4. Đối tượng nghiên cứu
2.3.2. Thực trạng công tác lập dự toán, xử lý tờ khai và thu thuế
Công tác lập dự toán
Lập dự toán là khâu tài chính tập trung quan trọng nhất, ảnh hưởng đến toàn bộ các khâu của ngành thuế. Căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm sau, Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán NSNN.
Công tác lập dự toán thu thuế TNCN tại TP.HCM được thực hiện cùng với lập dự toán thu NSNN hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.
Dự toán thu thuế TNCN ở TP.HCM không chi tiết theo 10 loại thu nhập chịu thuế do một số loại thu nhập ít phát sinh trên địa bàn thành phố mà chỉ chi tiết theo từng chi cục thuế trực thuộc.
Công tác lập dự toán được thực hiện bởi phòng Nghiệp vụ - Dự toán – Pháp chế. Đối với thuế TNCN cũng như các loại thuế khác, phòng này sẽ hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các phòng, chi cục thuế thực hiện dự toán thu các loại thuế, tổng hợp xây dựng dự toán thu thuế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, đề xuất các giải pháp và tổ chức chỉ đạo thực hiện các giải pháp đảm bảo hoàn thành vượt mức dự toán thu thuế trên địa bàn; theo dõi, tổng hợp, phân tích, đánh giá tiến độ thực hiện dự toán thu thuế; phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan triển khai các biện pháp quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Năm Dự toán thu Thực tế thu Tỷ lệ thực tế so với
dự toán 2015 175.776 184.403 104.91% 2016 195.800 203.236 103.80% 2017 238.882 238.882 100% 2018 268.780 269.078 100.11% 2019 290.329 291.432 100.38% (Nguồn Cục Thuế TP. HCM)
39
Thông qua bảng 2.2 ta thấy số thu thuế trên địa bàn Cục Thuế tăng qua các năm và năm nào cũng hoàn thành hoặc vượt chỉ tiêu kế hoạch của Tổng Cục thuếđề ra. Việc này chứng tỏ công tác quản lý thuếđược thực hiện tốt. Cục Thuế TP.HCM cũng là đơn vị có số thu cao nhất cả nước do tập trung số lượng DN, lượng NLĐ lớn nhất.
Công tác xử lý tờ khai
Trước khi xét đến công tác xử lý tờ khai thì ta phải xác định cách đăng ký, quản lý tờ khai thuế. Cá nhân được quản lý thông qua MST. Tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 95/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 28/6/2016 thì “MST là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự do cơ quan quản lý thuế cấp cho NNT theo quy định của Luật quản lý thuế. MST để nhận biết, xác định từng NNT (bao gồm cả NNT có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu) và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.”
Hiện nay, có hai hình thức để cá nhân thực hiện đăng ký thuế:
Một là, đăng ký thông qua cơ quan chi trả thu nhập: cá nhân gửi văn bản ủy quyền, kèm theo chứng từ cá nhân như chứng minh thư hay thẻ căn cước công dân, hộ chiếu (bản photo) cho cơ quan chi trả thu nhập. Cơ quan chi trả thu nhập tổng hợp thông tin đăng ký thuế của cá nhân vào tờ khai đăng ký thuế tổng hợp cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thông qua cơ quan chi trả thu nhập mẫu số 05-ĐK-TH-TCT và gửi qua cổng thông tin điện tử của Tổng Cục Thuế.
Hai là, đăng ký trực tiếp tại cơ quan thuế: cá nhân thực hiện nộp tờ khai đăng ký cấp MST tại cơ quan thuế.
Thủ tục và quy trình đăng ký thuế hiện nay được thực hiện rất đơn giản và thuận tiện. Các tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế tại bộ phận một cửa của cơ quan thuế hoặc truy cập vào website https://thuedientu.gdt.gov.vn/. NNT có thể khai trực tiếp trên website này hoặc khai trên phần mềm HTKK rồi kết xuất ra file xml sau đó tải lên website. Việc này sẽ giảm bớt việc cơ quan chi trả thu nhập phải đi lại, liên hệ nhiều lần với cơ quan thuế khi tiến hành đăng ký thuế đồng thời giảm bớt sự quá tải của các cơ quan thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế. Sau khi Cục Thuế các địa phương tập trung toàn bộ file dữ liệu của NNT gửi về, Tổng cục
40
Thuế sẽ tiếp nhận, xử lý và cấp MST tập trung theo từng địa bàn tỉnh, thành phố và gửi trả lại dữ liệu MST cho các Cục Thuế, trên cơ sở đó Cục Thuế các địa phương nhận lại dữ liệu MST và cấp cho NNT trên địa bàn.
Riêng Phòng Quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác tại Văn phòng Cục Thuế hiện đang được phân công quản lý các cá nhân và tổ chức kê khai chủ yếu một số khoản thu trong đó có khoản thu từ thuế TNCN, bao gồm các đối tượng quản lý khác nhau. Trong những đối tượng quản lý kể trên, văn phòng đại diện của các thương nhân nước ngoài theo quy chế hoạt động không tham gia vào hoạt động kinh doanh sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam, không phải lập sổ sách và báo cáo tài chính năm nên rất khó kiểm soát được thu nhập của các cá nhân làm việc tại các văn phòng đại diện này. Do đó để tăng cường công tác quản lý cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho NNT trong việc đăng ký cấp MST, Phòng Quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác đã kết hợp với Sở Công Thương TP.HCM trong việc nhận hồ sơ đăng ký thuế của NNT cùng với hồ sơ cấp giấy phép thành lập các Văn phòng đại diện tại bộ phận nhận hồ sơ của Sở Công Thương. Việc cấp MST cùng lúc với việc tiếp nhận hồ sơ cấp giấy phép tại Sở Công Thương được thực hiện nhanh chóng trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 ngày, giảm TTHC và tạo điều kiện thuận lợi cho NNT có thể thực hiện ngay việc nộp thuế vào NSNN cũng như các giao dịch khác. Ngoài ra, hàng năm (31/3) Sở Công Thương TP.HCM gửi danh sách các văn phòng đại diện đang hoạt động đến Cục Thuế, trên cơ sở này Phòng Quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác sẽ đối chiếu danh sách đang quản lý thực tế với danh sách cấp phép của Sở Công Thương, xác minh các trường hợp không liên lạc được, tạm thời khóa MST, từng bước xác định chính xác đối tượng quản lý.
Trong thời đại 4.0 hiện nay, việc đăng ký tờ khai thuế qua hình thức điện tử ngày càng tiện lợi và phù hợp. Việc này hỗ trợ rất lớn cho NNT, rút ngắn thời gian và giảm bớt công sức cho NNT. Đồng thời, việc này giúp cho công tác quản lý thuế trở nên dễ dàng hơn. Hiện nay, thương mại điện tử ngày càng phát triển, số lượng NNT thực hiện đăng ký thuế và nộp thuế ngày càng lớn do nguồn thu nhập tăng lên. Cục Thuế TP.HCM tiếp nhận khối lượng tờ khai đăng ký xin cấp MST rất lớn
41
nhưng việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơđăng ký thuế của NNT tại Cục Thuế vẫn đảm bảo được thực hiện theo đúng quy trình và thời gian quy định.
Để hỗ trợ cho NNT, cơ quan thuế cho phép NNT đăng ký MST chậm nhất là đến khi quyết toán thuế, điều này đã tạo thuận lợi rất lớn cho NNT khi không kịp đăng ký MST cho NLĐ trong năm. Nếu NNT không đăng ký MST sẽ có rất nhiều hạn chế như: phải tự mình quyết toán thuế TNCN, không được giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, không được hoàn thuế TNCN nếu có số thuế nộp thừa.
Ngoài những kết quả đạt được, việc đăng ký MST TNCN vẫn có một số tồn tại: Việc đăng ký cấp MST TNCN hiện nay trên địa bàn Thành phố thường do cơ quan chi trả thu nhập nơi mà NNT làm việc thực hiện đăng ký thay, dẫn đến tình trạng thông tin cá nhân đề nghị cấp mã có thể chưa chính xác, người được cấp mã không quan tâm đến việc mình đã được cấp MST, thậm chí còn không biết bản thân mình đã được được cấp MST, nhiều trường hợp NNT khi chuyển từ chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công dân đã thực hiện đăng ký cấp MST mới thay vì chỉ cần điều chỉnh cập nhật thông tin trên MST cũ, dẫn đến tình trạng một cá nhân có thể có 2 MST … Có thể nói rằng tồn tại lớn nhất đối với công tác quản lý đăng ký thuế là NNT không quan tâm kê khai thay đổi, bổ sung thông tin cá nhân với cơ quan thuế. Khi NNT có yêu cầu về hoàn thuế, giảm thuế thì các thông tin trên hồ sơ hoàn thuế, hồ sơ giảm thuế không trùng khớp với thông tin đăng ký ban đầu của NNT. Do vậy cơ quan thuế sẽ không thể thực hiện được việc giải quyết hoàn thuế, miễn thuế cho NNT.
42
Thủ tục đăng ký MST
Tổ chức chi trả thu nhập Cá nhân đăng ký trực tiếp cơ quan thuế Người lao động lập hồ sơ đăng ký thuế Mẫu 03/Đk-TCT Mẫu 05/ĐK-TCT Tổ chức chi trả thu nhập tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và đóng tệp CMND hoặc Passport CQT nơi cá nhân lưu trú CQT tiếp nhận trực tiếp CQT tiếp nhận từứng dụng
(Nguồn: Phòng Quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác)
Hình 2.3: Quy trình, thủ tục đăng ký MST TNCN
Sau khi NNT lập tờ khai quyết toán thuế TNCN online qua hệ thống etax thì NNT phải nộp tờ khai giấy đến cơ quan thuế trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. Phòng kê khai – kế toán thuế sẽ rà soát và xử lý sơ bộ tờ khai. Nếu NNT đã nộp tờ khai online trùng khớp vời tờ khai giấy và các thông tin cơ bản không sai thì sẽ nhận hồ sơ của NNT và chuyển đến phòng Quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác để kiểm tra chi tiết hồ sơ, các khoản thu nhập cụ thể của NNT có đúng không để xử lý.
Công tác thu thuế
Cục Thuế TP.HCM luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND Thành phố, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và sự phối hợp kịp thời của các UBND quận, huyện, các Sở, ngành trong việc triển khai các biện pháp quản lý thu.
Mặt khác, Cục Thuế đã chủ động lập kế hoạch chương trình công tác trọng tâm từ đầu mỗi năm, đồng thời đánh giá nghiêm túc kết quả thu NSNN của những
43
năm trước, phân tích những yếu tố thuận lợi và khó khăn tác động đến nguồn thu trong năm; tập trung chỉ đạo công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT, tăng cường các biện pháp cải cách TTHC, công tác thanh tra, kiểm tra và công tác thu nợ thuế nhằm đảm bảo hoàn thành dự toán thu ngân sách trong năm.
Nhằm huy động sức mạnh tổng hợp trong việc đôn đốc thu thuế, chống thất thu, thu hồi nợ thuế… UBND TP.HCM đã quan tâm chỉ đạo Cục Thuế, UBND các quận, huyện, các Sở, ngành liên quan cùng phối hợp thực hiện công tác thu ngân sách trên địa bàn. Trong đó, tập trung chỉ đạo công tác đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế các tháng cuối năm.
Trong năm, cơ quan chi trả thu nhập sẽ thực hiện khấu trừ số thuế TNCN của NNT theo từng kỳ (tháng, quý). Đến ngày 30 tháng 3 hàng năm, cơ quan chi trả thu nhập và NNT sẽ tổng hợp thu nhập và số thuế phải nộp trong năm để thực hiện quyết toán thuế. Tất cả các cá nhân cư trú có phát sinh thu nhập từ tiền công, tiền lương phải làm quyết toán thuế TNCN. Đối với các cá nhân chỉ có một nguồn thu nhập tại một tổ chức thì thường sẽ được tổ chức đó quyết toán thay, việc này còn được gọi là ủy quyền quyết toán thuế TNCN. Còn cá nhân có phát sinh từ nhiều nguồn thu nhập thì phải tự làm quyết toán. Ở các tổ chức, nhân viên kế toán sẽ làm khấu trừ thuế TNCN đinh kỳ hàng tháng và cuối năm sẽ làm quyết toán thuế. Nếu vào kỳ quyết toán, cá nhân có phát sinh tiền thuế TNCN phải đóng thêm thì sẽ trích nộp tiền thuế TNCN từ tiền lương của cá nhân này (nếu cá nhân này còn làm việc tại tổ chức này). Nếu số tiền thuế đã nộp lớn hơn tiền thuế quyết toán năm thì sẽ làm thủ tục hoàn thuế TNCN lại cho cá nhân đó. Tất cả việc này được cá nhân ủy cho tổ chức thực hiện và tổ chức được ủy quyền phải có trách nhiệm trong việc thực hiện đúng nghĩa vụ quyết toán thuế TNCN với nhà nước.
Từ năm 2016 Cục Thuế TP.HCM đã áp dụng chương trình “tuần lễ hỗ trợ” nhằm hỗ trợ NNT thực hiện quyết toán thuế TNCN trực tiếp với cơ quan thuế. Cục Thuế đã huy động lực lượng đoàn thanh niên, công chức thuộc các phòng tuyên truyền-hỗ trợ NNT, kê khai-kế toán thuế, quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác, tin học để hỗ trợ tốt nhất cho NNT. Để thực hiện chương trình này, Cục thuế
44
đã thực hiện các công việc sau: soạn thảo các văn bản báo cáo xin ý kiến Tổng cục Thuế, UBND TP.HCM các nội dung liên quan đến chương trình hỗ trợ; Soạn thảo thư ngỏ gửi đến các đơn vị chi trả thu nhập và các cá nhân có thu nhập nhiều nơi, để hướng dẫn một số nội dung cơ bản liên quan đến QTT TNCN, trong đó nêu rõ chương trình hỗ trợ của cơ quan thuế chỉ liên quan đến hướng dẫn chính sách, cơ quan thuế không làm thay NNT các công việc như lập tờ khai, in tờ khai; Soạn thảo tài liệu tóm tắt hướng dẫn về chính sách, quy trình, thủ tục, địa điểm quyết toán thuế TNCN đối với tổ chức và cá nhân, cách thức lập tờ khai trên phần mềm ứng dụng hoặc làm trực tuyến trên etax và gửi file tờ khai đến cơ quan thuế qua mạng internet; Lên kế họach phối hợp cùng với các đại lý thuế trên địa bàn thành phố nhằm đảm bảo việc kê khai, nộp thuế của NNT được nhanh chóng, thuận lợi; Thiết kế sơđồ quy trình, các bước hỗ trợ NNT thực hiện quyết toán thuế tại cơ quan thuế. Tập huấn các quy định về quy trình, thủ tục, địa điểm quyết toán thuế TNCN và các bước thực hiện việc hỗ trợ NNT cho các công chức tham gia hỗ trợ thuộc Cục thuế và các CCT; Đăng tải nội dung hướng dẫn quyết toán thuế trên trang web ngành, và tuyên truyền thông qua Đài truyền hình Tp.HCM (HTV9).
Cơ quan thuế tổ chức Chương trình hỗ trợ NNT sớm, trước hạn chót nộp quyết tóan từ 1 đến 2 tuần, tuy nhiên kết quả rất khả quan, có thể thấy được ý thức của NNT đã dần thay đổi, chủđộng liên hệ cơ quan Thuế sớm để được hỗ trợ trước khi hạn chót nộp hồ sơ kết thúc. Cụ thểđược thể hiện qua bảng 2.3 bên dưới.
45 Kỳ QT Tờ khai Quyết toán Văn phòng Cục 24 Chi Cục TỔNG CỘNG Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng 2016 Tổng số Tờ khai 12,278 59% 8,640 41% 20,918 Hoàn + Bù trừ 6,970 57% 7,345 85% 14.315 Nộp thêm 5,308 43% 1,295 15% 6.603 2017 Tổng số Tờ khai 11,424 55% 9,530 45% 20,954 Hoàn + Bù trừ 6,659 58% 8,329 87% 14.988 Nộp thêm 4,765 42% 1,201 13% 5.966 2018 Tổng số Tờ khai 13,273 58% 9,561 42% 22,834 Hoàn + Bù trừ 7,456 56% 8,009 84% 15,465 Nộp thêm 5,817 44% 1,552 16% 7,369 (Nguồn Cục Thuế TP. HCM) Bảng 2.3: Bảng số liệu so sánh ba kỳ quyết toán 2016,2017 và 2018
Năm 2020 là thời gian để NNT thực hiện quyết toán thuế năm 2019, do tình hình dịch bệnh covid 19 nên đối với chương trình “tuần lễ hỗ trợ”, Cục Thuế TP.HCM đã có những linh động để phù hợp với tình hình dịch bệnh. NNT không được hỗ trợ trực tiếp rà soát, kiểm tra hồ sơ như các năm mà chỉ hướng dẫn qua website, facebook của Cục Thuế. NNT nộp hồ sơ trực tiếp hoặc được khuyến khích nộp hồ sơ qua bưu điện. Do đó, số lượng hồ sơ quyết toán thuế năm 2019 được coi là khá lớn do không có vòng sơ duyệt hồ sơ. Do tình hình dịch bệnh nên việc kiểm