4. Đối tượng nghiên cứu
2.3.5. Công tác thanh tra, kiểm tra
Cục Thuế luôn chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu thuế và không ngừng nâng cao về chất lượng, luôn vận dụng và phát huy tinh thần sáng tạo trong công tác của từng CBCC nên công tác thanh tra, kiểm tra đã có nhiều chuyển biến tích cực. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên ý thức tuân thủ pháp luật thuế của NNT ngày càng tốt hơn, đồng thời không ngừng tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý thuế cũng như phát hiện và kiến nghị bổ sung, sửa đổi kịp thời những quy định chưa chặt chẽ trong các văn bản pháp luật thuế hiện hành, tránh được tình trạng DN lợi dụng kẽ hở pháp lý để gian lận, trốn thuế gây thất thu cho NSNN.
Đối với thuế TNCN thì hiện nay cơ quan thuế áp dụng phần mềm quản lý thuế TNCN để phát hiện rủi ro trong hồ sơ khai thuế. Sau khi có danh sách NNT theo mức độ rủi ro, thủ trưởng cơ quan thuế sẽ có thông báo, đề nghị phải giải trình hoặc bổ sung tài liệu đối với trường hợp rủi ro cao và rủi ro vừa. Công chức thuế sẽ phân loại rủi ro và ra quyết định thanh tra kiểm tra đối với những hồ sơ có mức độ rủi ro cao.
53
Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố về thực hiện các giải pháp quản lý chống thất thu có trọng tâm, trọng điểm, trong năm ngoài việc thanh tra kiểm tra theo kế hoạch thông qua việc phân tích rủi ro dựa vào cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, Cục Thuế đã triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với tất cả các loại thuế. Trong đó, đối với thuế TNCN, trong năm 2018, Phòng Quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác đã xây dựng các chuyên đề thanh tra kiểm tra đối với các lĩnh vực có nhiều rủi ro cao về thuế và kết quả đạt được như sau:
Kết quả kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế
Năm Số hồ sơ giải quyết Số thuế kê khai bổ sung (tỷđồng)
2015 712 8,7
2016 778 12,9
2017 691 4,1
2018 584 1,9
(Nguồn: Phòng Quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác – Cục Thuế TP.HCM)
Bảng 2.6: Kết quả kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế năm 2016-2018 của phòng Quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác
Số hồ hoàn tất là 584 hồ sơ với số thuế bổ sung trên thông báo thuế là 1.922 triệu đồng, so với 31.12.2017 đạt 87,7% về số lượng và đạt 100,7% về số thu. Tuy nhiên số hồ sơ tồn là 224 hồ sơ so với cùng kỳ là 218 hồ sơ (tăng 6) chứng tỏ việc giải quyết hồ sơ ngưng nghỉ ngày càng gặp nhiều khó khăn, tình huống phức tạp, mất nhiều thời gian của các công chức quản lý trong vấn đề giải quyết hồ sơ ngưng nghỉ. Tuy nhiên, các cán bộ quản lý đều kiêm nhiệm thêm công tác kiểm tra nên luôn có sựđiều chuyển sắp xếp để giải quyết hồ sơ ngưng nghỉ do mình quản lý và công tác kiểm tra cho phù hợp. Toàn bộ số lượng hồ sơ này là do các cá nhân, các văn phòng làm thủ tục ngưng nghỉ hoặc đóng cửa đã được Phòng Quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác giải quyết đúng tiến độ, đảm bảo thời gian ngắn nhất tạo điều kiện thuận lợi cho NNT.
54 Kết quả kiểm tra tại trụ sở NNT
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018
Số hồ sơ giải quyết 333 353 437 451
Số thuế truy thu và phạt (tỷđồng)
109 113,5 222,2 134,73
(Nguồn: Phòng quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác – Cục Thuế TP.HCM)
Bảng 2.7: Kết quả kiểm tra tại trụ sở NNT năm 2016-2018 của phòng Quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác
Năm 2018 bao gồm cả 198 hồ sơ ngưng nghỉ.
Kế họach giao năm 2018: 350 hồ sơ với số thuế truy thu 100 tỷ.
Lũy kế đến 31/12/2018 đã hoàn tất 451 hồ sơ với số thuế truy thu và phạt tương ứng là 134,73 triệu đồng, đạt 136,67% về số lượng và đạt 134,74% về số thuế truy thu. So với 31/12/2017 đạt 103,2% về số lượng và đạt 60,6% về số truy thu.
Số thu bình quân/ hồ sơ là 299 triệu là rất cao, như vậy cho thấy chất lượng phân tích hồ sơ được hiệu quả. Nếu xét trên yếu tốđây chỉ là 1 sắc thuế TNCN khi kiểm tra hồ sơ càng cho thấy hiệu quả kiểm tra.
Hồ sơ từ lĩnh vực 2 nơi sẽ giảm dần, lý do các hồ sơ lớn đã được khai thác từ hơn 5 năm nay, đồng thời hiện nay các Chi cục thuế đang đẩy mạnh kiểm tra theo chỉ đạo của Tổng Cục Thuế nên nguồn thu cho phòng quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác sẽ ngày càng khó khăn hơn. Đồng thời, điều này chứng tỏ NNT đã ngày càng am hiểu về luật thuế hơn và thể hiện tính tự khai ngày càng cao.
Chuyên đề kiểm tra đầu tư vốn và chuyển nhượng vốn
Tổng số tờ khai kiểm tra nhận từ phòng kê khai kế toán thuế 12 tháng đầu năm 2018: 1.204 hồ sơ, trong đó: 89 tờ khai do có TN từđầu tư vốn và 1.115 tờ khai do có thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
Tổng số thuế: 48.848 triệu đồng
Các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện chuyên đề:
- Về cơ chế phối hợp: Việc chuyển nhượng vốn được các bên thoả thuận bằng hợp đồng, sau đó làm các thủ tục có liên quan để thay đổi tên các thành viên. Việc
55
mua bán thể hiện bằng nhiều hình thức mà cơ quan thuế chưa thể kiểm tra, kiểm soát như hợp đồng khai với cơ quan thuế giá bán bằng giá vốn (không phát sinh thu nhập nên không phải nộp thuế). Việc thanh toán cũng đa dạng, không có quy định buộc phải thanh toán qua ngân hàng nên việc kiểm tra giám sát cũng gặp nhiều khó khăn.
- Về chính sách thuế: dù cơ quan thuế nhận định rủi ro trong khai thiếu thuế, tuy nhiên với nội dung theo quy định vềấn định giá của cơ quan thuế chưa phù hợp trong thực tế không có cơ sở dữ liệu liên quan của việc chuyển nhượng vốn cá nhân.
- Việc kiểm tra lĩnh vực chuyển nhượng vốn luôn ẩn chứa nhiều rủi ro và cần cán bộ kiểm tra có kinh nghiệm, khéo léo trong đấu tranh trong khi hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực này chưa hoàn chỉnh. Do đó, nhân sự đáp ứng được hiện tại rất hạn hẹp nên chưa thểđầu tư chuyên sâu cho chuyên đề này.
Chuyên đề kiểm tra thu nhập từ thừa kế:
Tổng số tờ khai kiểm tra nhận từ phòng kê khai kế toán thuế 12 tháng năm 2018: 83 hồ sơ có thu nhập từ thừa kế, kết quả thực hiện như sau:
Tổng số thuế: 10.716 triệu đồng
Thông qua việc thực hiện chuyên đề này, công chức thuế đã gặp phải một số khó khăn nhất định:
Văn bản quy phạm pháp luật quy định trong lĩnh vực này còn hạn chế, chưa cụ thể, chưa tách bạch rõ ràng, còn nhiều bất cập. Chưa có những hướng dẫn cụ thể, cán bộ kiểm tra thường dùng kinh nghiệm để khai thác là chính.
Một số công chức thuế chưa hiểu rõ về quy định nên chưa thực hiện đúng và hướng dẫn không đúng nên gây phiền hà cho NNT.
Loại thuế này chịu ảnh hưởng của các Luật khác như Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, đòi hỏi NNT, cán bộ thuế phải nghiên cứu và cập nhật các thay đổi chính sách. Nhưng các đối tượng này chưa có thói quen đọc các quy định và áp các suy nghĩ duy ý chí vào cách kê khai thuế và phản ứng gay gắt khi được hướng dẫn kê khai bổ sung.
Chưa có sự kết hợp trao đổi thông tin với Sở kế hoạch và đầu tư nên xảy ra các trường hợp NNT vẫn đổi được tên trên Giấy phép đầu tư khi chưa hoàn tất thủ tục kê khai, nộp thuế TNCN từ thừa kế.
56
Việc thanh tra kiểm tra thuế TNCN là bước sàn lọc lại những nguồn thu nhập của cá nhân đã kê khai, đồng thời kiểm tra, tìm kiếm những nguồn thu nhập của các đối tượng có thu nhập cao nhưng khó khai thác. Những đối tượng này, đặc biệt là đối tượng nghệ sĩ. Nguồn thu nhập kê khai của họ thường nhỏ hơn nhiều so với số thực nhận dẫn tới việc thất thu thuế cao. Sau khi thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu có được từ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP.HCM nơi cấp phép biểu diễn, Sở Công Thương nơi cấp phép quảng cáo, Công an TP.HCM nơi quản lý các chương trình biểu diễn ở nước ngoài, tờ khai quyết toán thuế TNCN của đơn vị chi trả thu nhập, thông tin quảng cáo trên báo, đài về lịch biểu diễn các tụđiểm ca nhạc, phòng trà,...Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã truy thu được rất nhiều tiền thuế bị kê khai sót. Cụ thể, mới đây, Cục Thuế TP.HCM cho biết đã truy thu 15 tỷ đồng tiền thuế của 15 nghệ sĩ trong 7 tháng đầu năm 2019. Nguyên nhân đầu tiên của tình trạng trên theo cơ quan thuế là việc nghệ sĩ thường sử dụng tên nghệ danh thay vì tên thật. Thêm vào đó, đặc thù của nghệ sĩ là biểu diễn tại nhiều tỉnh, thành khác nhau và không có nơi cư trú cốđịnh.
Kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển, cá nhân càng có nhiều nguồn thu nhập, trong đó có rất nhiều nguồn thu nhập mới. Việc quản lý các nguồn thu nhập này gây khó khăn lớn cho cơ quan thuế trong việc tìm hiểu, kiểm tra như thế nào để không thất thu thuế đối với những nguồn thu nhập mới này. Theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, Nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội trong bài viết về sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam: “Việt Nam là một nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh ở Châu Á, chính vì thế mà nó mang đến những cơ hội cho các nhà đầu tư bán lẻ trực tiếp cũng như bán lẻ online khai thác ở một thị trường đầy tiềm năng này. Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang tăng trưởng khá nhanh với 35,4 triệu người dùng và tạo ra doanh thu hơn 2,7 tỷđô la trong năm 2019. Ở Việt Nam hiện có 59,2 triệu người sử dụng internet, chiếm hơn ½ dân số cả nước, con số này được dự báo sẽ tăng lên 68 triệu vào năm 2021. 35 triệu người dùng điện thoại thông minh trong cuộc sống, sinh hoạt và mua sắm hàng ngày, dự báo sẽ tăng lên 40 triệu vào năm 2021. Đây là những điều kiện rất tốt để các nhà bán lẻ online đầu tư
57
để mở các gian hàng trực tuyến tại Việt Nam và tạo chỗ đứng vững chắc ở thị trường này. Hiện nay có 3 website thương mại điện tửđược lọt vào trong top 10 có nền tảng kinh doanh trực tuyến hàng đầu ở Đông Nam Á là Tiki, Sendo và Thế giới di động, đang cạnh tranh và có lúc vượt lên so với Lazada Việt Nam, Alibaba Việt Nam, Shopee Việt Nam và JD.com.vn - vốn là những trang thương mại điện tử buôn bán trực tuyến có quy mô rộng lớn và phạm vi hoạt động bao trùm ở khu vực Đông Nam Á.”
Kinh doanh thương mại điện tử là một trong những nguồn thu nhập đó, đây là nguồn thu nhập mà các cá nhân rất dễ luồn lách và không kê khai đầy đủ. Cục Thuế TP.HCM gặp không ít khó khăn khi thực hiện chuyên đề chống gian lận thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử, không chỉđối với các DN kinh doanh thương mại điện tử mà còn đối với các cá nhân làm trong lĩnh vực này. Công tác thanh, kiểm tra thương mại điện tử đòi hỏi những yêu cầu khác với so với thanh tra theo phương thức truyền thống bởi trong thanh tra thương mại điện tửđòi hỏi CBCC thuế phải có trình độ về tin học, ngoại ngữ... Đồng thời, phải có ứng dụng, phần mềm hỗ trợ việc truy lần dấu vết giao dịch, kết xuất dữ liệu lịch sử giao dịch làm bằng chứng đấu tranh đối với việc che giấu các hành vi vi phạm của NNT. Theo đó, pháp luật về quản lý thuế cũng sửa đổi, bổ sung thêm việc quản lý thuếđối với lĩnh vực mới này trong Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/7/2020.
Những khó khăn đặt ra trong công tác quản lý thuế TNCN đó chính là tình trạng các cá nhân trực tiếp kinh doanh thương mại điện tử cung cấp sản phẩm, bán hàng hoá qua các trang website bán hàng, qua các trang mạng xã hội - Facebook, … nếu có đăng ký kinh doanh thì có thực hiện kê khai thuế, nhưng việc thực hiện kê khai thuế thường không đầy đủ, thường có dấu hiệu trốn doanh thu do việc thực hiện kinh doanh thương mại điện tử thường có phương thức thanh toán bằng tiền mặt, nếu thực hiện thanh toán qua ngân hàng thì sử dụng các tài khoản ngân hàng không đăng ký với cơ quan thuế; nếu không có đăng ký kinh doanh thì gần như không thực hiện kê khai nộp thuế với cơ quan thuế. Ngoài ra, trong những năm gần đây, ở nước ta đã hình thành các DN và cá nhân cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, có phát sinh thu nhập từ các trang mạng xã hội Google, Facebook, Youtube,… và
58
các khoản thu nhập này đều được chuyển về Việt Nam cho người thụ hưởng thông qua các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ có một số DN thực hiện kê khai nộp thuế, số còn lại phần lớn là cá nhân có phát sinh thu nhập đều không thực hiện kê khai nộp thuế dẫn đến thất thu cho NSNN.