4. Đối tượng nghiên cứu
3.1.2. Định hướng, kế hoạch xây dựng, phát triển kinh tế xã hội và dự toán
Định hướng, kế hoạch xây dựng, phát triển kinh tế xã hội:
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.
Chỉ thị nêu rõ, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và Nghị quyết số 142/2016/QH13 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (kinh tế xã hội) 5 năm 2021 - 2025, trong bối cảnh khu vực và thế giới có những yếu tố thuận lợi, khó khăn đan xen, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc hội, sự chủđộng điều hành của Chính phủ và sự nỗ lực phấn đấu của các ngành, các cấp, cộng đồng DN và toàn dân đã vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân và giải quyết các vấn đề về môi trường.
Trong giai đoạn tới tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, trong khi đó kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, tiềm ẩn rủi ro, đặt ra nhiều thách thức cho quá trình phát triển bền vững, trong đó có diễn biến phức tạp của đại dịch covid-19. Do đó, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn 2021-2025 là rất nặng nề.
Để tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được, vượt qua các khó khăn thách thức, triển khai thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030, tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế xã hội giai đoạn tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (các bộ, cơ quan trung ương và địa phương) triển khai xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025 đồng thời tiến hành xây dựng chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025 để phê duyệt, triển khai thực hiện ngay khi kế hoạch 5 năm được cấp có thẩm quyền thông qua.
75
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
- Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế; thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, phát triển nền kinh tế số, hình thành các DN công nghệ số Việt Nam có năng lực cạnh tranh toàn cầu; cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo, tham gia hiệu quả vào cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; khắc phục thiệt hại, phục hồi sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế sau thiên tai, dịch bệnh; mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu, đa dạng hóa đối tác, nguồn hàng.
- Thúc đẩy phát triển các vùng và khu kinh tế theo quy hoạch đã được phê duyệt; nghiên cứu ban hành quy chế phối hợp điều hành các vùng, liên kết vùng; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển vùng, liên kết vùng; phát triển các mô hình kinh tế xanh cho các vùng và khu kinh tế; phát triển các vùng nguyên vật liệu trong nước để chủ động hơn các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh; phát triển kinh tế biển.
- Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ như giao thông vận tải, cảng biển, năng lượng, CNTT và truyền thông, đô thị, nông nghiệp...; phát triển đô thị phù hợp với xu hướng đô thị thông minh, xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, tập trung nâng cao chất lượng đô thị. Tiếp tục xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia; Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới.
- Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của nền kinh tế; phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hoàn thiện thể chếđể phát triển các mô hình kinh tế mới có ứng dụng công nghệ số. Nâng cao hiệu quả quản lý nợ công và sử dụng vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, công trình trọng điểm.
76
- Nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có kĩ năng, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao để đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; nâng cao vai trò, trách nhiệm của DN trong đào tạo. Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
- Tiếp tục xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh toàn dân tộc, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, chất lượng dân số; phòng, chống dịch bệnh; thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo. Đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số;...
Dự toán NSNN:
Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội, Bộ Tài chính đã triển khai cơ cấu lại thu, chi NSNN, giảm mạnh và kiểm soát chặt chẽ bội chi, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia. Đây là chủ trương lớn của Việt Nam để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững. Quá trình hội nhập tác động mạnh đến các nguồn thu NSNN của Việt Nam. Thuế nhập khẩu giảm theo các hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương tác động đa chiều đến nguồn thu ngân sách, đòi hỏi phải cơ cấu lại NSNN theo hướng bền vững hơn. Cơ cấu thu NSNN đã được đảm bảo và chuyển dịch theo hướng tích cực. Tổng thu cân đối NSNN các năm 2016, 2017, 2018,2019 đều vượt dự toán. Mặc dù đạt được những kết quả đáng ghi nhận, nhưng nhiệm vụ còn lại trong 2020 còn rất nặng nề, trong đó có yêu cầu nhiệm vụ thu, cả về số tuyệt đối và tỷ lệ huy động so với GDP, trong điều kiện các giải pháp điều chỉnh chính sách thu cơ bản chưa và sẽ không được thực hiện trong 5 năm này. Trong khi đó, bối cảnh
77
trong nước và quốc tế vẫn còn nhiều thách thức, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế và thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN.
Để hoàn thành mức cao nhất nhiệm vụ thu NSNN năm 2020 và thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp, trong đó, tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chặt chẽ kết hợp với chính sách tiền tệ, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Đồng thời, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi để DN phát triển, thúc đẩy tăng trưởng cao và bền vững, tạo nguồn thu vững chắc cho NSNN.
Xây dựng và triển khai dự toán NSNN gắn với chiến lược và định hướng phát triển từng thời kỳ, đảm bảo tính bền vững của NSNN. Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí... Đồng thời, kiên quyết thực hiện các mục tiêu cơ cấu lại NSNN, nợ công, nhất là giữ mục tiêu bội chi, nợ công theo kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia 2016 - 2020, góp phần làm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, tăng cường ổn định vĩ mô.
Năm 2020, Quốc hội đã phê duyệt dự toán thu cân đối NSNN là 1.512,3 nghìn tỷ đồng; dự toán chi NSNN là 1.747,1 nghìn tỷ đồng (trong đó dự toán chi đầu tư phát triển 470,6 nghìn tỷđồng; dự toán chi thường xuyên 1.056,48 nghìn tỷđồng). Ngoài ra, chi trả nợ gốc của NSNN khoảng 245,031 nghìn tỷđồng. Dự toán bội chi NSNN là 234,8 nghìn tỷ đồng tương đương 3,44% GDP (Theo cách tính mới của Luật NSNN 2015, số bội chi này không bao gồm chi trả nợ gốc), trong đó bội chi ngân sách trung ương chiếm 92,8% tổng bội chi và bội chi NSĐP là 7,2%.
3.2. Mục tiêu, định hướng về công tác quản lý thuế TNCN 3.2.1. Mục tiêu