7. Kết cấu của luận văn
1.3.4. Báo chí thông tin về an ninh văn hóa góp phần đấu tranh chống các phản văn hóa, phản giá trị
các phản văn hóa, phản giá trị
Báo chí có ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ đến dư luận xã hội, đời sống cộng đồng, điều này đòi hỏi mỗi nhà báo phải không ngừng phấn đấu rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong đạo đức, lối sống và phát ngôn, cần có lối sống lành mạnh, trong sáng, vô tư, khoa học, thẳng thắn, trung thực, dũng cảm và khiêm tốn. Có như thế mới đủ bản lĩnh để cổ vũ cái mới, ca ngợi cái đúng, tôn vinh cái đẹp và sẵn sàng đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái sai trái, kiên quyết tấn công cái ác, những tư tưởng phản động.
Bảo vệ an ninh văn hóa là bảo vệ nền tảng tinh thần của xã hội; bảo vệ những giá trị, thành quả văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta; bảo vệ các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc là nhiệm vụ quan trọng của báo chí. Việc tuyên truyền, phổ biến của báo chí trong bảo vệ an ninh văn hóa gắn với xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh quan trọng của phát triển.
Tham gia vào góp phần củng cố và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú; đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả; xây dựng nếp sống văn hóa trong các gia đình, khu dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, làm cho các giá trị văn hóa thấm sâu vào mọi mặt đời sống, nâng cao sức đề kháng đối với các sản phẩm văn
hóa có nội dung đồi trụy, độc hại là một trong những việc làm tích cực và sôi động của báo chí trong thời gian vừa qua.
Thế giới đang biến động và thay đổi từng ngày, khi các giá trị xã hội cũ đang từng bước được thay thế bằng hệ thống giá trị xã hội mới phù hợp hơn, báo chí Việt Nam luôn nhạy bén, sáng suốt, kịp thời phát hiện, ủng hộ, cổ vũ những nhân tố mới, giá trị nhân văn mới. Tích cực tham gia xây dựng và giám sát việc giữ gìn, bảo lưu, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; đồng thời, tích cực tham gia lựa chọn, ủng hộ, hướng dẫn tiếp thu những tinh hoa, giá trị văn hóa mới của nhân loại. Thông tin tác động trực tiếp đến đời sống xã hội, nó ảnh hưởng tới tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, vì lẽ đó, làm thay đổi nhận thức, quan niệm, thái độ và hành vi của con người; tạo ra dư luận và áp lực xã hội đối với một hiện tượng, sự kiện cụ thể, vì vậy, thông tin báo chí phải trung thực, khách quan và có tính định hướng, xây dựng cao. Có những thông tin, dù là đúng nhưng sẽ gây sốc, tạo tâm lý hoang mang, hoảng sợ, mất lòng tin vào con người, vào cuộc sống còn nếu thông tin bị bóp méo, cắt xén, xuyên tạc sẽ đưa đến những hậu quả xã hội khôn lường, làm tổn hại đến uy tín cá nhân, cơ quan, đoàn thể, làm phá sản các doanh nghiệp… từ đó gây ra những hậu quả xã hội nghiêm trọng vì thế khi đưa tin cũng cần xác định liều lượng và cách tiếp cận cụ thể. Với những đặc điểm trên, trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay thì trách nhiệm xã hội của báo chí trong việc cung cấp thông tin cũng đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn. Luôn luôn chủ động phát hiện và cổ vũ những nhân tố tích cực, nhân tố mới... nhằm mục tiêu xây dựng con người Việt Nam có ý tưởng cao đẹp, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức ngày một nâng cao, có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh để xây dựng xã hội mới ngày càng tốt đẹp hơn.
Ngày 14/7 vừa qua, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và truyền thông tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết sáu tháng đầu năm và triển khai sáu tháng cuối năm công tác thông tin, truyền thông. Nhìn thẳng vào sự thật, Hội nghị đánh giá: Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tình trạng đăng tải thông tin, hình ảnh thiếu văn hóa, thiếu nhân văn và phản giáo dục gây tác động xấu đến xã hội, ngành thông
tin cần tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin, ứng phó nguy cơ tiến công qua mạng Interrnet, giữ vững chủ quyền quốc gia về không gian mạng. Đây cũng chính là mục tiêu, nhiệm vụ của báo chí đối với việc giữ gìn an ninh văn hóa trong việc tuyên truyền phổ biến đường lối, chính sách, những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước; Đấu tranh chống những thế lực cơ hội chính trị, phản động lợi dụng các vấn đề tôn giáo, dân tộc, nhân quyền xuyên tạc sự thật, kích động, gây hận thù, chia rẽ dân tộc, tạo bất ổn, bạo lực lật đổ...
Cuộc chiến đấu chống kẻ thù và giữ gìn an ninh trên mặt trận văn hóa là cuộc đấu tranh lâu dài và quyết liệt. Do đó, đòi hỏi báo chí và đội ngũ những người làm báo phải luôn tu dưỡng, học tập đường lối, chủ trương của Đảng, rèn luyện bản lĩnh và tư tưởng vững vàng của người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa trong giai đoạn hiện nay. Đấu tranh chống quan điểm, hành động sai trái, phản động, âm mưu tấn công vào chúng ta trên lĩnh vực văn hóa, đòi hỏi đội ngũ các nhà báo phải tỉnh táo, tự vệ, phải nâng cao sức đề kháng bằng việc nâng cao nhận thức chính trị để phân biệt đúng, sai và phải xứng đáng là những chiến sĩ kiên cường, bền bỉ trên mặt trận bảo vệ an ninh văn hóa dân tộc. Vì vậy, báo chí thông tin về an ninh văn hóa có vai trò to lớn trong cuộc đấu tranh này, khẳng định tính chiến đấu và tính cách mạng của báo chí trong tình hình mới.
Nhìn khái quát lại, đây là bốn vai trò hết sức quan trọng của báo chí khi thông tin về an ninh văn hóa như một loại hình truyền thông chuyên biệt.