Giải pháp chung

Một phần của tài liệu Thông tin an ninh văn hóa trên báo chí công an nhân dân (khảo sát trên báo cảnh sát toàn cầu online và truyền hình công an nhân dân từ tháng 12015 đến tháng 122016) (Trang 98 - 102)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1.Giải pháp chung

3.2.1.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý về quản lý hoạt động của báo chí cho phù hợp với thực tiễn

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã khẳng định:

Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; phải đảm bảo tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng của hoạt động báo chí [23, tr.42-43].

Báo chí là một loại hình truyền thông trực tiếp tác động từng ngày, từng giờ đến đời sống xã hội của đất nước. Mục tiêu cao nhất của báo chí cách mạng

Việt Nam là phục vụ cho sự phát triển của đất nước và lợi ích của nhân dân. Vì vậy, quản lý nhà nước về hoạt động của báo chí trong từng thời kỳ phát triển của đất nước cũng phải có sự điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với sự thay đổi thực tế hàng ngày của đời sống xã hội.

Ở nước ta, Luật Báo chí ra đời từ năm 1989, năm 2016, sau 17 năm thi hành, Luật Báo chí đã bộc lộ những bất cập, chưa điều chỉnh kịp thời những nảy sinh trong thực tiễn hoạt động báo chí, chưa phát huy được hiệu lực và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về báo chí giai đoạn hiện nay. Tại phiên họp sáng ngày 5/4/2016, Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) đã được 89,47% đại biểu Quốc hội tán thành thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017.

Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn: "Luật Báo chí (sửa đổi) lần này có tính thời đại, tạo nên một môi trường công bằng cho tất cả các loại hình báo chí hoạt động và phát triển" [81]. Luật Báo chí sửa đổi lần này, có bốn điểm đáng chú ý sau: Thứ nhất, bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; Thứ hai, về hệ thống những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí; Thứ ba, tạo khung pháp lý rộng rãi và nghiêm khắc, đồng thời bảo hộ mạnh mẽ bằng các định chế cần và đủ cho cơ quan báo chí, nhà báo tác nghiệp một cách tự do theo khuôn khổ các quy định; Thứ tư, bảo đảm và mở rộng sự liên kết nhiều chiều và sâu sắc trong hoạt động báo chí.

Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa và khoa học công nghệ phát triển hiện nay, báo chí Việt Nam nói chung và báo chí CAND nói riêng sẽ phải chịu sự tác động nhiều chiều và nhiều mặt trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Điều này đòi hỏi hệ thống pháp lý phải luôn thay đỏi phù hợp với tình hình thực tiễn. Ngoài việc bổ sung, sửa đổi Luật Báo chí, chúng ta cần chú trọng đến việc ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết dưới luật dưới hình thức các Thông tư, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước để tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí, các nhà báo và toàn xã hội tham gia hoàn thành tốt Luật Báo chí.

3.2.1.2. Nâng cao vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành, giám sát và thanh kiểm tra các hoạt động báo chí

Là công cụ truyền thông sắc bén của Đảng và Nhà nước, việc phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với hoạt động báo chí là nguyên tắc hàng đầu và có tính quyết định trong quản lý báo chí. Bộ thông tin và Truyền thông và các cơ quan có liên quan cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh hợp lý quy hoạch phát triển hệ thống báo chí theo phương châm phát triển phải đi đôi với lãnh đạo, quản lý tốt.

Đảng và Nhà nước cần tăng cường sự lãnh đạo, quản lý báo chí bằng những biện pháp cụ thể, những cơ chế, chính sách hợp lý và thông thoáng để giúp cho báo chí Việt Nam vươn cao và vươn xa hơn nữa thích ứng với thời đại toàn cầu hóa và đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng.

Quản lý báo chí đòi hỏi có sự chung tay góp sức của các bộ, các ngành, các cơ quan báo chí, các tổ chức xã hội… từ Trung ương đến địa phương và sự tham gia đóng góp của toàn xã hội, có như vậy báo chí Việt Nam mới trưởng thành vững chắc và lớn mạnh. Bên cạnh việc quản lý hoạt động của báo chí, cần theo dõi, rà soát, uốn nắn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm, không để bất cứ tổ chức, cá nhân nào lợi dụng thông tin báo chí gây tổn hại đến đất nước và nhân dân.

Cần nâng cao sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo với đội ngũ thực hiện bản tin nhất là các cộng tác viên của báo chí CAND thuộc công an các đơn vị, địa phương. Có thể nói, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo luôn khiến cho các thông tin báo chí được nhanh chóng, thuận lợi, kịp thời và chính xác. Thông tin an ninh văn hóa trong các chương trình của báo chí CAND tiếp tục được sự quan tâm và đầu tư hơn nữa chắc chắn kết quả công việc tuyên truyền về an ninh văn hóa và con người sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.

3.2.1.3. Nâng cao trình độ tăng cường đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ những người làm báo

PGS. TS. Trần Thế Phiệt khẳng định:

Thực tiễn cho thấy, nhiều yếu kém và bất cập trong hoạt động báo chí và quản lý báo chí hiện nay xuất phát từ nguyên nhân yếu kém về năng lực của tổ chức và cá nhân làm công tác này, do đó, vấn đề

đổi mới và tăng cường công tác đào tạo, nâng cao phẩm chất, bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghệ nghiệp cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, đặc biệt là tổng biên tập, phó tổng biên tập các báo, những người quyết định chất lượng của báo chí là hết sức cần thiết [53].

Phóng viên là lực lượng trực tiếp tạo ra các tác phẩm báo chí, là người quyết định chất lượng nội dung, hình thức tác phẩm. Chất lượng đội ngũ phóng viên, biên tập viên của báo chí CAND được phản ánh qua năng lực làm báo, được tổng hợp từ các tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm, trách nhiệm xã hội, thái độ, hành vi của họ. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên theo dõi lĩnh vực văn hóa, chuyên sâu về nội dung giữ gìn và đảm bảo an ninh văn hóa cần có những kiến thức về lý luận chính trị, văn hóa, lịch sử dân tộc, tri thức về khoa học công nghệ, về công nghệ thông tin, về pháp luật.... Việc hình thành kinh nghiệm, kỹ năng và thái độ, hành vi đúng đắn luôn xuất phát từ các kiến thức đã được trang bị ở nhà trường và quan trọng hơn là từ thực tiễn hoạt động nghề nghiệp.

Bản lĩnh chính trị, đạo đức, trình độ nghề nghiệp là một trong những phẩm chất hàng đầu của người làm báo, nó quyết định chất lượng báo chí. Để báo chí thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, hơn bao giờ hết đội ngũ những người làm báo phải không ngừng rèn luyện, phấn đấu nâng cao trình độ về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, sẵn sàng tác nghiệp ở mọi nơi, mọi lúc.

Những chuẩn mực về đạo đức báo chí, trách nhiệm xã hội của nhà báo luôn gắn với năng lực chuyên môn của nhà báo trong toàn bộ quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí. Giỏi về nghiệp vụ, năng lực tốt nhưng thiếu hụt đạo đức làm báo, xem nhẹ trách nhiệm công dân thì sẽ cho ra đời những sản phẩm chất lượng thấp, thiếu tính nhân văn. Chỉ có tài mà thiếu tâm, thiếu đức thì không thể sáng tạo nên những sản phẩm tinh thần có giá trị hữu ích. Vì vậy, đạo đức của người làm báo chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt nhận thức và quy trình sáng tạo của lao động nhà báo. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, xét cho cùng cũng

chính là nhằm nâng cao trình độ tư duy, phẩm chất chính trị và nghiệp vụ của người làm báo.

Một phần của tài liệu Thông tin an ninh văn hóa trên báo chí công an nhân dân (khảo sát trên báo cảnh sát toàn cầu online và truyền hình công an nhân dân từ tháng 12015 đến tháng 122016) (Trang 98 - 102)