7. Kết cấu của luận văn
1.3.3. Báo chí thông tin về an ninh văn hóa góp phần tích cực trong việc khuyến khích sự sáng tạo và phổ biến các giá trị văn hóa
khuyến khích sự sáng tạo và phổ biến các giá trị văn hóa
Từ khi ra đời đến nay, báo chí Việt Nam đã góp phần quan trọng vào việc phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; mở rộng hiệu quả thông tin đối ngoại; nâng cao dân trí và thỏa mãn nhu cầu thông tin, hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của nhân dân; thúc đấy mối quan hệ gắn bó, bền chặt giữa Việt Nam và các nước trên thế giới trong việc sáng tạo các giá trị văn hóa.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, giao lưu, tiếp biến văn hóa là một xu thế tất yếu. Có thể nói, không một
quốc gia, dân tộc nào có thể đứng ngoài quá trình này về mọi phương diện, trong đó có văn hóa. Để quá trình giao lưu văn hóa diễn ra đúng quy luật là đón nhận những giá trị ngoại sinh làm giàu, hiện đại hóa nền văn hóa dân tộc, góp phần đưa đất nước hội nhập với khu vực và thế giới mà vẫn khẳng định được vị thế quốc gia đòi hỏi có một bản lĩnh, bản sắc văn hóa dân tộc. Báo chí chính là cầu nối giúp chúng ta tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới, sáng tạo và phổ biến các giá trị văn hóa Việt Nam ra nước ngoài; bảo vệ an ninh văn hóa trong việc duy trì sự ổn định, duy trì những giá trị văn hóa cốt lõi, đồng thời tạo điều kiện để giữ gìn và phát huy bản sắc, bản lĩnh trong giao lưu văn hóa quốc tế.
Giữ gìn, giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam; làm cho Việt Nam trở nên gần gũi hơn với cộng đồng quốc tế, với những người Việt Nam sống xa Tổ quốc; chủ động tiến công, phát hiện, ngăn chặn kịp thời; đấu tranh vô hiệu hóa mọi hoạt động chống phá của kẻ thù, phòng ngừa sự “xâm lăng” về văn hóa; đẩy lùi, vô hiệu hóa sự xâm nhập và tác hại của các sản phẩm đồi trụy, phản động; bồi dưỡng và nâng cao sức đề kháng của công chúng, nhất là thế hệ trẻ; ngăn chặn các nguy cơ làm hủy hoại các di sản văn hóa; đảm bảo cho các tài sản văn hóa của quốc gia lưu thông một cách hợp pháp, kiểm soát việc mua bán trái phép các sản phẩm văn hóa... đó chính là những đóng góp quan trọng của báo chí trong việc bảo vệ an ninh văn hóa.
Với thế mạnh của mình, báo chí góp phần phản ánh kịp thời vấn đề quốc tế về văn hóa qua việc tác động kiến tạo một môi trường văn hóa lành mạnh cũng như đảm bảo các quyền văn hóa, truyền thông về an ninh văn hóa góp phần thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc thông qua việc tham gia các công ước quốc tế, các Hiệp định, Hiệp ước liên quan đến lĩnh vực văn hóa, hướng tới việc xây dựng các giá trị chung toàn nhân loại.
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, vấn đề phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc không chỉ tập trung vào bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mà cần phải tập trung sáng tạo những giá trị văn hóa mới phản ánh tinh thần của thời đại mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của các tầng lớp nhân dân,
đặc biệt là thanh thiếu niên. Vì vậy, thông tin về an ninh văn hóa không chỉ nhằm duy trì trật tự, nề nếp, kỷ cương trong hoạt động văn hóa mà phải khuyến khích sự sáng tạo, sản xuất, phổ biến các giá trị văn hóa mới trong khuôn khổ luật pháp. Những thử nghiệm, thí nghiệm trong sáng tạo giá trị văn hóa, nghệ thuật mới cần được sự nâng đỡ của Đảng, Nhà nước và xã hội. Vì vậy, thông tin an ninh văn hóa trên báo chí góp phần tích cực vào việc phát hiện, nâng đỡ các sáng tạo mới, tạo điều kiện cho nó phát triển lành mạnh.