao gồm cả những biện pháp cảnh báo, phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi xâm phạm các giá trị văn hoá và các quyền văn hoá. Vì vậy các thông tin về an ninh văn hóa rất phong phú và đa dạng, phục vụ và đảm bảo cho lợi ích cộng đồng, quốc gia, dân tộ, cần được duy trì và phát triển trong điều kiện mới. Tuy nhiên, qua khảo sát báo chí CAND mà cụ thể ở đây là Truyền hình CAND và Cảnh sát toàn cầu online, chúng tôi thấy việc tập trung khai thác về an ninh văn hóa chưa được chuyên sâu, hình thức thể hiện chưa đa dạng, rõ nét; thông tin chưa cập nhật, thức thời, chưa nhanh, nhạy do đặc thù của ngành công an,… nên chưa tạo được sức hút đối với khán giả, một số thông tin vẫn còn mang tính giật gân câu khách chưa chú ý đến việc định hướng, tuyên truyền giáo dục về an ninh văn hóa cho độc giả.
Để đảm bảo an ninh văn hóa, ngoài việc nâng cao chất lượng và hình thức những nội dung đang được đề cập đến thường xuyên, báo chí CAND cần lựa chọn và tập trung nâng cao chất lượng nội dung thông tin tuyên truyền về nhóm những chủ đề sau:
Một là, thông tin, tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng, của dân tộc. Nhận thức đúng quan điểm của Đảng và quản lý của Nhà nước về văn hóa là tiền đề cơ bản để công chúng tham gia giữ gìn, phát huy truyền thông văn hóa dân tộc. Đây cũng là cơ sở thực tiễn cho việc hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người, giữ gìn và đảm bảo an ninh văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
ngoài xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Toàn cầu hóa giúp chúng ta hội nhập với thế giới, giúp đất nước có cơ hội phát triển, nhưng bên cạnh đó, mặt trái của toàn cầu hóa cũng tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của Việt Nam. Hiện tượng "tự diễn biến, tự chuyển hóa" đang diễn ra trên lĩnh vực tư tưởng đang là mối quan ngại của toàn xã hội, sự xuống cấp về đạo đức, lối sống cũng đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội.
Đây là vấn đề cốt lõi của văn hóa, đây cũng chính là mặt trận quan trọng mà báo chí Công an nhân dân luôn coi trọng vì đây là một "mặt trận" vô cùng nóng bỏng. Nhìn thẳng vào sự thật chúng ta thấy hiện đang có những rạn nứt về niềm tin vào sự nghiệp xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng. Cùng với nó là sự thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, sa sút về đạo đức, lối sống, xa rời mục tiêu, tôn chỉ, mục đích mà Đảng và Nhà nước ta đã nhiều lần khẳng định: "Đó là một nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ" [24].
Ba là, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc
Bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa dân tộc là một việc làm thiết yếu để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là nội dung quan trọng trong việc giữ gìn an ninh văn hóa được báo chí CAND quan tâm khai thác nhiều với các phương pháp khác nhau. Giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc sẽ giúp chúng ta có được chỗ đứng trong nền văn hóa, văn minh của nhân loại.
Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc là trách nhiệm của tất cả các ngành, các cấp và của toàn thể nhân dân ở trong nước cũng như người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có trách nhiệm rất lớn của báo chí.
Báo chí cần thực hiện tốt các nội dung, vận dụng những ưu thế của mình để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc, cũng như đưa Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về văn hóa và Luật Di sản văn hóa vào cuộc sống
Bốn là, vấn đề sáng tạo, phổ biến các giá trị văn hóa
Song hành cùng việc giữ gìn, phát huy giá trị của các di sản văn hóa, sáng tạo và phổ biến các giá trị văn hóa là vấn đề luôn được chú trọng nhằm không ngừng làm phong phú thêm văn hóa dân tộc. Sự phong phú, đa dạng của văn hóa
dân tộc không những tạo nên sức sống mạnh mẽ cho chính nền văn hóa dân tộc mà còn tạo nên sức lôi cuốn đối với người Việt Nam và người ngoại quốc. Người nước ngoài đến với Việt Nam bởi bị hấp dẫn của sự độc đáo trong văn hóa dân tộc, những giá trị văn hóa dân tộc mang tầm nhân loại. Đây là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho an ninh văn hóa được thực thi.
Việt Nam đã, đang tham gia vào nhiều hoạt động và công ước quốc tế. Đây là những hoạt động quan trọng nhằm đưa Việt Nam phát triển trong sự hòa hợp với cộng đồng quốc tế mà không làm mất đi đặc trưng riêng của dân tộc. Mặt khác, việc tham gia vào các công ước quốc tế cũng làm cho các giá trị văn hóa của dân tộc được tích hợp thêm các giá trị nhân loại, mở rộng tầm ảnh hưởng của nó vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
Sáng tác và phổ biến các tác phẩm về quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa chính là một trong những yếu tố cơ bản để báo chí góp phần xây dựng, bồi đắp, hoàn thiện những phẩm chất, nhân cách cao đẹp của con người, làm cho con người ngày càng nhân văn hơn, tiến bộ hơn. Đồng thời, tạo cho mọi người có cơ hội ngang nhau trong tiếp cận thông tin về các giá trị văn hóa của nhân loại và được quyền sử dụng các phương tiện truyền thông để thỏa mãn các nhu cầu hưởng thụ văn hóa của mình.
Sáng tạo và phổ biến các giá trị văn hóa không chỉ là trách nhiệm của đội ngũ văn nghệ sĩ, của người làm báo và những người làm công tác văn hóa, mà còn là quyền của mọi công dân. Việc mọi người được tham gia các hoạt động sáng tạo, trao truyền phổ biến các giá trị văn hóa sẽ góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của mỗi cá nhân và toàn xã hội, bồi đắp thêm những tinh hoa văn hóa dân tộc và phát triển nền văn hóa Việt Nam.
Một kênh truyền hình được đánh giá là hấp dẫn không chỉ cần có các chương trình hay, đảm bảo tính thời sự và có chất lượng tốt mà còn phải có nhịp điệu, có điểm nhấn, phải tạo được điểm nhấn đều đặn; không nên dồn những tin, bài hay chương trình tốt nhất vào một cụm thời gian, mà nên rải đều để tạo nhịp điệu hợp lý cho kênh. Việc tận dụng tối đa các phóng viên tại hiện trường để tạo sự sôi động và hấp dẫn cho bản tin, tăng cường sản xuất tin điện thoại để tạo độ
"nóng" cho từng bản tin cộng với sự sáng tạo của phóng vieenm biên tập viên sẽ cho ra đời những sản phẩm thông tin báo chí hay, hấp dẫn người xem.
Năm là, vấn đề đấu tranh chống các phản văn hóa, phản giá trị
Bên cạnh những nội dung đã được trình bày ở trên, thông tin an ninh văn hóa trên báo chí CAND cần đặc biệt chú trọng đến nội dung đấu tranh chống các phản văn hóa, phản giá trị. Đây là nội dung vô cùng quan trọng và cũng là thế mạnh của Truyền hình CAND và Cảnh sát toàn cầu online. Truyền thông về đấu tranh chống phản văn hóa, phản giá trị sẽ chỉ ra những hiện tượng phản văn hóa, phản giá trị, nguyên nhân của các hiện tượng đó, đó cũng chính là quá trình bảo vệ an ninh văn hóa, khẳng định, tôn vinh các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại.
Bên cạnh việc tập trung thông tin, tuyên truyền theo nhóm những vấn đề đã nêu, báo chí CAND cần tích cực triển khai những hoạt động như: Xây dựng chương trình, kế hoạch dài hạn hướng tới mục tiêu thông tin, tuyên truyền, giáo dục và hiện thực hóa những vấn đề về an ninh văn hóa trong giai đoạn mới; Xây dựng hệ thống chuyên trang, chuyên mục với nội dung chuyên sâu về giữ gìn và bảo đảm an ninh văn hóa.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ biên tập viên; bổ sung những người giỏi nghề, có nhiều kinh nghiệm trong công tác phóng viên (vì hiện nay đại đa số các biên tập viên của Truyền hình CAND và Cảnh sát toàn cầu online chưa từng làm công tác phóng viên, nên thiếu kinh nghiệm trong việc đánh giá chất lượng thông tin an ninh văn hóa); tổ chức các khóa đào tạo nâng cao tính chuyên nghiệp trong khâu biên tập, sắp xếp chương trình, với sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia nhiều kinh nghiệm.
3.2.2.2. Chủ động trong việc lập kế hoạch, mở rộng khai thác thông tin và tổ chức sản xuất các chương trình trên báo chí Công an nhân dân
Công tác lập kế hoạch và tổ chức sản xuất của báo chí CAND nói chung và Truyền hình CAND, Cảnh sát toàn cầu nói riêng về chương trình bản tin thời sự hiện nay vẫn chưa thực sự chủ động. Các tin bài phản ánh về tình hình an ninh văn hóa đã được đề cập đến, tuy nhiên, do sự hiểu biết về văn hóa dân tộc, về những vấn đề lý luận và thực tiễn về an ninh văn hóa của đội ngũ phóng viên
còn hạn chế nên nhiều nội dung quan trọng của an ninh văn hóa chỉ được đề cập đến một cách qua loa, hời hợt, chưa đủ chiều sâu.
Chính vì vậy, công tác lập kế hoạch và tổ chức sản xuất là yếu tố quan trọng hàng đầu để bảo đảm chất lượng các chương trình, chất lượng thông tin an ninh văn hóa trong các chương trình của báo chí CAND. Công tác lập kế hoạch và tổ chức sản xuất phải bảo đảm được tính hệ thống về mặt nội dung, vừa phải đảm bảo về tần suất hoạt động để phục vụ cho những đợt tuyên truyền dài hạn, mang tính quốc gia và cũng cần có sự cân đối giữa các vùng miền để tránh tình trạng phản ánh cục bộ, thiếu bao quát thực trạng xã hội.
Cần có kế hoạch điều chỉnh cân đối về mô hình tổ chức sản xuất; về chức năng, nhiệm vụ của bộ phận biên tập; bổ sung bộ phận tư vấn pháp luật về văn hóa và an ninh văn hóa. Thông tin an ninh văn hóa là một lĩnh vực nhạy cảm, để bảo đảm tính đúng đắn, an toàn trong thông tin, xử lý, phân tích những vấn đề nhạy cảm hoặc gây tranh cãi, báo chí CAND cần có bộ phận tư vấn riêng về pháp luật. Bộ phận kiểm duyệt sẽ đưa ra những hướng dẫn, nguyên tắc cho các phóng viên, đồng thời duyệt văn bản, hình ảnh của chương trình trước khi lên sóng để đảm bảo sự chính xác, cân bằng, khách quan và có trách nhiệm của thông tin. Như vậy vừa có thể nâng cao được tính chính xác của thông tin và giúp đội ngũ phóng viên nâng cao được kiến thức và năng lực chính trị cũng như khả năng phân tích pháp luật trong quá trình tác nghiệp. Làm tốt điều này chắc chắn thông tin an ninh văn hóa trong các chương trình của báo chí công an nhân dân sẽ hay, hấp dẫn và an toàn, hiệu quả hơn rất nhiều.
3.2.2.3. Tăng cường trang thiết bị kỹ thuật và tích hợp truyền hình trên nền tảng internet
Cùng với sự phát triển vượt bậc của thiết bị giải trí và khả năng đánh giá chất lượng chương trình của người xem ngày càng được nâng cao đã tạo nên một thách thức lớn đối với các đơn vị sản xuất chương trình truyền hình cho mục tiêu giữ chân và thu hút người xem.
Trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin, đặc biệt sự phát triển mạnh mẽ của báo mạng điện tử, mạng xã hội, khán giả đặc biệt khán giả trẻ có xu hướng
lựa chọn mạng xã hội và báo mạng, trang tin điện tử để theo dõi thông tin trong đó có thông tin an ninh văn hóa. Theo thăm dò ý kiến của Truyền hình CAND, khán giả theo dõi thông tin an ninh văn hóa chủ yếu là trên truyền hình, báo mạng điện tử và mạng xã hội. Chính vì vậy Truyền hình CAND và Cảnh sát toàn cầu online đang phát triển việc hội tụ truyền thông tích hợp truyền hình, phát thanh trên trang tin điện tử và xây dựng kênh thông tin qua mạng xã hội. Qua trang tin điện tử và kênh thông tin trên mạng xã hội khán giả có thể theo dõi thông tin an ninh văn hóa một cách riêng biệt, song cùng với tất cả những bản tin thời sự hay những chương trình được tích hợp trên trang tin điện tử, mạng xã hội.
Một trong những điểm yếu nhất trong khâu thể hiện tác phẩm hiện nay là xử lý hình ảnh, âm thanh không chuẩn. Để khắc phục tình trạng này, Truyền hình CAND đã ban hành quy định về giám sát chất lượng hình ảnh và âm thanh phát sóng, đưa ra những quy định rất cụ thể trong từng khâu: tiền kỳ, hậu kỳ. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng thiếu các thiết bị chuyên dụng để tổ chức sản xuất truyền hình vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây ảnh hưởng đến tính cập nhật của thông tin an ninh văn hóa trên Truyền hình CAND. Do vậy, báo chí CAND cần phải khẩn trương đầu tư mới và nâng cấp cơ sở vật chất nhất là các sản phẩm chuyên dụng như thiết bị dựng, máy quay phim, số hóa hệ thống máy quay, bàn dựng, thiết bị phát sóng chương trình một cách đồng bộ để có thể cho ra đời những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu về thông tin của công chúng.