4. Đối tượng nghiên cứu
3.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN của cục thuế TP.HCM
Công tác tuyên truyền – Hỗ trợ NNT
STT Nhân tố Tổng hợp giá trị Bình Quân 1 2 3 4 5 SL % SL % SL % SL % SL % I.1 Sự thay đổi và cập nhật của các văn bản pháp luật Thuế TNCN 2 2,5 3 3,7 6 7,4 40 49,4 30 37,0 4,15 I.2 Cục Thuế TP.HCM tập huấn cho Cán bộ - NNT kịp thời 1 1,2 1 1,2 19 23,5 31 38,3 29 35,8 4,06 I.3 Trả lời chính sách thuế cho NNT qua điện thoại hoặc trả lời trực tiếp 1 1,2 2 2,5 21 25,9 35 43,2 22 27,2 3,93 I.4 Trả lời chính sách Thuế bằng văn bản đúng hạn 3 3,7 2 2,5 23 28,4 30 37,0 23 28,4 3,84 I.5 Ghi nhận ý kiến đóng góp của NNT 3 3,7 3 3,7 26 32,1 22 27,2 27 33,3 3,83
(Nguồn: Số liệu khảo sát, xử lý excel và tính toán của tác giả)
Bảng 3.1: Ý kiến đánh giá của CBCC về mức độảnh hưởng của các nhân tố thuộc công tác tuyên truyền hỗ trợ
Thông qua việc khảo sát các CBCC thuộc Cục Thuế TP.HCM về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố của công tác tuyên truyền – hỗ trợ NNT đến việc quản lý thuế TNCN thì ta thấy yếu tốảnh hưởng nhiều nhất là sự thay đổi và cập nhật của các văn bản pháp luật thuế TNCN với số điểm thể hiện mức độ bình quân là 4,15. Tiếp theo là yếu tố tập huấn chính sách thuế kịp thời với mức độ bình quân là 4,06. Trả lời chính sách thuế cho NNT qua điện thoại và trả lời trực tiếp cũng ảnh hưởng nhiều đên công tác quản lý thuế TNCN với mức độ 3,93. Trong khi đó trả lời chính sách bằng văn bản thấp hơn với mức độ 3,84 do cá nhân và hộ kinh doanh ít khi gửi văn bản yêu cầu cơ quan thuế hướng dẫn mà chủ yếu là đến trực tiếp và gọi điện thoại. Việc gải đáp các thắc mắc của NNT qua văn bản chủ yếu đối với NNT là DN. Việc ghi nhận ý kiến đóng góp của NNT có ảnh hưởng nhưng thấp nhất, mức độ
82
trung bình là 383. Điều này chứng tỏ với kinh nghiệm của các CBCC thuế thì NNT ít thể hiện đánh giá của mình. Cụ thể trong các hộp thưđóng góp ý kiến và các nút đánh giá tại Cục Thuế TP.HCM ít được NNT sử dụng. Do đó, giải pháp quan trọng đầu tiên đối với công tác tuyên truyền – hỗ trợ chính là việc tập huấn, cập nhật sự thay đổi của chính sách thuế cho NNT. Trong công tác tập huấn và đối thoại với NNT, Cục Thuế cần phân loại ra những nhóm đối tượng NNT là cá nhân, hộ kinh doanh để phổ biến pháp luật một cách có trọng điểm, như thế vừa đảm bảo nội dung truyền đạt sát thực tiễn, vừa chủđộng trong việc trả lời vướng mắc đạt hiệu quả.
Ngành thuế cần phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí xây dựng kế hoạch cụ thể cho công tác tuyên truyền. Cần xây dựng phương pháp tuyên truyền trên các kênh truyền hình vào những giờ cao điểm như buổi tối, thời điểm này là thời điểm NNT là cá nhân hay theo dõi. Xây dựng quy chế phối hợp giữa Cục Thuế - Ban Tuyên giáo - Uỷ Ban mặt trận tổ quốc - Hội nông dân - Hội liên hiệp phụ nữ - Đoàn thanh niên - Liên đoàn lao động…Phối hợp với các ngành và các hiệp hội ngành nghề thực hiện tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế. Rà soát, đánh giá hiệu quả các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ trong từng giai đoạn, nắm bắt tình hình và đề ra các biện pháp để hoàn thiện hơn công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT.
Cục Thuế, đặc biệt là phòng tuyên truyền – hỗ trợ NNT cần thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu với NNT nhằm nắm bắt thông tin, khó khăn, nguyện vọng của NNT trong việc hiểu và vận dụng chính sách thuế TNCN. Tuyên truyền giúp họ hiểu và nhận thức được việc tuân thủ thuế sẽ có lợi hơn so với việc trốn thuế, đưa ra để NNT biết được các hình thức xử phạt nếu trốn thuế, thực hiện sai pháp luật thuế để trước khi NNT có ý định vi phạm pháp luật về thuế họ sẽ nghĩ ngay đến việc bị cưỡng chế, xử phạt.
Thiết lập tổng đài trả lời tựđộng một số nội dung đơn giản như thủ tục đăng ký thuế của cá nhân và hộ kinh doanh, quy trình làm hồ sơ quyết toán thuế TNCN, các mức xử phạt chậm đăng ký thuế hay nộp hồ sơ khai thuế, số điện thoại liên hệ với các đội thuế...Hình thức hỗ trợ này nếu có đưa vào sử dụng phải thông báo rộng rãi cho người dân biết để sử dụng.
83
Tại khu vực trực bàn của Cục Thuế nên bố trí máy lấy số thứ tự tựđộng, đồng thời có phiếu để NNT ghi rõ vướng mắc của mình trước để công chức thuế phân chia lĩnh vực và phân công trả lời theo những nhóm chuyên môn nghiên cứu từng lĩnh vực. Như vậy sẽ trả lời chính xác và tiết kiệm thời gian cho cả công chức thuế và NNT.
Công tác lập dự toán, xử lý tờ khai và thu thuế
STT Nhân tố Tổng hợp giá trị Bình Quân 1 2 3 4 5 SL % SL % SL % SL % SL %
II.1 Dự toán được lập phù hợp 5 6,2 5 6,2 27 33,3 31 38,3 13 16,0 3,52
II.2
Dự kiến mức tăng thu phù hợp với phát triển kinh tế
xã hội
5 6,2 5 6,2 27 33,3 31 38,3 13 16,0 3,52
II.3 Tờ khai thuế TNCN được
xử lý đúng thời hạn 0 0,0 10 12,3 24 29,6 28 34,6 19 23,5 3,69 II.4 Xử lý tờ khai thuế TNCN trong hệ thống TMS được thực hiện nhanh chóng 0 0,0 5 6,2 28 34,6 24 29,6 24 29,6 3,83 II.5
Nguyên tắc thu thuế dựa trên cơ sở tự khai tự nộp của NNT
0 0,0 6 7,4 19 23,5 27 33,3 29 35,8 3,98
(Nguồn: Số liệu khảo sát, xử lý excel và tính toán của tác giả)
Bảng 3.2: Ý kiến đánh giá của CBCC về mức độảnh hưởng của các nhân tố thuộc công tác lập dự toán, xử lý tờ khai và thu thuế
Qua khảo sát, nguyên tắc tự khai tự nộp của NNT ảnh hưởng nhất đến quản lý thuế TNCN, cụ thể là ảnh hưởng đến việc xử lý tờ khai và thu thuế đạt mức bình quân 3,98. Thực tế, việc kê khai và nộp thuế là rất quan trọng trong quản lý thuế. Khi NNT có ý thức, xác định nguồn thu nhập của mình đến mức phải nộp thuế, điều này ảnh hưởng rất lớn đến số thu thuế. Khi NNT cố tình tránh, trốn thuế thì việc quản lý thuế TNCn vô cùng phức tạp vì sắc thuế này dựa trên nguyên tắc tự khai tự nộp. Thứ hai là nhân tố xử lý tờ khai thuế TNCN trong hệ thống TMS được thực hiện nhanh chóng đạt mức ảnh hưởng 3,83. Tất cả các thông tin của NNT được cán
84
bộ thuế quản lý qua phần mềm TMS. Nếu phần mềm không xử lý nhanh và chính xác thì ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thuế TNCN. Nhân tố tờ khai thuế TNCN được xử lý đúng hạn đạt mức 3,69, điều này là hợp lý bởi nếu tờ khai thuế được xử lý đúng hạn thì quy trình quản lý thuế TNCN sẽ được thực hiện đúng hạn và trơn tru. Hai nhân tố dự kiến mức tăng thu phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội và dự toán được lập phù hợp có mức ảnh hưởng bình quân 3,52. Nhìn chung, dựa vào khảo sát trên ta thấy các nhân tố này có ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNCN. Dựa vào đó ta có các giải pháp sau:
Việc kê khai nộp thuế dựa vào phần lớn là ý thức của cá nhân NNT nên cơ quan thuế cần đưa vào luật, rang buộc rõ trách nhiệm của các tổ chức trả thu nhập, chứ không phải kê khai, khấu trừ, nộp thay và ít trách nhiệm như hiện tại. Hiện tại, tất cả các khoản chi lương cho NLĐ được xác định là chi phí hợp lý để tính thuế TNDN, mặc dù khoản chi lương đó có khấu trừ thuế hay không. Do đó, Bộ Tài chính cần nghiên cứu bổ sung quy định nếu tổ chức chi trả thu nhập không khấu trừ thuế sẽ không được đưa vào chi phí hợp lý. Đồng thời phối hợp cơ quan chính quyền địa phương, công an nơi cá nhân cư trú để tăng cường kiểm soát và quản lý.
Đối với cá nhân là người nước ngoài, cơ quan thuế cần tổ chức các buổi gặp gỡ, tuyên truyền giải thích về chính sách thuế để người nước ngoài tại Việt Nam hiểu rõ và tự giác kê khai, nộp thuế thu nhập. Muốn thực hiện tốt giải pháp này cần biên soạn tài liệu hướng dẫn riêng đồng thời xây dựng được đội ngũ công chức thuế giỏi ngoại ngữ và nghiệp vụ.
Hệ thống TMS hiện nay tốc độ xử lý dữ liệu còn chậm, khi cập nhật phiên bản mới thường bị lỗi và không cập nhật hết dữ liệu cũ. Do đó, Tổng Cục Thuế cần rà soát mỗi lần cập nhật phiên bản mới, có thể xây dựng một phần mềm khác nhẹ hơn để tăng tốc độ xử lý dữ liệu. Mỗi lần cập nhật TMS, phòng CNTT nên làm bảng khảo sát gửi đến các bộ phận sử dụng hỏi về phần mềm mới cập nhật để nắm bắt các lỗi và khắc phục cho lần sau.
85
Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
STT Nhân tố Tổng hợp giá trị Bình Quân 1 2 3 4 5 SL % SL % SL % SL % SL % III.1 Cá nhân NNT dễ dàng thực hiện các khoản nợ thuế 1 1,2 11 13,6 22 27,2 33 40,7 14 17,3 3,59 III.2 Nợđọng về thuế TNCN tại Cục Thuế tương đối lớn 0 0,0 10 12,3 35 43,2 27 33,3 9 11,1 3,43 III.3 Việc quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế chưa xử lý linh hoạt, làm thất thu thuế 4 4,9 12 14,8 22 27,2 33 40,7 10 12,3 3,41
III.4 Phức tạp trong phân
loại nợ thuế 6 7,4 8 9,9 25 30,9 35 43,2 7 8,6 3,36
(Nguồn: Số liệu khảo sát, xử lý excel và tính toán của tác giả)
Bảng 3.3: Ý kiến đánh giá của CBCC về mức độảnh hưởng của các nhân tố thuộc công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Theo khảo sát, ý thức hoàn thành các khoản nợ thuế của cá nhân NNT được coi là nhân tốảnh hưởng lớn nhất đến công tác quản lý nợ thuế với mức ảnh hưởng bình quân 3,59. Yếu tố nợ đọng về thuế TNCN tại Cục thuế tương đối lớn là 3,43. Việc quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế chưa xử lý linh hoạt, làm thết thu thuế có mức ảnh hưởng 3,41. Cuối cùng là phức tạp trong phân loại nợ thuế có mức ảnh hưởng 3,36.
Dựa vào sựđánh giá trên và các hạn chếở Chương 2 ta có các biện pháp chủ yếu: Thường xuyên kiểm tra các khoản nợđến hạn và thông báo cho cá nhân NNT, phối hợp với địa phương xã phường, cơ quan công an nơi NNT cư trú để đôn đốc nợ, để NNT biết đến các khoản nợ thuế của mình và tự giác nộp thuế.
Tăng cường việc kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế với bộ phận kê khai, kế toán thuế. Đồng thời, gửi bảng đối chiếu các
86
khoản nợ thuế cho NNT đểđối chiếu, tránh trường hợp khi số liệu chưa đúng mà đã thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ.
Thực hiện kết nối dữ liệu điện tử với ngân hàng, kho bạc, không phụ thuộc quá nhiều vào các chứng từ giấy để làm chậm tiến độ, giải quyết kịp thời các khoản nợ. Đồng thời, thông tin về những NNT có tuổi nợ lớn cho ngân hàng, kho bạc để hạn chế các giao dịch qua ngân hàng đối với các đối tượng này, đảm bảo khi các đối tượng này thực hiện thanh toán xong các khoản nợ với cơ quan thuế mới được thực hiện giao dịch.
Tập trung rà soát, đôn đốc việc kê khai, nộp thuế của các cá nhân, phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai trễ hạn, không đúng, không đủ số thuế phải nộp để có các biện pháp chấn chỉnh, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm.
Phối hợp với Công an Thành phố, Quản lý thị trường, Ngân hàng Nhà nước, Cục Hải quan và các Sở, ban, ngành có liên quan nhằm tăng cường công tác phòng, chống các hành vi gian lận thuế, buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả...
Công tác giải quyết hồ sơ hoàn thuế
Qua thực trạng tại chương 2, đề tài đưa ra một số giải pháp:
Đối với hồ sơ hoàn thuế TNCN hiện nay, NNT vừa phải nộp tờ khai điện tử vừa phải nộp tờ khai giấy, điều này gây khó khăn và mất thời gian cho NNT. Do đó, cơ quan thuế cần xem xét để NNT chỉ cần nộp tờ khai điện tử mà không cần nộp bảng giấy, các tài liệu kèm theo như chứng từ khấu trừ thuế TNCN hay thư xác nhận thu nhập có thểđính kèm bằng file pdf hoặc file word theo tờ khai, không nhất thiết nộp bảng giấy. Đồng thời, khi nộp tờ khai điện tử bị sai cơ quan thuế quản lý, bộ phận kê khai – kế toán thuế tại các cơ quan thuế có thể chuyển dữ liệu cho nhau đúng theo cơ quan thuế quản lý NNT, không cần phải gọi NNT nộp lại tờ khai cho đúng cơ quan thuế.
Tăng cường sự phối hợp giữa bộ phận kê khai kế toán thuế và bộ phận quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác để nhanh chóng kiểm tra hồ sơ và thực hiện hoàn thuế đúng hạn cho NNT. Tờ khai quyết toán thuế TNCN nếu có sai thông tin gì thì kiểm tra và yêu cầu NNT chỉnh sửa một lần, tránh gọi NNT lên nhiều lần.
87 Công tác thanh tra kiểm tra
STT Nhân tố Tổng hợp giá trị Bình Quân 1 2 3 4 5 SL % SL % SL % SL % SL % IV.1
Các chuyên đề thanh tra, kiểm tra thuế TNCN được đưa ra để trao đổi đa dạng
1 1,2 5 6,2 24 29,6 35 43,2 15 18,5 3,68
IV.2
Khó khăn trong quản lý kinh doanh thương mại điện tử
4 4,9 3 3,7 11 13,6 28 34,6 35 43,2 4,07
IV.3 Thời gian thanh tra,
kiểm tra thuế 3 3,7 2 2,5 32 39,5 28 34,6 15 18,5 3,58 IV.4 Sựđa dạng của đối
tượng nộp thuế 0 0,0 5 6,2 20 24,7 33 40,7 23 28,4 3,91
(Nguồn: Số liệu khảo sát, xử lý excel và tính toán của tác giả)
Bảng 3.4: Ý kiến đánh giá của CBCC về mức độảnh hưởng của các nhân tố thuộc công tác thanh tra kiểm tra
Trong các nhân tốđược đưa ra để khảo sát thì nhân tố khó khăn trong quản lý kinh doanh thương mại điện tửđược bình chọn là ảnh hưởng lớn nhất với mức bình quân 4,07. Tiếp đến là nhân tố sự đa dạng của đối tượng nộp thuế với mức độ ảnh hưởng bình quân là 3,91. Các chuyên đề thanh tra, kiểm tra thuế TNCN được đưa ra để trao đổi đa dạng cũng ảnh hưởng lớn với mức độ ảnh hưởng là 3,68. Và cuối cùng là nhân tố thời gian thanh tra, kiểm tra thuế là ảnh hưởng ít nhất với mức độ 3,58. Đồng thời, qua việc tổng hợp khảo sát của 26 cán bộ, công chức có kinh nghiệm trên 10 năm thì khó khăn trong quản lý kinh doanh thương mại điện tử là nhân tố có tác động lớn nhất đến công tác quản lý thuế TNCN. Qua khảo sát trên và thực trạng đề tài đưa ra các giải pháp:
Cần xây dựng phương án xử lý vi phạm hành chính trong thương mại điện tử mạnh hơn xử lý vi phạm ngoài đời thực, dừng cấp tên miền, gắn trách nhiệm của các sàn thương mại điện tử và nhất là sự phối hợp giữa Bộ Công Thương với các cơ quan tài chính, thuế...
88
Vì ý thức tuân thủ pháp luật thuế của một bộ phận kinh doanh thương mại điện tử chưa cao; các hình thức thu thuế TNCN hiện nay vẫn chủ yếu là cá nhân tự khai, tự tính và tự nộp; chưa có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với các giao dịch thương mại điện tử; Việc khởi tạo, lập hóa đơn điện tử chưa áp dụng cho các cá nhân… nên để quản lý tốt thuế thương mại điện tử thì cơ quan Thuế cần phối hợp với Ngân hàng Nhà nước cung cấp tài khoản, bảng sao kê tài