Thông tin an ninh văn hóa trên Truyền hình Công an nhân dân và Cảnh sát toàn cầu online với vấn đề sáng tạo và phổ biến các giá trị văn hóa

Một phần của tài liệu Thông tin an ninh văn hóa trên báo chí công an nhân dân (khảo sát trên báo cảnh sát toàn cầu online và truyền hình công an nhân dân từ tháng 12015 đến tháng 122016) (Trang 70 - 74)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Thông tin an ninh văn hóa trên Truyền hình Công an nhân dân và Cảnh sát toàn cầu online với vấn đề sáng tạo và phổ biến các giá trị văn hóa

Cảnh sát toàn cầu online với vấn đề sáng tạo và phổ biến các giá trị văn hóa

Song hành cùng việc giữ gìn, phát huy giá trị của các di sản văn hóa, sáng tạo và phổ biến các giá trị văn hóa là vấn đề luôn được chú trọng nhằm không ngừng làm phong phú thêm văn hóa dân tộc. Sự phong phú, đa dạng của văn hóa dân tộc không những tạo nên sức sống mạnh mẽ cho chính nền văn hóa dân tộc mà còn tạo nên sức lôi cuốn đối với người Việt Nam và bạn bè quốc tế. Người nước ngoài đến với Việt Nam bởi bị hấp dẫn của sự độc đáo trong văn hóa dân tộc, những giá trị văn hóa dân tộc mang tầm nhân loại. Đây là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho an ninh văn hóa được thực thi.

Thông qua Khảo sát Chương trình Truyền hình CAND từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2016 và Cảnh sát toàn cầu online từ tháng 5/2015 đến tháng 12/2016, tác giả nhận thấy các chương trình, tin, bài về vấn đề sáng tạo và phổ biến các giá trị văn hóa được đề cập rất nhiều, xuất hiện với tần suất cao, thường xuyên, liên tục. Đặc biệt các tìn, bài liên quan đến vấn đề sáng tạo và phổ biến các giá trị văn hóa đăng tải trên Cảnh sát toàn cầu online rất phong phú và hấp dẫn người đọc, tập trung vào những chủ đề sau:

Từ khi Đảng ra đời, đặc biệt là sau khi giành độc lập dân tộc, cách mạng Việt Nam đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng của nhân loại. Và trong quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế, Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí của mình trong hành trình đấu tranh cho sự tiến bộ và hạnh phúc của nhân loại. Việt Nam đã tham gia vào nhiều công ước quốc tế. Đây là những hoạt động quan trọng nhằm đưa Việt Nam phát triển trong sự hòa hợp với cộng đồng quốc tế mà không làm mất đi bản sắc riêng của dân tộc. Việc tham gia vào các công ước quốc tế cũng làm cho các giá trị văn hóa của dân tộc được tích hợp thêm các giá trị nhân loại, mở rộng tầm ảnh hưởng của nó vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Một loạt bài về chủ đề quyền con người, quyền văn hóa của Truyền hình CAND về nội dung này đã phát sóng "Công ước về quyền con người", "Việt Nam và sự gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc", "Tình trạng thực thi quyền trẻ em ở Việt Nam", "Nhân quyền Việt Nam năm 2014 nhìn từ góc độ Ngoại giao", "Nhân quyền 2014 và 10 sự kiện được quan tâm", …. Bằng những dẫn chứng lịch sử và sự phân tích sâu sắc về vấn đề quyền con người, quyền văn hóa, các phóng viên, biên tập viên chương trình đã cho lên sóng những sự kiện có ý nghĩa quốc tế. Đơn cử chương trình "Việt Nam và sự gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc" của Truyền hình CAND đã cho công chúng hiểu rõ hơn về sự kiện Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Điều này đã trở thành tâm điểm của nhiều diễn đàn trong nước và quốc tế bởi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng Liên hợp quốc, có tiếng nói quan trọng nhất trong hệ thống các thể chế của Liên hợp quốc về quyền con người, góp phần thúc đẩy sự tôn trọng và bảo vệ quyền con người và tự do cơ bản một cách công bằng, bình đẳng và không phân biệt đối xử trên phạm vi toàn cầu. Thông tin này là một minh chứng quan trọng khẳng định tính đúng đắn trong đường lối, chính sách về quyền con người của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng, bảo đảm quyền con người và chủ trương tăng cường đóng góp và thúc đẩy hợp tác quốc tế. Sự kiện này đã khẳng định những thành quả to lớn của Việt Nam trong việc thực thi quyền con người, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Về vấn đề nhân quyền, Chương trình "Từ tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh đến Hiến pháp 2013" là chủ đề thể hiện rõ sự sáng tạo và phổ biến giá trị văn hóa. Bản Tuyên ngôn độc lập đã trích dẫn Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của nước Pháp, bằng sự kiện này Truyền hình CAND nêu rõ: đây là sự phổ biến một giá trị văn hóa của nhân loại đến Việt Nam, giá trị này mang tính nhân văn sâu sắc và mang tầm nhân loại. Không dừng lại ở đó Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam năm 1945 đã nâng giá trị ấy lên tầm cao mới, sáng tạo ra một giá trị mới cho nhân loại. Từ đó khẳng định: hơn bảy mươi năm trôi qua, những tư tưởng xuyên suốt về nhân quyền, dân quyền trong bản Tuyên ngôn vẫn có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. Tư tưởng đó đã được kế thừa, phát triển trong nhiều bản Hiến pháp của Việt Nam, đặc biệt, trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới nhất năm 2013.

Chương trình "Tình trạng thực thi quyền trẻ em ở Việt Nam", "Việt Nam thông qua công ước Chống tra tấn"… cho khán giả cái nhìn rõ hơn về vấn đề phổ biến sáng tạo các tác phẩm. Sau khi Hiến pháp 2013 ra đời, rất nhiều Luật được rà soát để sửa đổi, bổ sung các điều khoản liên quan đến quyền con người.

Chủ đề, phổ biến các giá trị di sản văn hóa dân tộc trên Truyền hình CAND với rất nhiều tin, bài có các nội dung khác nhau. Chương trình "Vinh danh các di sản văn hóa dân tộc của cho khán giả thấy những người làm văn hóa đã tìm tòi và đi sâu khai thác những di sản văn hóa của Việt Nam đề nghị UNESCO công nhận và vinh danh. Từ việc lập hồ sơ các di sản văn hóa của dân tộc trình lên một tổ chức quốc tế có uy tín và liên tục các di sản văn hóa Việt Nam được công nhận là di sản văn hóa của nhân loại chính là cách đặc biệt để truyền bá và phổ biến các giá trị của di sản Việt Nam ra thế giới. Với trên 20 di sản văn hóa được UNESCO vinh danh, đó là niềm tự hào của dân tộc và cũng là thông điệp hết sức quan trọng để thế giới biết đến Việt Nam như một nền văn hóa giàu bản sắc, đậm tính nhân văn và luôn có sức hấp dẫn rất riêng. Bài viết "Chàng trai 9X với bảo tàng di sản 3D" hay "Người giữ đình làng bằng

facebook" của Cảnh sát toàn cầu online lại cho khán giả thấy một cách làm mới lạ để lưu giữ, truyền bá và phố biến các giá trị của văn hóa Việt Nam ra thế giới. Việc truyền bá và phố biến giá trị các di sản văn hóa ở Việt Nam, các phóng viên, biên tập viên của Cảnh sát toàn cầu online đưa bạn đọc đến với hàng loạt bài viết "Hai nữ sinh viên và mô hình ‘lập tủ sách không khóa’", "Hai vợ chồng già giữ gìn trò Kiều trên đất Tiên Điền", "Giấc mơ vườn âm thanh cồng chiêng", "Người đàn ông nhịn ăn dành tiền mở tiệm sách miễn phí", "Chàng kỹ sư ham học và giấc mơ 3000 tủ sách", … Các tác giả bằng cái nhìn thực tế và lối diễn tả chân thật, đã dẫn người đọc đến muôn vàn kiểu truyền bá khác nhau, đặc biệt có những kiểu chỉ có người Việt ta mới có thể làm được như vậy.

Chuyên mục Phóng sự - Tiêu điểm lại có cái nhìn đầy lo lắng cho công chúng khi hiện nay liên tục xuất hiện những hiện tượng "Đại phẫu cho căn bệnh ‘lười học’", "’Dễ’ mà chưa ‘đúng’", "Những quán quân không về nước: Nỗi buồn ‘chảy máu’ chất xám",… . Qua những vấn đề bất ổn về việc phổ biến và truyền bá các sản phẩm văn hóa người viết muốn cho bạn đọc thấy tình trạng tự do, không tuân thủ luật pháp đã trở thành vấn nạn của thông tin. Việc bảo hộ quyền tác giả ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được nhiều tiến bộ quan trọng, tuy nhiên,tình trạng xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều lĩnh vực được thể hiện qua bài viết "Tranh chấp bản quyền tác phẩm: ‘Tay không làm sao đi kiện’", "Xử lý đạo nhạc: Vẫn chỉ dựa vào sự tự trọng cá nhân?", "Tự nhiên như... vi phạm bản quyền ở nước ta" ... .

Hay chủ đề các văn nghệ sĩ cũng trăn trở, lo lắng và đồng hành với các nhà báo trong việc tìm ra hướng đi cho các sản phẩm văn hóa thông qua các loạt bài phỏng vấn trên báo chí và cả trực tiếp trên truyền hình như: "Đạo diễn, NSND Lê Hùng: Không có thứ nghệ thuật nào hay mà bị khán giả quay lưng", "Hàn Ngọc Bích: Nhạc sĩ của trẻ thơ", "Đạo diễn Huỳnh Tấn Phát: ‘Làm kịch cho thiếu nhi lắm gian truân!’", "Nhà văn Nguyễn Quang Thiều: Văn học về đề tài Công an luôn quyết rũ bạn đọc", "Nghệ nhân ưu tú Tô Thanh Sơn: Vũ trụ thu vào một chén con", "Họa sĩ Mai Hương: Chỉ khi cảm xúc thăng hoa mới chạm được trái tim khán giả", , …Tình trạng các đơn vị nghệ thuật truyền thống còn lúng túng

về khuynh hướng nghệ thuật, phương pháp sáng tạo, mô hình hoạt động để phù hợp với xu thế phát triển trong cơ chế thị trường và nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân trong thời kỳ mới. Đội ngũ sáng tạo của chúng ta đủ về số lượng nhưng hạn chế về chất lượng, chưa đủ sức tiếp nối các thế hệ đi trước, thiếu vắng tài năng, đặc biệt là các thành phần sáng tạo quan trọng như: tác giả, đạo diễn, họa sĩ, nhạc sĩ thể hiện qua tác phẩm "Chúng ta chưa có một thị trường âm nhạc đúng nghĩa", "Đinh Trang: Tôi thấy lo lắng cho nền thanh nhạc", "Sáng tạo nghệ thuật ở Việt Nam: Bao giờ mới có ‘hàng hiệu’?",… . Chính vì vậy mà nhiều năm gần đây nghệ thuật truyền thống Việt Nam thiếu vắng những tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao.

Muôn màu cuộc sống với loạt bài: "Cực nhọc như nghề báo", "Tác quyền sách giáo khoa: ‘Quên’ và đã ‘nhớ’", "Đãi ngộ kém, máy móc việc phong tặng danh hiệu", "Bắc loa bình thiên hạ", "Chúng ta đã đãi ngộ các nghệ nhân như thế nào?", .…đã cho bạn đọc thấy đằng sau những tác phẩm có giá trị được phổ biến tới công chúng là những nỗi buồn, những trăn trở của người làm nên những sản phẩm văn hóa cho nhân loại.

Bài viết "Thương mại hóa trẻ em trên truyền hình", "Ra mắt phim "Quyên" tại Hà Nội: Làm phim để bán vé, chuyện đâu có đùa", các tác giả đưa ra thông điệp: đành rằng ngày nay, nghệ sĩ sáng tác để có thể sống được bằng nghề thì tác phẩm không chỉ có tính nghệ thuật mà còn phải có tính thương mại; nhưng nếu tiêu chí thương mại lấn át mọi giá trị khác thì đời sống nghệ thuật sẽ hoàn toàn bị thui chột.

Một phần của tài liệu Thông tin an ninh văn hóa trên báo chí công an nhân dân (khảo sát trên báo cảnh sát toàn cầu online và truyền hình công an nhân dân từ tháng 12015 đến tháng 122016) (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)