Hình thức thông tin an ninh văn hóa trên Cảnh sát toàn cầu online

Một phần của tài liệu Thông tin an ninh văn hóa trên báo chí công an nhân dân (khảo sát trên báo cảnh sát toàn cầu online và truyền hình công an nhân dân từ tháng 12015 đến tháng 122016) (Trang 80 - 82)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Hình thức thông tin an ninh văn hóa trên Cảnh sát toàn cầu online

Chuyên mục. Qua khảo sát trên báo Cảnh sát toàn cầu online, cho thấy cách truyền tải thông tin nói chung và thông tin an ninh văn hóa nói riêng hầu hết là qua các tin, bài được đăng trên các chuyên trang và chuyên mục. Các chuyên mục ở đây được ổn định, dài ngày, được trình bày tách biệt Tin, bài về an ninh văn hóa tập trung chủ yếu trong các chuyên mục Phóng sự - Tiêu điểm,

Muôn màu cuộc sống, Giải trí - Thể thao, Nhân vật… . Các chuyên mục được hình thành từ ngày ra mắt (tháng 5/2015) báo Cảnh sát toàn cầu online đến nay. Việc phân chia các tin, bài theo nội dung qua các chuyên mục giúp cho người đọc dễ dàng tìm kiếm, theo dõi những vấn đề mà mình quan tâm. Chẳng hạn như khi vào chuyên mục Muôn màu cuộc sống, khán giả sẽ tìm thấy các thông tin về an ninh văn hóa từ "Chợ nghệ thuật" đến "Một lễ hội đậm chất văn hóa" hay "Làng ngoại lai trên cao nguyên"…

Có thể nói rằng, trong khi không phải báo nào cũng tổ chức theo hình thức chuyên mục thì Cảnh sát toàn cầu online ngay từ khi ra đời đã tạo cho mình một phong cách chung mà lại rất riêng, giúp cho báo có được cách thông tin rành mạch theo chủ đề và luôn giữ được mối quan hệ với bạn đọc.

Thể loại. Có thể nói, hiện nay tin là một thể loại vẫn được sử dụng nhiều nhất trên các loại báo điện tử, tiếp sau đó là bài phản ánh, phỏng vấn, phóng sự chân dung, bài ảnh và bài không xác định thể loại. Số lượng tin, bài nhiều, cập nhật thông tin liên tục, đó chính là xu hướng của các báo điện tử hiện nay. Qua khảo sát, tác giả nhận thấy thể loại mà Cảnh sát toàn cầu online sử dụng nhiều nhất trên các trang báo của mình đó là tin (48,5%), bài phản ánh (47%) và phỏng vấn, phóng sự và tạp văn (4,5%) (bảng 2.5).

Tin, đó là một thể loại thông dụng hầu hết các báo đều sử dụng, báo Cảnh sát toàn cầu online cũng sử dụng hình thức này khi thông tin an ninh văn hóa.

Trong khuôn khổ một tờ báo, bản tin, một chương trình thời sự hay phóng sự, những tin tức "nóng hổi" bao giờ cũng được đưa lên hàng đầu nhằm gây sự quan tâm, chú ý của công chúng. Loại tin được sử dụng chủ yếu trên Cảnh sát toàn cầu online chủ yếu dưới dạng tin ngắn, tin sâu và chùm tin với nội dung rất đa dạng và phong phú, được thể hiện qua các chuyên mục khác nhau. Ví dụ như "„Dễ’ mà chưa ‘đúng’" đưa tin cộng đồng xôn xao với "phát hiện" rằng bài thơ "Sông núi nước Nam" trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 bị thay đổi, sử dụng một bản dịch mới,…

Bảng 2.3: Thống kê các thể loại báo chí đƣợc sử dụng trên Cảnh sát toàn cầu online STT Thể loại Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Tin 227 48,5 2 Bài phản ánh 220 47 3 Phóng sự 6 1,3 4 Phỏng vấn 3 0,6 5 Tạp văn 12 2,6 Tổng số 468 100%

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn)

Bài phản ánh, là một thể loại báo chí có nội dung và hình thức tương đối hoàn chỉnh, thông tin phản ánh được toàn diện quy mô, tính chất, khuynh hướng vận động của một sự kiện, hiện tượng, vấn đề mang tính thời sự, có ý nghĩa trong đời sống xã hội.

Bằng những đặc điểm nổi trội của mình, khi viết về thông tin an ninh văn hóa bài phản ánh được sử dụng khá thường xuyên trên Cảnh sách toàn cầu online. Ví dụ như bài viết "Đỏ mặt vì bệnh cầm nhầm của người Việt" hay"Hiểm họa từ những bài viết bịa đặt trên các trang mạng" đã đưa ra một thực trạng và sau đó là các dữ liệu chứng minh cụ thể. Thông tin đăng tải trong các bài phản ánh thường chính xác, chi tiết để cung cấp cho bạn đọc cái nhìn toàn diện về vấn đề, ngoài ra còn có yếu tố phân tích, bình luận, cách lý giải cho hiện tượng và còn nêu lên được góc khuất của vấn đề. Mặc dù dung lượng của các bài phản ánh

trên Cảnh sát toàn cầu online không lớn, nhưng nhiều thông tin về an ninh văn hóa đã được thể loại này cập nhật một cách sâu sắc.

Bài phỏng vấn, phóng sự chân dung. Có thể nói Cảnh sát toàn cầu online cũng rất thành công trong sử dụng thể loại này, khi thông tin về an ninh văn hóa tạo nên một diễn đàn vô cùng sâu sắc dưới mắt công chúng. Có thể thấy rõ qua các bài của chuyên mục Nhân vật như "Đạo diễn Quốc Trọng: Người Việt vẫn thích xem những câu chuyện về đời sống của người Việt", "NSUT Xuân Hinh: Điều tôi mê đắm là văn hóa cổ truyền",...

Tiêu đề. Qua khảo sát các tít của các tin, bài trên các chuyên mục của Cảnh sát toàn cầu online, các tin, bài đều phù hợp với nội dung của thông tin an ninh văn hóa, đảm bảo được tính chính xác và trung thực, phù hợp với hoàn cảnh và đáp ứng được thị hiếu của độc giả. Ví dụ tít bài "‘Trốn’ Tết đi du lịch nguy cơ nhạt dần các giá trị cổ truyền’" phản ánh đúng với nội dung của nó là "Trong khoảng 4, 5 năm trở lại đây, xu hướng du lịch tết ở nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến trong các gia đình trẻ, hiện đại…" …

Mặc dù có nhiều tít hay, phù hợp với mục tiêu thông tin nhưng vẫn còn có những tít có cái tên mơ hồ, chung chung không chính xác với nội dung bài, câu khách hay tít có độ dài quá lớn, tít thiếu căn cứ để hiểu như bài "Tôn Ngộ Không bị nhốt ở Đà Nẵng (?!) ", …

Ngôn ngữ. Với Cảnh sát toàn cầu online, ngoài những ngôn ngữ thông thường được sử dụng cho các loại hình báo chí, ngôn ngữ thông tin phi văn tự trong báo chí như đồ họa, ảnh, tranh minh họa cũng được sử dụng trong những trường hợp cần thiết. Những bài viết khéo léo kết hợp các loại ngôn ngữ với nhau thường có khả năng truyền tải thông tin cao và tạo được cảm xúc mạnh và hấp dẫn người đọc.

Một phần của tài liệu Thông tin an ninh văn hóa trên báo chí công an nhân dân (khảo sát trên báo cảnh sát toàn cầu online và truyền hình công an nhân dân từ tháng 12015 đến tháng 122016) (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)