Các yếu tố nước ngoà

Một phần của tài liệu Thông tin an ninh văn hóa trên báo chí công an nhân dân (khảo sát trên báo cảnh sát toàn cầu online và truyền hình công an nhân dân từ tháng 12015 đến tháng 122016) (Trang 34 - 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Các yếu tố nước ngoà

Hiện nay, an ninh quốc gia nói chung và an ninh tư tưởng, văn hóa nói riêng đang đứng trước những thách thức to lớn, toàn cầu hóa đang tác động sâu sắc, tạo nên những thay đổi ở các cấp độ khác nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tình hình thế giới và khu vực trong thời gian qua có những biến động sâu sắc và diễn biến phức tạp. Sự xuất hiện những vấn đề toàn cầu đòi hỏi sự hợp tác giải quyết của các quốc gia. Do đó, công tác an ninh tư tưởng - văn hóa trong nước cũng phải hội nhập, hợp tác với công tác an ninh tư tưởng - văn hóa của các quốc gia có thể chế chính trị khác, giai cấp khác để cùng giải quyết các vấn đề đó.

Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, báo chí, truyền thông đã và đang phát triển nhanh chóng, toàn diện và ngày càng phát huy sức mạnh như một vũ khí chính trị tư tưởng lợi hại nhất. Việc hình thành các tập

đoàn báo chí - truyền thông đa quốc gia, xuyên lục địa, cùng với làn sóng toàn cầu hóa truyền thông đại chúng đang làm gia tăng tính phức tạp của cuộc đấu tranh tư tưởng trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Ngoài những vấn đề mang tính thường xuyên, lịch sử của công tác an ninh tư tưởng - văn hóa và định hướng dư luận xã hội, trong truyền thông hiện đại, nổi lên những vấn đề sẽ tác động mạnh mẽ tới báo chí và an ninh văn hóa ở Việt Nam.

Khuynh hướng bành trướng thông tin, xâm lược thông tin, xâm lăng văn hóa,… tất cả những đều đó đều thể hiện việc các nước lớn, các tập đoàn truyền thông mạnh có xu hướng truyền bá sự ảnh hưởng, áp đặt về mặt thông tin tới phần còn lại của thế giới. Mục đích của việc làm này, ngoài mục đích kính tế, tăng giá trị thương hiệu, thể hiện vai trò cường quốc nó còn khiến cho lãnh địa, thị trường của các cơ quan báo chí vượt khỏi lãnh thổ quốc gia. Bành trướng thông tin khiến cho các nước, các cơ quan báo chí có tiềm lực kém hơn bị phụ thuộc thông tin, lệ thuộc nguồn tin, bị tha hóa cả về nội dung lẫn hình thức truyền thông của báo chí bên ngoài. Từ phụ thuộc thông tin dẫn tới bị định hướng, hướng dẫn nhận thức dư luận xã hội theo ý đồ của các tập đoàn báo chí và các nước lớn. Đây là thực tế hết sức nguy hiểm mà nhân loại đã chứng kiến suốt thời gian dài từ sau 1991 đến nay, nó được thể hiện rõ qua các cuộc "lật đổ hòa bình" của một số nước trên thế giới. Đặc biệt trong những năm gần đây, việc bành trướng thông tin càng được đẩy mạnh do sự xuất hiện và phát triển của các "mạng xã hội", đây là phương tiện mà đối tượng truyền thông, báo chí nhằm tới để thực hiện bành trướng thông tin.

Thông qua định hướng dư luận xã hội để gia tăng "sức mạnh mềm" quốc gia đó là xu hướng mà các nước, đặc biệt là nước lớn sẽ chú trọng việc sử dụng báo chí, truyền thông. Báo chí xây dựng "sức mạnh mềm" quốc gia trên cả bình diện định hướng dư luận trong nước và dư luận ngoài quốc gia, với mục đích phổ biến các giá trị quốc gia mình trên phạm vi quốc tế. Chính vì vậy, báo chí truyền thông Việt Nam phải tiếp tục đóng vai trò là công cụ định hướng dư luận xã hội quan trọng nhất, đồng thời phải nâng tầm để phát triển sức mạnh mềm quốc gia; hướng dư luận xã hội trong và ngoài nước hiểu đúng, đủ về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa nước ta.

Đồng hành với sự thay đổi đó, lĩnh vực báo chí, xuất bản trên thế giới có nhiều thay đổi về loại hình, mô hình tổ chức, hình thức thể hiện, công nghệ và cách thức thụ hưởng thông tin. Ngoài các loại hình thông tin báo chí truyền thống, một số loại hình thông tin có tính chất báo chí phát triển nhanh như thông tin trên các diễn đàn, mạng xã hội; mô hình tổ chức của các cơ quan báo chí thay đổi theo xu hướng hội tụ thông tin, một cơ quan báo chí thực hiện nhiều loại hình báo chí; hình thức thể hiện các ấn phẩm, loại hình thông tin ngày càng phong phú, hấp dẫn hơn; người dân thụ hưởng thông tin mọi lúc, mọi nơi, trên nhiều loại thiết bị thông minh.

Báo mạng điện tử đã khẳng định chỗ đứng trong công chúng với những đặc trưng nổi bật, những lợi thế so sánh với những loại hình báo chí khác. Trong tương lai, báo mạng điện tử có thể trở thành phương thức truyền thông thống trị, sức mạnh to lớn của nó được thể hiện rõ trên các đặc trưng, những điều mà các loại hình báo chí khác không thể, hoặc khó làm tốt.

Và mạng xã hội cũng vậy, nó ngày càng chiếm vai trò quan trọng, nó đang trở thành một "xã hội thật", là một phần quan trọng của cuộc sống nhân loại, nhưng với biên giới mềm, xuyên quốc gia và rất khó kiểm soát. "Chúng ta đang có những cơ hội chưa từng có, nhờ các công nghệ và phương tiện truyền thông mới. Ngày càng nhiều người có thể chia sẻ thông tin và trao đổi quan điểm, không chỉ trong quốc gia và còn vượt ra ngoài khuôn khổ các biên giới" và "Đây là điều tuyệt vời tạo điều kiện cho sự sáng tạo, cho những xã hội tốt đẹp và cho tất cả mọi người". Đó là tuyên bố chung của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon và Chủ tịch UNESCO Irina Bokova về sự xuất hiện của truyền thông trên các mạng xã hội Hội nghị của Liên Hợp Quốc nhân ngày Tự do báo chí thế giới (2011).

Một phần của tài liệu Thông tin an ninh văn hóa trên báo chí công an nhân dân (khảo sát trên báo cảnh sát toàn cầu online và truyền hình công an nhân dân từ tháng 12015 đến tháng 122016) (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)