4. Đối tượng nghiên cứu
1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý thuế TNCN
1.5.1. Đánh giá thông qua nguồn thu ngân sách
Thu ngân sách là mục tiêu chính và quan trọng nhất đối với công tác quản lý thuế. Do đó số thu ngân sách phản ánh việc thực hiện mục tiêu quản lý thuế. Tùy
22
vào từng đặc điểm của từng địa phương mà số thu ngân sách kế hoạch mỗi năm do Bộ Tài chính đưa ra khác nhau. Việc thực hiện thu thuế TNCN dựa vào sự phân bổ nguồn thu so với số thu tổng các loại thuế theo kế hoạch. Nếu cơ quan thuế hoạt động quản lý thuế TNCN hiệu quả, tăng ý thức nộp thuế của NNT và xác định đúng các rủi ro của các đối tượng nộp thuế để truy thu thì số thu thực tế sẽ được hoàn thành đúng hoặc vượt chỉ tiêu vào cuối năm.
1.5.2. Đánh giá thông qua việc tuân thủ pháp luật của NNT
Thuế TNCN được thực hiện thông qua việc tự khai tự nộp của NNT, mang tính tự giác cao, cơ quan thuế chỉ thực hiện kiểm tra, giám sát và kiểm soát rủi ro. Do đó, để NNT khai đúng, khai đủ số thuế thu nhập của mình hay tính tuân thủ pháp luật của NNT cao thì việc quản lý thuế TNCN ảnh hưởng rất lớn đến điều này. Để NNT tuân thủ tốt thì việc quản lý thuế phải tốt, tức là chính sách thuế TNCN phải rõ ràng, phù hợp với thực tiễn và đi sát với tất cả các thu nhập của cá nhân phát sinh hiện nay để NNT cảm thấy hợp lý, nộp thuế là điều tất yếu mà tuân thủ. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT cũng thực sự tốt mới có thể đưa chính sách tới gần với NNT để họ hiểu, nắm rõ mà tuân thủ.
1.6. Kinh nghiệm hoạt động quản lý thuế TNCN của một số cơ quan thuếtrong và ngoài nước trong và ngoài nước
1.6.1. Kinh nghiệm quản lý thuế TNCN của nước ngoài
Thuế TNCN không chỉ là nghĩa vụ của mỗi công dân với quốc gia mà còn thể hiện định hướng phát triển của quốc gia đó. Mỗi quốc gia áp dụng cách tính thuế TNCN khác nhau. Dưới đây là một số kinh nghiệm quản lý thuế TNCN tại một số quốc gia:
Tại Mỹ: Khác với nhiều quốc gia tính thuế cá nhân dựa trên tổng thu nhập, Sở Thuế vụ Mỹ tính thuế mỗi cá nhân theo thu nhập thực, tức thu nhập đã trừđi chi phí tái đầu tư và các chi phí sinh hoạt khác. Điều này đồng nghĩa, nếu công dân Mỹ dành phần lớn tiền kiếm được để đầu tư bất động sản hay mua xe hơi, đồ gia dụng thì khoản thuế trong năm đó họ phải đóng là rất thấp.
23
Tuy nhiên, phần thu nhập kiếm được từ các khoản đầu tư sẽ được tính thuế vào những năm tiếp theo nếu công dân Mỹ không tiếp tục đem đi đầu tư. Thuế thu nhập tại Mỹđược thu theo nhiều đối tượng, bao gồm cá nhân, hộ gia đình, lao động chính trong gia đình... Theo Bảng tính thuế TNCN từ Sở Thuế vụ Mỹ, thuế suất TNCN dao động từ 10% đến 39,6%. Chính quyền liên bang Mỹ áp dụng mức thuế suất cao nhằm khuyến khích công dân Mỹ tái đầu tư vào nền kinh tế.
Tại Hàn Quốc: Tại Hàn Quốc, đối tượng nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú hay không cư trú, có thu nhập chịu thuế trong năm: Đối tượng cư trú được quy định là người có nhà ở hoặc có thời gian cư trú tại Hàn Quốc từ 1 năm trở lên. Đối tượng không cư trú là người không có nhà ở tại Hàn Quốc hoặc có thời gian cư trú tại Hàn Quốc dưới một năm. Đối tượng cư trú phải chịu thuế thu nhập đối với tất cả các khoản thu nhập nhận được phát sinh ở trong hay ngoài Hàn Quốc (kê khai thu nhập toàn cầu). Đối tượng không cư trú chỉ phải chịu thuế thu nhập đối với khoản thu nhập nhận được có nguồn gốc Hàn Quốc.
Thu nhập chịu thuế tại Hàn Quốc gồm: Thu nhập từ lao động; thu nhập từ kinh doanh; Thu nhập từ cho thuê bất động sản; Thu nhập từ tài sản tạm thời; Thu nhập khác.
Thu nhập không chịu thuế tại Hàn Quốc được quy định cụ thể gồm: Thu nhập phát sinh từ bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của các hộ nông dân và thu nhập từ lương hưu, các khoản trợ cấp gồm:
Lương đối với quân nhân phục vụ trong quân đội (được nêu tại Nghị định của Tổng thống); Tiền trợ cấp hàng năm và tiền trợ cấp để động viên NLĐ hoặc những người trong gia đình họ có bất kỳ tổn hại, bệnh tật hoặc chết; Trợ cấp cho người cao tuổi, trợ cấp cho người tàn tật, trợ cấp cho người sống sót và khoản thu nhập chi trả một lần theo quy định của luật trợ cấp quốc gia; Trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm NLĐ; Trợ cấp cho gia đình của cán bộ nghỉ hưu có người chết, cán bộ hoặc người chết theo quy định của Luật trợ cấp cho công chúng, Luật trợ cấp cho binh lính, Luật trợ cấp, Luật trợ cấp cho giáo viên trường tư thục hoặc Luật trợ cấp đối với cán bộ trong ngành bưu điện; Chi tiêu cho trường học (theo quy định
24
của Nghị định của Tổng thống); Trợ cấp bồi thường đối với chi phí thực tế (theo quy định của Nghịđịnh Tổng thống)…
Thu nhập từ tài sản đặc biệt: Thu nhập từ chuyển nhượng tác phẩm hội hoạ, thư hoạ, sưu tập theo chỉ định của Nhà nước là di sản văn hoá theo quy định của Luật Bảo vệ tài sản văn hoá; Thu nhập từ chuyển nhượng hội hoạ, thư hoạ và sưu tập cho các bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật theo quy định tại Nghị định của Tổng thống.
Thu nhập từ việc chuyển nhượng đất đai: Thu nhập từ việc trao đổi, phân chia hoặc sát nhập đất nông nghiệp thuộc các điều kiện quy định trong Nghị định của Tổng thống; Thu nhập từ việc chuyển nhượng nhà của hộ gia đình được nêu trong Nghị định của Tổng thống (trừ trường hợp nhà ở cao cấp quy định trong Nghị định), và đất có diện tích nhỏ hơn toà nhà được xây dựng sẽ được quyết định bởi Nghị định của Tổng thống; Thu nhập từđất được đền bù cho đất nông nghiệp thuộc các điều kiện quy định trong Nghị định của Tổng thống; Thu nhập từ việc cho thuê bất động sản, ruộng đất phát sinh từ việc sử dụng cho mục đích gieo trồng lương thực
Thu nhập khác: Giải thưởng và phần thưởng nhận được theo quy định của Luật An ninh quốc gia; Giải thưởng bổ sung nhận được liên quan đến bất kỳ huy chương/ huân chương theo quy định của Luật về Giải thưởng và Huân chương; Tiền đền bù/ thưởng một người làm công nhận được từ người sử dụng lao động/chủ đối với bất kỳ sáng kiến nào liên quan đến các nhiệm vụ/bổn phận của người làm công.
Tại Singapore: Theo Sở Nội Thu Singapore (IRAS), từ nhiều năm trở lại đây, quốc đảo Singapore đã áp dụng cách tính thuế TNCN tăng theo lũy tiến. Mức thuế TNCN tăng tương ứng với thu nhập. Cụ thể, thuế TNCN tại Singapore áp dụng với công dân chia thành 10 bậc thuế, từ 2% đến 22% tổng TNCN.
Người có thu nhập dưới 20.000 SGD/năm (khoảng 340 triệu đồng, tương đương 28,3 triệu đồng/tháng) sẽ được miễn hoàn toàn thuế TNCN. Mức thuế 2% bắt đầu được tính từ 20.001 SGD tới 30.000 SGD.
Ở mức đóng thuế cao nhất, công dân Singapore có thu nhập năm trên 320.000 SGD (5,4 tỷđồng/ năm, tương đương 450 triệu đồng/tháng) sẽ phải đóng mức thuế
25
suất 22%. Tức là, nếu thu nhập tăng gấp khoảng 10 lần thì thuế suất đối với thuế TNCN cũng sẽ tăng thêm 10 lần. Với mức tính thuế TNCN lũy tiến, giới lập pháp Singapore muốn đảm bảo rằng, người thu nhập thấp sẽ được hưởng mức thuế suất thấp và người thu nhập cao sẽ phải đóng thuế thu nhập tương xứng, từđó tạo sự công bằng về thuế. Đối với người nước ngoài sinh sống tại Singapore, mức thuế suất được quyết định theo ngành nghề lao động thay vì mức thu nhập, dao động từ 10-22%.
1.6.2. Kinh nghiệm quản lý thuế TNCN của một số cơ quan thuế trong nước
Quản lý thuế TNCN dựa trên chỉ đạo chung của Bộ Tài chính và theo các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước. Nhưng tùy tình hình cụ thể mà mỗi địa phương linh hoạt quản lý khác nhau, đảm bảo hiệu quả, đạt được mục tiêu chung của cả nước. Có thể kể đến kinh nghiệm quản lý thuế TNCN ở một số tỉnh thành như Huế, Quảng Ngãi.
Thừa Thiên - Huế là một tỉnh nhỏ, dân số không nhiều, các DN trên địa bàn phần lớn là DN vừa và nhỏ. Thế nhưng 5 năm gần đây, đơn vị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụđược giao. Đặc biệt, công tác quản lý và thu thuế TNCN trên địa bàn đã thu được những kết quả hết sức tích cực. Đạt được kết quả trên là do Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có nhiều cách làm hay, kinh nghiệm quý trong quản lý thuế TNCN. Đó là: Phát động thi đua theo từng tháng, quý và cuối tháng, quý đều có đánh giá, phân loại CBCC, những công chức tích cực, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì được bình xét phân loại, đề xuất hình thức và danh hiệu khen thưởng thích đáng, công bằng, minh bạch, đã khơi dậy ý thức phấn đấu, lòng tự hào về sự cống hiến của bản thân. Một biện pháp hiệu quả nữa được sử dụng là việc tìm cá nhân có số thuế nộp lớn trong năm trước liền kề: Cục Thuế phân công cán bộ theo dõi cụ thể từng cơ quan chi trả và cá nhân NNT, để rà soát thu nhập xem tổ chức, cá nhân NNT đã kê khai chính xác, đầy đủ chưa? Bằng biện pháp truy xuất số liệu trên ứng dụng quản lý thuế TNCN tại chức năng “Danh sách cá nhân có nhiều nguồn thu nhập”, đểđối chiếu thu nhập kê khai của NNT.
Cục Thuế tỉnh Quảng Ngãi cũng có những kinh nghiệm hay đối với công tác quản lý thuế TNCN. Đó là việc vận động các cá nhân kinh doanh nộp thuế bằng
26
điện tử, không nộp tiền mặt tại các ngân hàng. Cục Thuếđã tiến hành tuyên truyền, khuyến khích các cá nhân kinh doanh đồng thời tiến hành ký kết thỏa thuận với các ngân hàng thương mại có đủ điều kiện về hạ tầng, ứng dụng CNTT. Cơ quan thuế cũng tổ chức thu thập thông tin về cá nhân kinh doanh trên địa bàn thông qua dữ liệu trên hệ thống quản lý thuế của ngành thuế (TMS); kết hợp rà soát đối chiếu với dữ liệu về mở tài khoản tại ngân hàng. Trên cơ sở đó cơ quan thuế và ngân hàng phối hợp xem xét về các tiêu chí như: số dư trên tài khoản, phát sinh giao dịch thường xuyên, yếu tố tuân thủ pháp luật thuế, mức thuế phải nộp... để làm cơ sở xác định mức ưu tiên triển khai và giao chỉ tiêu về số lượng cho các chi cục thuế. Ngoài ra, cơ quan thuế sẽ thường xuyên trao đổi thông tin với các ngân hàng về tình hình triển khai, tổ chức đánh giá kết quảđịnh kỳ, rút kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đề án nhằm đạt hiệu quả cao.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1 này, đề tài đã hệ thống hóa các lý thuyết về thuế TNCN và quản lý thuế TNCN để làm tiền đề tìm hiểu các chương tiếp theo. Đồng thời, chương này còn khái quát chung về kinh nghiệm quản lý thuế TNCN để biết được các nước trên thế giới, các tỉnh thành khác quản lý thuế TNCN như thế nào, có những gì hay để đúc kết xây dựng giải pháp cho phần chương 3.
Dựa trên cơ sở lý thuyết đã trình bày trong chương 1, đề tài sẽ được tiếp tục phát triển nội dung ở các chương tiếp theo.
27
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ
TNCN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM 2.1. Tổng quan Cục thuế TP.HCM
Cục thuế TP. HCM được thành lập theo Quyết định số 204/TC-CQ vào ngày 10/11/1975 do UBND TP. HCM cấp và có tên gọi là “Sở Thuế” trực thuộc UBND Thành phố để thực hiện nhiệm vụ tổ chức quản lý và thu ngân sách trên địa bàn, phối hợp cùng các ngành tăng cường công tác quản lý kinh tế, tài chính, thúc đẩy các cơ sở kinh doanh theo đúng đường lối, chính sách của Nhà nước.
Trong quá trình 45 năm xây dựng và phát triển Cục thuế TP.HCM đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử với những tên gọi, bộ phận và chủ thể quản lý khác nhau: Sở Thuế trực thuộc UBND Thành phố, Phòng Thuế Nông nghiệp thuộc Sở Tài chính Thành phố, Chi Sở thu quốc doanh thuộc Sở Tài chính Thành phố...
Năm 1990 Nhà nước tiến hành cải cách thuế bước 1 với việc công bố và thi hành các Luật thuế Doanh thu, Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế Lợi tức và một số Pháp lệnh thuế khác... áp dụng thống nhất đối với các thành phần kinh tế, đồng thời thành lập hệ thống thu thuế Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính. Cùng với các Cục thuế Tỉnh, Thành phố khác, Cục thuế TP. HCM được thành lập vào ngày 21/8/1990 trên cơ sở sáp nhập Chi cục Thuế công thương nghiệp, Chi cục Thu quốc doanh và Phòng Thuế Nông nghiệp; chịu sự chỉđạo song trùng của Tổng cục Thuế và UBND Thành phố.
2.1.1. Vị trí và chức năng
Cũng như các Cục Thuế khác thì vị trí và chức năng của Cục Thuế TP.HCM được quy định tại Điều 1 quyết định số 1836/QĐ-BTC ngày 08/10/2018 của Bộ Tài chính:
“1. Cục Thuếở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện
28
công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2. Cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.”
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Cục Thuế TP.HCM hiện có 44 đơn vị thuộc và trực thuộc gồm 21 phòng, 1 Trung tâm tại Văn phòng Cục Thuế và 22 Chi cục Thuế quận, huyện, khu vực. Cục Thuế TP.HCM và mỗi Chi cục Thuế quận, huyện, khu vực có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Văn phòng Cục Thuế: Thực hiện chức năng quản lý thuế đối với DN nhà nước, các DN có vốn đầu tư nước ngoài, các DN kinh doanh nhiều ngành nghề, các đơn vị chi nhánh của các DN ngoại tỉnh, các DN ngoài quốc doanh có số thuế nộp lớn, có quy mô vốn lớn, số lượng lao động nhiều, hoặc có tính phức tạp, có số thuế hoàn lớn, có nhiều chi nhánh trụ sở.
22 Chi cục Thuế quận, huyện, khu vực: thực hiện chức năng trực tiếp quản lý thuế đối với hộ kinh doanh công thương nghiệp; đối tượng nộp các loại thuế liên quan đến đất đai; đối tượng nộp phí, lệ phí thuộc cấp quận, huyện trở xuống và các DN ngoài quốc doanh có quy mô nhỏ, doanh số hàng hóa, dịch vụ bán ra hàng năm thấp, hình thức kinh doanh chủ yếu là bán lẻ hay mang tính chất là cửa hàng, cửa hiệu, kinh doanh dịch vụ, ăn uống, khách sạn nhà nghỉ. Ngày 02/3/2020, Chi cục Thuế khu vực Quận 7 – Nhà Bè là Chi cục Thuế khu vực đầu tiên ở TP.HCM thành lập theo quyết định số 170/QĐ-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng ban hành. Tiếp theo, ngày 14/5/2020, Cục Thuế TP HCM tổ chức công bố Quyết định thành lập Chi cục Thuế khu vực quận 12 - Hóc Môn và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 18/5/2020.
Các bộ phận trong cơ quan thuế vừa có sự quản lý theo ngành dọc theo nghiệp vụ từ các phòng chuyên môn tại Văn phòng cục tới các Chi cục, vừa có sự phối hợp ngang giữa các bộ phận chuyên môn với nhau.
29
Về chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của các đơn vị trực thuộc Cục: