Giải pháp đối với các báo trong diện khảo sát

Một phần của tài liệu Thông tin an ninh văn hóa trên báo chí công an nhân dân (khảo sát trên báo cảnh sát toàn cầu online và truyền hình công an nhân dân từ tháng 12015 đến tháng 122016) (Trang 107 - 113)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Giải pháp đối với các báo trong diện khảo sát

3.2.3.1. Giải pháp đối với Truyền hình Công an nhân dân

Truyền hình CAND cần chú ý tăng tính chuyên nghiệp trong khâu tổ chức sản xuất từ cấp Phòng, Ban vì đây chính là nơi các biên tập viên, phóng viên sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ hàng ngày.

Lãnh đạo Ban là những người trực tiếp lĩnh hội chỉ đạo của cấp trên để định hướng cho phóng viên; tập hợp các ý tưởng của phóng viên; duyệt đề xuất đề tài, đề cương kịch bản; là người bảo vệ đề tài và đề cương kịch bản của phóng viên trước lãnh đạo; là người biên tập tin bài, là cấp duyệt đầu tiên; tổ chức sản xuất và đồng thời là người lĩnh hội những ý kiến đóng góp để kịp thời phát huy

ưu điểm, khắc phục hạn chế của từng tin bài. Do đó việc nâng cao trách nhiệm, trình độ và tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo Ban cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Có làm được điều đó mới tạo động lực để thúc đẩy việc nâng cao chất lượng thông tin an ninh văn hóa.

Cần có cơ chế giám sát để việc trao đổi nghiệp vụ giữa phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên và nhà sản xuất trước khi thực hiện đề tài. Việc trao đổi phải được thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả bởi kinh nghiệm cho thấy, những sản phẩm có chất lượng cao đều là những sản phẩm mà trước khi thực hiện luôn có sự bàn bạc, chuẩn bị kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, việc xây dựng cơ chế quyền lợi cho đội ngũ sản xuất bản tin một cách công bằng và hợp lý cũng cần được quan tâm hơn. Sự quan tâm đúng mức về quyền lợi cho phóng viên, biên tập… cũng là một giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực. Làm tốt được điều này sẽ giúp cho những người làm truyền hình yên tâm công tác để sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị, chất lượng cao hơn nữa.

Còn một nhân vật nữa cũng rất quan trọng trong sản xuất truyền hình, đó là Người dẫn chương trình. Đây là người dẫn dắt khán giả đi từ sự kiện này đến sự kiện khác một cách hợp lý; chia sẻ tình cảm với khán giả một cách đúng mực và phù hợp với bối cảnh; xử lý những sự cố bất ngờ một cách khéo léo và làm chủ các bản tin. Muốn vậy, những người dẫn chương trình phải trang bị cho mình kiến thức nền, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp thật tốt.

3.2.3.2. Giải pháp đối với báo Cảnh sát toàn cầu Online

Là báo điện tử nên các trang thông tin điện tử hiện nay đang có những lợi thế nhất định so với báo in. Tuy nhiên, những lợi thế đó, với người làm báo, chính là "con dao hai lưỡi" khi buộc phải tham gia vào cuộc chạy đua không có điểm dừng về mặt thời gian (thông tin nhanh nhất), về nội dung (mới nhất, hấp dẫn nhất), về mức độ phủ sóng (nhiều người đọc nhất) cũng như hiệu quả kinh tế (được xếp hạng cao, được các doanh nghiệp đề nghị quảng cáo, tài trợ...). Vì vậy, người làm báo điện tử ngày nay không những nhanh hơn, nhạy hơn, tháo vát hơn, giỏi xử lý thông tin, bài vở hơn trong bối cảnh thời gian tính bằng phút,

song đi cùng với sự nhanh nhạy, tháo vát đó là rất nhiều vấn đề đáng phải suy nghĩ, lo ngại.

Những người làm báo điện tử Cảnh sát toàn cầu online luôn phải đối phó trong sự thách thức căng thẳng trước yêu cầu: Thứ nhất, Kiểm chứng thông tin là yêu cầu bắt buộc; Thứ hai, Sức ép tin hay, tin nóng; và Thứ ba đi cùng là những khát vọng danh lợi, tiền bạc vật chất mà nếu thiếu bản lĩnh, chỉ cần một khoảnh khắc xem nhẹ, một cái nhấp chuột đơn giản, mọi việc đã không thể kiểm soát nổi...

Đạo đức, trình độ của những người làm báo là vấn đề quan trọng nhất điều này đòi hỏi cán bộ lãnh đạo quản lý của Cảnh sát toàn cầu online, luôn phải lấy mục tiêu, nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục là hàng đầu; kiểm soát và không để lọt những thông tin tiêu cực, bất lợi, trái với những giá trị thực và đi ngược lại truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Trong cuộc chạy đua về truyền thông có tính toàn cầu hiện nay, những người làm báo của Cảnh sát toàn cầu online không thể chỉ biết nghĩ cho bản thân, cho những lợi ích của báo mình, mà phải luôn phải cân nhắc, tính toán và xử lý hài hòa mối quan hệ tương tác giữa nhiệm vụ truyền thông đại chúng và việc bảo vệ an ninh, chính trị, tư tưởng và văn hóa theo hướng vừa tăng cường giao lưu vừa giữ được bản sắc dân tộc, vừa tận dụng thuận lợi và sáng suốt vượt qua thách thức, mà vẫn có thể tồn tại như một chỉnh thể độc lập, có chủ quyền và giàu bản sắc.

Vì những lẽ đó, từ góc độ văn hóa nhằm xác định rõ hơn tình trạng loạn chuẩn, lệch chuẩn, lười biếng, ăn sẵn, chụp giật, thiếu ý tứ, thiếu trách nhiệm và thậm chí thiếu ăn hóa dẫn đến những lỗ hổng lớn về an ninh văn hóa trong các hoạt động báo chí, tiến đến xây dựng những chuẩn mực phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của Cảnh sát toàn cầu online trong tình hình mới, đó là nguyện vọng nhiều những người, là tâm huyết của nhiều thế hệ những người làm báo trong lực lượng Công an nhân dân và cũng là của tác giả luận văn.

Luận văn cố gắng tìm kiếm để thể hiện một số những thông điệp có ích, góp phần cổ vũ, động viên, khuyến khích những người làm báo vượt qua những

khó khăn, thách thức, những cám dỗ đời thường để hoàn thành sứ mệnh cách mạng lớn lao của mình.

Tiểu kết chƣơng 3

Chương 3 của luận văn tập trung vào việc nêu lên những vấn đề mà báo chí CAND nói riêng và báo chí cách mạng Việt Nam nói chung sẽ phải đối mặt khi thông tin về an ninh văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng. Qua đó, nêu lên những định hướng về thông tin an ninh văn hóa trên báo chí CAND. Từ những định hướng này, chúng ta cần có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin an ninh văn hóa. Các giải pháp, nhóm giải pháp chung bao gồm:

Thứ nhất, đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng của thông tin an ninh văn hóa trên báo chí Công an nhân dân

Thứ hai, chủ động trong việc lập kế hoạch, mở rộng khai thác thông tin và tổ chức sản xuất các chương trình trên báo chí CAND

Thứ ba, tăng cường trang thiết bị kỹ thuật và tích hợp truyền hình trên nền tảng internet.

Ngoài ra, do đặc thù loại hình khác nhau, một bên là truyền hình với Truyền hình Công an nhân dân và một bên là báo mạng điện tử ở đây là báo Cảnh sát toàn cầu online nên ở mỗi báo lại có những giải pháp riêng biệt. Truyền hình CAND cần chú ý tăng tính chuyên nghiệp trong khâu tổ chức sản xuất từ cấp Phòng, Ban. Cần có cơ chế giám sát để việc trao đổi nghiệp vụ giữa phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên và nhà sản xuất trước khi thực hiện đề tài. Đặc biệt, những người dẫn chương trình phải trang bị cho mình kiến thức nền, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp thật tốt.

Riêng đối với chuyên đề Cảnh sát toàn cầu, vì luôn phải đối phó trong sự thách thức căng thẳng trước các yêu cầu như: Kiểm chứng thông tin, Sức ép tin hay, tin nóng; hay những khát vọng danh lợi, tiền bạc vật chất nên cần vững vàng lập trường, tư tưởng; luôn bản lĩnh và luôn luôn đặt đạo đức nhà báo lên hàng đầu.

Trước những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng tin bài, đặc biệt là đối với một ngành nghề nhạy cảm như an ninh, mỗi tác phẩm báo chí viết về vấn đề an ninh văn hóa phải có sự đầu tư và tâm huyết. Thời buổi công nghệ phát triển, công chúng được tự do khai thác thông tin, có thể tiếp xúc với rất nhiều nguồn

tin chính thống hay không chính thống, vì thế, việc của các nhà báo chân chính là làm sao để công chúng thật sự mong muốn tìm hiểu, chủ động tìm kiếm các thông tin chính xác và phản hồi lại để đạt kết quả truyền thông cao nhất. Đó cũng chính là cách hạn chế các luận điệu sai trái, phản động, phản văn hóa.

Một phần của tài liệu Thông tin an ninh văn hóa trên báo chí công an nhân dân (khảo sát trên báo cảnh sát toàn cầu online và truyền hình công an nhân dân từ tháng 12015 đến tháng 122016) (Trang 107 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)