4. Đối tượng nghiên cứu
2.4. Phân tích các nhân tố tác động đến công tác quản lý thuế TNCN tại Cục
và xử lý dữ liệu, bộ phận này gồm 2 nhóm:
Nhóm 1: Trực tiếp vào các trang website, trang mạng xã hội rà soát các loại hàng hóa bán trên trang website, trang mạng xã hội (hàng hóa nhập khẩu mậu dịch, phi mậu dịch), phương thức thanh toán (số tài khoản thanh toán mở tại ngân hàng), phương thức giao hàng (các đơn vị được thuê vận chuyển); thử thực hiện việc mua hàng trên các trang website, trang mạng xã hội để kiểm tra xác định chính xác các tài khoản tín dụng dùng để nhận thanh toán, các đơn vị vận chuyển được thuê giao hàng. Khi số liệu khai thác được tương đối đầy đủ thì chuyển nhóm 2 để thực hiện xử lý.
Nhóm 2: Căn cứ vào các dữ liệu do nhóm 1 thu thập được, thực hiện việc xác minh tài khoản tại các ngân hàng, tại các đơn vị vận chuyển để xác định được doanh thu thực tế bán hàng hóa, dịch vụ trên các trang website, trang mạng xã hội, đối chiếu với tờ khai thuế, biên bản xác định số liệu của các phòng kiểm tra, các Chi cục Thuế thực hiện nếu xác định có dấu hiệu dấu doanh thu, trốn thuế thì chuyển các phòng thanh tra – kiểm tra, các Chi cục Thuếđể ra quyết định thanh tra, kiểm tra.
Bên cạnh những chuyên đề được thực hiện khá thành công kể trên thì vẫn còn một số chuyên đề nhưđại lý xổ số, đại lý bảo hiểm còn bị bỏ ngỏ, phải tạm dừng do trong các văn bản pháp luật hiện hành chưa quy định rõ ràng việc tính thuế, tính phạt nên phải gửi công văn xin ý kiến Tổng cục Thuế hướng dẫn, tuy nhiên hiện vẫn chưa nhận được ý kiến chỉđạo chính thức từ Tổng cục Thuế.
2.4. Phân tích các nhân tố tác động đến công tác quản lý thuế TNCN tại Cục Thuế TP.HCM Thuế TP.HCM
Quan điểm của tầng lớp lãnh đạo Nhà nước
Quan điểm của tầng lớp lãnh đạo có ảnh hưởng trước hết tới các chính sách thuế TNCN, sau đó là tới quá trình thực hiện và các công việc khác thuộc phạm vi
59
quản lý sắc thuế này. Pháp luật thể hiện quan điểm của giai cấp thống trị. Luật thuế nói chung và thuế thu nhập nói riêng cũng không ngoại lệ.
Tại Cục Thuế TP.HCM, các cấp lãnh đạo luôn có định hướng, chỉ đạo sát sao trong công tác quản lý thuế, đặc biệt là thuế TNCN. Hàng tháng, Ban Lãnh đạo chỉ đạo các cuộc họp với các nội dung về số thu thuế, công tác nghiệp vụ trong quản lý thuế, yêu cầu phòng quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác nêu ra các vướng mắc trong quá trình quản lý thuế TNCN đối với NNT. Từ đó, tổng hợp và yêu cầu các phòng thanh tra kiểm tra và tuyên truyền - hỗ trợ NNT tham gia ý kiến để khắc phục sớm các khó khăn này. Đồng thời lãnh đạo Cục Thuế cũng thường xuyên giám sát chặt chẽ việc triển khai tổ chức thực hiện, có sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm và triển khai nhân rộng các nội dung, chương trình đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý thuế TNCN.
Cơ sở vật chất của ngành thuế
Nhân tố này có ảnh hưởng mạnh mẽ tới công tác quản lý thuế TNCN. Những quy định trong chính sách về diện thu thuế (rộng hay hẹp), phương thức kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế… phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đáp ứng của ngành thuế. Khả năng này lại phụ thuộc rất lớn vào cơ sở vật chất của ngành thuế. Cũng như vậy, một hệ thống thu thuếđược kết nối bằng mạng nội bộ sẽ là một nhân tố rất hữu ích cho cơ quan thuế trong việc quản lý thu thuế hiệu quả, chính xác, kịp thời và tiết kiệm chi phí. Việc xây dựng mạng thông tin nội bộ để quản lý cơ sở dữ liệu sẽ đòi hỏi những chi phí bước đầu tương đối lớn, nhưng xét về dài hạn thì điều này sẽ tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với việc quản lý dữ liệu theo kiểu thủ công.
Cục Thuế TP.HCM đã chỉ đạo phòng CNTT thực hiện quản lý, nâng cấp các phần mềm ứng dụng về quản lý thuế TNCN như TMS hay QLCN để đáp ứng cho công tác quản lý NNT, đặc biệt trong kỳ quyết toán thuế. Đồng thời, trang bị hệ thống máy tính có chất lượng, đảm bảo không bị gián đoạn công tác hỗ trợ cho NNT quyết toán thuế trong những thời điểm cao điểm. Thực hiện chỉ đạo của Ban Lãnh đạo, phòng CNTT đã phân công các công chức quản lý theo từng mảng và từng phòng ban, đảm bảo hỗ trợ kịp thời khi có sự cố xảy ra.
60
Trình độ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ lãnh đạo cán bộ thuế
Trình độ đội ngũ cán bộ thuếđóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý thuế, đặc biệt là TNCN. Nhân tố này tác động vào tất cả các nội dung của công tác quản lý thuế TNCN, từ ban hành chính sách, tổ chức thực hiện chính sách tới thanh tra thuế, tổ chức bộ máy quản lý thuế.
Để có thể ban hành những chính sách thuế đúng đắn, đáp ứng được yêu cầu của những thay đổi kinh tế xã hội và đảm bảo được những mục tiêu của công tác quản lý thuế TNCN thì đội ngũ cán bộ thuế cấp cao (ở tầm hoạch định chính sách) cần phải có trình độ cao về vấn đề thực tế cũng như cơ bản liên quan đến thuế.
Nhận thức được điều đó, hàng năm Cục Thuế TP.HCM thường xuyên tổ chức các buổi học tập, tập huấn, bồi dưỡng CBCC về chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức thi nghiệp vụ thường xuyên để CBCC cập nhật những chính sách mới để vận dụng cho công việc của mình. Để nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức, công đoàn, đoàn thanh niên Cục Thuế tổ chức các buổi tham luận, cuộc thi tìm hiểu và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chủ tịch. Ngoài ra, Cục Thuế còn tổ chức đợt sinh hoạt chính trị cho các công chức lãnh đạo chủ chốt của Cục Thuế, Chi cục Thuế 22 quận, huyện, khu vực; trưởng các đoàn thanh, kiểm tra nhằm tạo sự thay đổi mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động của công chức chuyển từ tư duy quản lý sang phục vụ NNT trong thực thi công vụ, từng bước xây dựng đội ngũ công chức tận tâm, tận lực phục vụ NNT. Sau đợt học tập, lãnh đạo các Phòng, Trung tâm, các Chi cục Thuế tiếp tục quán triệt nội dung học tập đến toàn bộ công chức là Đảng viên và công chức ngoài Đảng tại Cục Thuế.
Phương thức thanh toán chủ yếu trong dân cư
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam trong thời gian qua đã có sự phát triển mạnh mẽ, với sự cạnh tranh sôi động về phát triển dịch vụ bán lẻ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM), các công ty công nghệ hỗ trợ dịch vụ thanh toán, tổ chức trung gian thanh toán. Môi trường pháp lý cho hoạt động này ngày càng hoàn thiện hơn. Cùng với đó là sự hưởng ứng từ nhiều đơn vị
61
cung ứng dịch vụ công khi nhận ra lợi ích kinh tế về hợp tác phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, Chính phủ đã có chủ trương, chính sách hỗ trợ, triển khai Chính phủ điện tử, cung ứng dịch vụ công cấp độ 3, 4. Cụ thể, ngày 30/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Mục đích của Quyết định này là đưa ra các giải pháp đồng bộ, giao trách nhiệm cụ thể cho các bộ, ngành chức năng và các địa phương, nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt sang sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, phương thức thanh toán điện tử.
Hình 2.4: Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt năm 2015- 6/2018
Tiếp đó, ngày 23/2/2018, Thủ tướng Chính phủđã ký ban hành Quyết định số 241/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng với dịch vụ công: Thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội… Tại Nghị quyết số 02/2019/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021, Chính phủ đã yêu cầu đẩy
62
mạnh thanh toán điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 như học phí, viện phí, điện, nước, môi trường...
Phương thức thanh toán chủ yếu trong dân cư ảnh hưởng lớn tới khâu quản lý thu thuế và thanh tra thuế. Quản lý thuế TNCN khó khăn và phức tạp chủ yếu ở khâu quản lý thu nhập của các đối tượng. Nếu như các khoản thu nhập được thanh toán qua hệ thống ngân hàng thì sẽ rất thuận tiện cho cơ quan thuế trong việc giám sát. Bên cạnh đó, nếu phương thức thanh toán trong dân cư chủ yếu thông qua ngân hàng thì nhà nước có thể áp dụng phương pháp thu thuế TNCN thông qua hệ thống ngân hàng. Điều này vừa giúp giảm bớt công việc và chi phí cho cơ quan thuế, vừa kiểm soát chặt chẽ hơn thu nhập của đối tượng nộp thuế. Chính vì vậy, sự phát triển của hệ thống ngân hàng đi kèm với việc phát triển hình thức thanh toán qua tài khoản sẽ là một điều kiện tất yếu để có thể thực hiện tốt công tác quản lý thuế TNCN.
Cụ thể, hiện nay thu nhập của cá nhân từ thương mại điện tử phát triển nên việc quản lý các đối tượng này, cơ quan thuế phải phối hợp với hệ thống ngân hàng. Đối với các khoản thanh toán của tổ chức nước ngoài cho các nhân thông qua ngân hàng thì ngân hàng sẽ khấu trừ thuế trước khi chuyển thu nhập còn lại đến NNT.
Tình hình kinh tế và mức sống của người dân
Với sự phát triển cao nhất cả nước thì TP.HCM cũng là nơi người dân có mức sống cao nhất, năng suất lao động năm 2019 ước đạt 299,8 triệu đồng/người. Với mức sống của người dân cao thì nguồn thu ngân sách từ thuế TNCN của Cục Thuế TP.HCM cũng từđó mà dẫn đầu. Cùng một đơn vị thu thuế trên một khu vực, sốđối tượng nộp thuế thu nhập nhiều ở TP.HCM sẽ làm giảm bớt chi phí trên một đồng thuế thu được. Đồng thời, công tác quản lý thuế TNCN ở TP.HCM cũng khó khăn hơn với nhiều nguồn thu nhập đa dạng của NNT. Bên cạnh đó sự phát triển kinh tế sẽ đồng hành với sự phát triển của cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý nói chung và công tác quản lý thuế nói riêng, khi cơ sở hạ tầng tốt thì khả năng quản lý thuế cũng sẽđược đơn giản và hiệu quả hơn.
63
Ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế
Ý thức chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng tỉ lệ thuận với ý thức và trách nhiệm nộp thuế. Khi người dân có ý thức chấp hành luật thuế tốt, họ sẽ tự giác trong kê khai, nộp thuế. Hành vi trốn thuế sẽ ít xảy ra. Chính vì vậy, công tác quản lý thu thuế và thanh tra thuế sẽ gặp nhiều thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn. Tóm lại ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế cũng ảnh hưởng một phần tới công tác quản lý thuế TNCN.
Là một thành phố lớn, hiện đại, tập hợp nhiều lao động trong đó có nguồn lao động trí thức lớn, đây là nguồn lao động có ý thức trách nhiệm cao do sự hiểu biết về pháp luật cao. Qua các đợt quyết toán cho thấy NNT mỗi năm ý thức chấp hành pháp luật càng cao, sự am hiểu pháp luật thuế càng lớn. Càng ngày, người dân càng nhận thức ra lợi ích của việc tuân thủ pháp luật thuế và thiệt hại khi trái pháp luật. Họ sẽ có sự so sánh giữa lợi ích đạt được và thiệt hại, từđó tuân thủ tốt hơn.
2.5. Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế TNCN tại cục thuế TP.HCM 2.5.1. Những thành quả đạt được trong công tác quản lý thuế TNCN tại