Thông tin an ninh văn hóa trên Truyền hình Công an nhân dân và Cảnh sát toàn cầu online về vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống

Một phần của tài liệu Thông tin an ninh văn hóa trên báo chí công an nhân dân (khảo sát trên báo cảnh sát toàn cầu online và truyền hình công an nhân dân từ tháng 12015 đến tháng 122016) (Trang 62 - 67)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1.Thông tin an ninh văn hóa trên Truyền hình Công an nhân dân và Cảnh sát toàn cầu online về vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống

và Cảnh sát toàn cầu online về vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống

Vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống là nội dung cốt lõi của an ninh văn hóa, là một mặt trận "quan trọng", "nóng bỏng" mà báo chí Công an nhân dân luôn đặc biệt quan tâm. Hiện nay, trên "mặt trận" này, chúng ta đang thấy xuất hiện sự thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng; sa sút về đạo đức, lối sống; xa rời mục tiêu, tôn chỉ, mục đích của Đảng "Đó là một nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ" [24] điều đó dẫn đến những nghi ngờ của nhân dân vào sự nghiệp xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng. Lĩnh vực văn hóa tư tưởng đang có nhiều diễn biến phức tạp, các hiện tượng tích cực và tiêu cực đan xen; người ta lợi dụng văn hóa để truyền tải cái phi văn hóa, phản văn hóa; bản sắc văn hóa dân tộc hiện đang bị lu mờ, văn hóa ngoại lai đang tràn vào - đất nước đang đứng trước nguy cơ mai một những giá trị văn hóa truyền thống.

Trên thế giới, hiện nay xu thế "đối thoại", "hợp tác" đang chiếm ưu thế, tuy vậy, Đảng ta nhận định cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp vẫn diễn ra hết sức quyết liệt dưới nhiều hình thức, nó không dừng lại ở lĩnh vực chính trị, kinh tế mà còn diễn biến phức tạp trên lĩnh vực văn hóa. Các thế lực thù địch trong và ngoài nước luôn ráo riết thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình" nhằm lật đổ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Văn hóa cũng chính là một lĩnh vực để chúng thực hiện mưu đồ đó. Bằng cách cổ súy cho những nếp sống, phong tục tập quán lạc hậu; khuyến khích thói ích kỷ và lối sống tiêu dùng; dung dưỡng cho những hoạt động phi văn hóa, phi nhân tính; kích động hiềm khích dân tộc… chúng tìm mọi cách phá hoại bản sắc văn hóa dân tộc ta. Chúng sử dụng các phương tiện thông tin đại

chúng và tăng cường liên kết giữa các tổ chức phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài để chống phá Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ Công an, hiện có khoảng 418 tổ chức phản động; 64 đài phát thanh và truyền hình, 390 báo và tạp chí phản động và 88 nhà xuất bản ở hải ngoại, 400 trang web chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam [75]. Trong khi đó, sự hạn chế về trình độ lãnh đạo, quản lý của cán bộ làm công tác văn hóa; sự sa sút về đạo đức, tư tưởng, lối sống của không ít cán bộ, đảng viên và người dân... đang là vấn đề đáng lo ngại. Để chống lại âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, các chương trình của Truyền hình CAND đã phát sóng 17 số, trong đó, đặc biệt như: Trong chương trình Phía sau chiêu bài dân chủ, nhân quyền phát ngày 19/7/2015, bằng những dẫn chứng và phân tích hiện thực, Chuyển động cuộc sống của Truyền hình CAND đã chỉ rõ và đưa ra những cảnh báo về việc, hàng năm Mỹ luôn công bố báo cáo về tình hình dân chủ, nhân quyền của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Các thế lực thù địch cố tình xuyên tạc về tự do tôn giáo, tuyên truyền sai lệch, kích động các phần tử bất mãn chống phá Đảng và Nhà nước. Trong chương trình "Chống diễn biến hòa bình" của Chuyển động cuộc sống phát ngày 10/4/2015 và phát lại 03 lần vào các ngày 11, 12 và 16/4/2017, Truyền hình CAND đã cho người xem nhận thấy rõ âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh… Làm cho nhân dân nhận rõ bộ mặt thật của các phần tử xấu để có phương sách đấu tranh phù hợp, hiệu quả cũng chính là nhiệm vụ của Truyền hình CAND.

Chuyên mục "Vạch mặt tội ác của tổ chức khủng bố Việt Tân" trong chương trình Chuyển động cuộc sống của Truyền hình CAND phát ngày 13/7/2016, phát lại 07 lần vào các ngày 4, 5, 9,17,18,19, 23/7/2017 đã cho công chúng thấy những hoạt động chống phá nhà nước Việt Nam một cách có hệ thống từ trước đến nay. Với lượng thông tin rất lớn, kéo dài 6 tập, Truyền hình công an nhân dân đã dẫn chứng, lập luận, phân tích và đưa ra cảnh báo đến tất cả mọi người. Bằng cách đưa ra ví dụ là thông tin vụ bạo loạn ở Bình Dương năm

2014 [75], chuyên mục "Vạch mặt tội ác của tổ chức khủng bố Việt Tân" đã cho thấy bản chất thật của một tổ chức tội ác chống phá Việt Nam núp bóng đấu tranh vì con người, qua đó nâng cao tinh thần cảnh giác cho nhân dân trong định hướng nhận thức và hành động thực tiễn. Tiêu biểu như trong chuyên mục "Bảo vệ an ninh văn hóa, tư tưởng là giải pháp sống còn bảo vệ an ninh quốc gia", thông qua các câu chuyện về hai sinh viên tham gia tổ chức "Tuổi trẻ yêu nước", Truyền hình CAND đã đưa ra câu chuyện có thật để cảnh báo vấn đề: thanh niên luôn là đối tượng để các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ. Không chỉ giữ vai trò chủ đạo trong việc vạch trần âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm Truyền hình CAND với các chuyên mục "Hòa hợp là sức mạnh dân tộc", "Đảm bảo an ninh là đảm bảo quyền con người" giúp cho công chúng nhận thức và phòng ngừa trước các âm mưu thâm độc của kẻ thù trong và ngoài nước. Hoạt động "diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng nhằm dẫn đến tình trạng "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" đang là nguy cơ gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Trước âm mưu, thủ đoạn mới của các thế lực thù địch, Truyền hình CAND đã lập luận, phân tích và đưa ra những dẫn chứng chân thực để công chúng nhận thức rõ hơn lịch sử dân tộc, giá trị XHCN, kế thừa và phát huy giá trị của dân tộc, xây dựng bản lĩnh và con người Việt Nam trước những tác động trái chiều của thời đại. Đây cũng chính là vấn đề mấu chốt của thông tin an ninh văn hóa trong việc định hướng, cổ vũ, động viên công chúng phát huy cao độ tinh thần yêu nước, đồng thời tẩy chay những phần tử cơ hội, chống đối, suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, đảm bảo vững chắc con đường XHCN mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã lựa chọn.

Về vấn đề xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống của người Việt Nam hiện nay, Truyền hình CAND đã phát sóng rất nhiều nội dung, trong đó Chương trình

Chuyển động cuộc sống tuy chỉ với 06 tin, bài nhưng với cách diễn tả bằng hình ảnh, âm thanh và lời bình sâu sắc của những người làm truyền hình đã hướng được tới đối tượng khán giả đại chúng. Chuyên mục Góc nhìn văn hóa với hơn 20 phóng sự, bản tin, trong đó có những thông tin tiêu biểu như chương trình "Hãy bỏ điện thoại xuống". Thể hiện cái nhìn khao khát, tác giả chương trình mong muốn

mọi người hãy quan tâm, chia sẻ với nhau và đưa ra lời cảnh tỉnh đối với mọi người: hãy trở về thế giới thật nơi chúng ta đang sống.

Hay cảnh báo của tác giả chuyên đề "Hệ lụy từ mạng xã hội", "Văn hóa tin đồn" cho chúng ta thấy cuộc sống của con người trong "thế giới không rõ mặt" khi sử dụng mạng xã hội. Những hệ lụy mà mạng xã hội đem đến vô cùng lớn và tầm ảnh hưởng của nó rộng khắp thế giới. Truyền hình CAND mong muốn phát đi thông điệp về tinh thần trách nhiệm của mỗi người trong suy nghĩ và hành động của mình trong một thế giới tưởng chừng như không rõ mặt nhưng lại tác động rất mạnh đến đời sống của mỗi cá nhân và cả cộng đồng.

Bằng những bài phóng sự như "Cổ tích giữa đời thường", "Tình người trong bão lũ", "Văn hóa sống xanh", các tác giả của Truyền hình CAND muốn tôn vinh, ca ngợi cái đẹp của tình người trong cuộc sống bộn bề, khi mà trong cuộc sống tưởng như không còn tồn tại những chuyện "cổ tích".

Không chỉ có vậy, hàng loạt các chương trình về vấn đề xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống đã được Truyền hình CAND phát sóng dưới các hình thức chuyên đề, tin, bài, như: "Văn hóa tin đồn", "Dũng cảm và vô cảm", "Đạo văn và câu chuyện về đạo đức nhà báo", "Câu chuyện trách nhiệm", "Văn hóa rượu bia" - coi chừng lệch chuẩn xã hội"; hay dưới dạng các phóng sự "Văn hóa rượu ở Hà Giang - đừng để bản sắc thành nỗi khiếp sợ", "Tin nhắn rác: Văn hóa kinh doanh bị đánh đổi bằng lợi nhuận", "Hệ lụy từ mạng xã hội và câu chuyện ứng xử giao thông",…

Với Cảnh sát toàn cầu online về nội dung này, chuyên mục Phóng sự - Tiêu điểm với hơn 30 tin, bài với những bài có nội dung tiêu biểu như: "Cái giá của lòng trung thực", "Đỏ mặt vì bệnh cầm nhầm của người Việt", "Tượng đài trong lòng người", "Thắng lợi của lòng tìn", "Loạn danh xưng", "Đừng để sự giả đối tồn tại như một điều bình thường", …. Bằng những sự việc đang diễn ra trong cuộc sống đời thường những người làm chương trình muốn đưa đến với công chúng một thông điệp hiện nay khi có những người quên mình vượt khó, vươn lên bằng nghị lực để xây dựng quê hương, đất nước thì vẫn còn có những người mặc nhiên tuyên truyền cho lối sống trái với thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

Bên cạnh thông tin phản ánh các sự kiện xã hội, những người làm truyền hình cũng đem đến cho khán giả cái nhìn khách quan, khi đánh giá chính mình qua bài viết "Truyền hình trả tiền: Khán giả bức xúc vì chất lượng dịch vụ", đã đồng hành cùng với khán giả xem truyền hình về việc trong khi hàng tháng người xem phải trả một khoản tiền nhất định để xem truyền hình thì các nhà đài thu lợi nhuận khủng từ các thuê bao và quảng cáo và bắt khán giả phải chấp nhận tình trạng quảng cáo tràn lan, chất lượng âm thanh, hình ảnh thấp.

Tương tự như vậy, chuyên mục Giải trí - Thể thao với hàng loạt các tin, bài: "‘Những văn nghệ sĩ mang sắc phục công an", "Những bất cập khiến cho danh hiệu nghệ sĩ đang dần mất thiêng", "Đời tư liên quan thế nào đến danh hiệu của nghệ sĩ", "Học ứng xử trước khi làm nghệ thuật", …đã giới thiệu cho công chúng chân dung người nghệ sĩ, những con người luôn tận tâm với nền văn hóa của dân tộc, nhưng bên cạnh đó vẫn còn có những người vì lối sống cá nhân, hẹp hòi, ích kỷ mà đánh mất đi chính mình, khiến cho việc tôn vinh danh hiệu NSND, NSƯT đang dần mất đi tính thiêng liêng của nó. Chủ đề văn nghệ sĩ đã cho công chúng thấy muôn màu của showbiz Việt với đủ các chiêu trò, đủ những câu chuyện. Giới văn nghệ sĩ luôn có những ảnh hưởng lớn đến người hâm mộ hay những ai quan tâm đến đời tư của họ. Việc văn nghệ sĩ có những hành động đẹp đáng được tuyên dương hay có những hành vi thiếu chuẩn mực đều có thể ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ, hành vi, ứng xử của người khác, đặc biệt là những người luôn theo dõi mọi động thái của các nghệ sĩ. Hiểu được tầm quan trọng đó, Cảnh sát toàn cầu online đã đăng tải hơn 30 tin, bài, bình luận đề cập đến chủ đề này. Đó không chỉ là bức tranh khá toàn cảnh về cuộc sống của các nghệ sĩ, còn lên án những hành vi chưa chuẩn mực và đề cao những việc làm tốt đẹp góp phần làm xã hội tốt lên của giới văn nghệ sĩ.

Muôn màu cuộc sống cũng đánh dấu chuyên mục của mình, với số lượng bài viết tuy không nhiều nhưng nội dung của nó lại đem đến cho độc giả những suy nghĩ, trăn trở. Bên cạnh những bài viết với nội dung mang tính tích cực đề cập đến những điều tốt đẹp làm cho cuộc sống ý nghĩa hơn, những tấm gương người tốt việc tốt, những sáng tạo làm lành mạnh đời sống văn hóa, tin thần, các

bài viết "Hà Nội tuyên chiến với nói bậy","Những người trẻ làm ta đỏ mặt", "Nói năng văng mạng cho sướng mồm", "Văn hóa đổ lỗi", …. Về chủ đề "Thói xấu của người Việt Nam" trên báo Cảnh sát toàn cầu online tác giả đã mạnh dạn nhìn thẳng vào những thói quen xấu xí, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của người Việt Nam nói riêng và hình ảnh của đất nước ta nói chung trong mắt bạn bè quốc tế. Với một loạt bài phê phán thói hư tật xấu của người Việt hiện nay, tác giả muốn gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về vấn đề nếp sống văn minh, về văn hóa giao tiếp và ứng xử nơi công cộng; về thực trạng phát ngôn vô văn hóa tràn lan trong giới trẻ,…

Thông qua những tin, bài, phóng sự, chuyên đề được thực hiện trong các chương trình, chúng ta có thể thấy các thông tin an ninh văn hóa về vấn đề xây dựng đạo đức, lối sống là một nội dung rộng lớn, bao hàm mọi hoạt động của mỗi cá nhân và cộng đồng mà Truyền hình CAND và Cảnh sát toàn cầu online đã và đang hướng đến để khuyến khích, động viên, định hướng cho công chúng tham gia những hoạt động có ích để xây dựng một xã hội văn minh, tốt đẹp cho mọi người.

Một phần của tài liệu Thông tin an ninh văn hóa trên báo chí công an nhân dân (khảo sát trên báo cảnh sát toàn cầu online và truyền hình công an nhân dân từ tháng 12015 đến tháng 122016) (Trang 62 - 67)