4. Đối tượng nghiên cứu
2.3.3. Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là một công tác quan trọng trong quy trình quản lý thuế. Quy trình quản lý nợ thuế được quy định cụ thể trong quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày 28/07/2015. Đồng thời, để tăng cường xử lý nợ đọng thuế theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của NNT, của cán bộ thuế, cơ quan thuế và nâng cao hiệu lực, hiệu quảđối với công tác quản lý nợ thuế. Theo đó, ngày 15/10/2018, Bộ trưởng Bộ Tài chính ký ban hành Chỉ thị số 04/CT-BTC về tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế thu hồi nợ thuếđể giảm nợ đọng ngành Thuế quản lý, đồng thời Bộ trưởng yêu cầu Thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý nợ và cưỡng chế thu hồi nợ thuếđể giảm nợđọng thuế.
Bộ trưởng yêu cầu, Tổng cục Thuế chủ trì phối hợp với các đơn vị trong Bộ Tài chính, chỉ đạo các Cục Thuế thực hiện rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách về quản lý nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế và xử lý nợ thuế đảm bảo hành lang pháp lý, tính nghiêm minh của pháp luật, góp phần làm tốt công tác xử lý thu hồi nợ thuế, giảm nợ đọng thuế. Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các quy định của Luật Quản lý thuế hiện hành và các văn bản hướng dẫn về quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền nợ thuế, xoá nợ thuế, miễn tiền chậm nộp thuế.
Tiếp tục rà soát những vướng mắc trong quá trình quản lý thu nợ thuếđể hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung quy trình quản lý nợ thuế, quy trình cưỡng chế nợ thuế theo hướng đẩy mạnh cải cách TTHC, ứng dụng CNTT trong tất cả các khâu của công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, điện tử hoá hệ thống quy trình nghiệp vụ quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ từ khâu ban hành thông báo nợ và quyết định cưỡng chế nợ, phân công, phân loại nợ đầy đủ, chính xác, khắc phục tồn tại, bất cập để nâng cao hiệu quả việc quản lý nợ thuế.
Đồng thời, Bộ trưởng còn chỉ đạo các Cục Thuế xây dựng phương án xử lý nợ đọng thuế, báo cáo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trên cơ sở đó, báo cáo Bộ Tài chính phê duyệt phương án chung và giao Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế phê duyệt phương án xử lý nợđọng thuếđối với từng Cục Thuế.
47
Triển khai quyết liệt công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế. Trong đó, Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế tập trung thực hiện quyết liệt, đầy đủ các nội dung theo đúng nội dung mà Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu tại Chỉ thị này. Qua đó, Bộ trưởng đề nghị Tổng cục Thuế chủ trì phối hợp với các đơn vị trong Bộ Tài chính, các Cục Thuế thực hiện rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách về quản lý nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế, xử lý nợ thuế đảm bảo hành lang pháp lý, tính nghiêm minh của pháp luật, phục vụ tốt cho công tác xử lý thu hồi nợ thuế, giảm nợ đọng thuế; Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tổng kết đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý nợ thuế, thu hồi nợ đọng thuế trên địa bàn quản lý, đánh giá mức độ và xác định nguyên nhân tình trạng nợđọng thuế trên từng địa bàn, lĩnh vực, khoản thu, sắc thuế. Xây dựng Đề án xử lý nợ thuế, thu hồi nợ đọng thuế trên địa bàn quản lý; Cục Thuế các tỉnh, thành phố và các Chi cục Thuế tăng cường triển khai các biện pháp tại các quy trình nghiệp vụ về quản lý nợ thuế và cưỡng chế thu nợ thuế: Phân công, giao nhiệm vụ đôn đốc, cưỡng chế thu nợ cụ thểđối với từng CBCC; Tăng cường kiểm tra rà soát, xác định đầy đủ số thuế nợ đọng của từng người nợ thuế; Theo dõi sát tình hình kê khai, nộp thuế của NNT để thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nộp phù hợp; cơ quan Thuế các cấp tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan và chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, phổ biến, giải thích các quy định pháp luật để nâng cao tính tuân thủ của NNT. Công khai thông tin người nợ thuế chây ỳ nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng theo đúng quy định của pháp luật. Kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với những đơn vị trong cơ quan Thuế có thành tích tốt trong việc thu hồi nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế, các tổ chức, cá nhân có ý thức chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác quản lý thuế, quản lý nợ thuế, kiên quyết đấu tranh, phòng ngừa, xử lý kịp thời đối với những hành vi gây phiền hà, sách nhiễu trong việc thực thi công vụ.
Tại Cục Thuế TP.HCM, công tác quản lý nợ được chú trọng với nhiều biện pháp. Cơ quan thuế tiến hành chọn lọc và phân loại các khoản nợ. Đối với các khoản thu có khả năng thu hồi thì chia ra làm hai nhóm: nợ dưới 90 ngày và nợ trên
48
90 ngày để có biện pháp xử lý thích hợp. Đối với nợ dưới 90 ngày, cơ quan thuế thực hiện đôn đốc thu nợ bằng các biện pháp: gọi điện thoại; gửi tin qua SMS; ban hành thông báo tiền thuế nợ, tiền chậm nộp (thông báo 07). Đối với các khoản thuế trên 90 ngày, cơ quan thuế hực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định. Đối với các khoản nợ kéo dài, chai ì của NNT, cơ quan thuế sẽ áp dụng các biên pháp cưỡng chế mạnh hơn như: công khai NNT trên phương tiện thông tin đại chúng, kết hợp với ngân hàng trích tiền thuế thu hồi từ tài khoản NNT, phong tỏa tài khoản ngân hàng của NNT, phối hợp với Phòng Quản lý xuất nhập cảnh – Công an TP.HCM để áp dụng biện pháp dừng xuất nhập cảnh của NNT.
Việc theo dõi, quản lý số nợ thuếđã được thực hiện bằng ứng dụng tin học; đáng chú ý là năm 2017, Cục Thuế đã xây dựng thành công dữ liệu về nhắn tin tự động qua SMS đến đại diện pháp luật của DN (đã xây dựng được dữ liệu của khoảng 4.000 DN), trong năm 2017 đã thực hiện nhắn tin đến khoảng 2.000 DN về đôn đốc nợ thuế.
Năm 2018, Cục Thuế đã xây dựng Phương án số 11395/PA-CT ngày 31/10/2018 về thu hồi tiền thuế nợ và xử lý nợ đọng thuế trên địa bàn TP. HCM để phối hợp các ban ngành liên quan như UBND các quận huyện, Sở tài Nguyên Môi Trường, Sở Kế hoạch và Đầu Tư, Sở tài chính, Kho bạc và Sở Thông tin truyền thông trong việc tăng cường các biện pháp xử lý thu hồi nợđọng thuế.
Bằng việc áp dụng đồng bộ và quyết liệt các giải pháp trên, công tác quản lý nợ thuế TNCN tại Cục Thuế TP.HCM đã đạt những kết quả khả quan (Bảng 2.4).
Năm Số thu thuế TNCN (tỷđồng) Nợđọng thuế TNCN (tỷđồng) Tỷ lệ
Nợđọng thuế/ Số thu thuế TNCN
2015 2979.5 130 4.36% 2016 2940 97 3.30% 2017 3301 105 3.18% 2018 3412 106 3.11% 2019 3856 121 3.14% (Nguồn Cục Thuế TP. HCM)
Bảng 2.4: Nợ thuế TNCN của đối tượng thuộc quản lý của Phòng quản lý hộ
49
Số thu thuế TNCN ngày càng tăng, đối tượng quản lý thuế TNCN ở Cục Thuế TP.HCM ngày càng lớn, đồng nghĩa với việc nợ đọng tăng lên, nhưng ta thấy tỷ lệ nợ đọng ngày càng giảm xuống. Điều này có ý nghĩa công tác quản lý thuế TNCN tại Cục Thuế TP.HCM ngày càng được cải thiện. Đây là dấu hiệu đáng mừng trong việc quản lý thuế.
Bên cạnh những kết quảđạt đươc, công tác quản lý nợ thuế vẫn còn nhiều mặt hạn chế:
Công tác quản lý nợ thuế phụ thuộc rất nhiều vào kết quả của bộ phận kế toán thuế. Nếu bộ phận kế toán hạch toán số thuế TNCN do NNT khai và nộp chưa đúng, cuối kỳ kế toán hệ thống quản lý thuế tựđộng kết chuyển sang nghĩa vụ nợ thuế sẽ không chính xác. Thực tế cho thấy, có nhiều hồ sơ hoàn thuế TNCN từ tiền lương, tiền công (mẫu 09/TK-TNCN) do bộ phận kế toán không nhập thông tin số thuế nộp thừa vào hệ thống quản lý, nên khi có quyết định hoàn thuế cho NNT trên hệ thống sẽ tựđộng hạch toán số tiền được hoàn thuế thành một khoản nợ thuế. Khi bộ phận quản lý nợ thuế ban hành thông báo nợ thuế gửi đến NNT sẽ gây tâm lý bức xúc do thông tin sai lệch.
Tình trạng nợ thuế do chứng từ nộp thuế luân chuyển từ ngân hàng, từ kho bạc về cơ quan thuế bị chậm hoặc do NNT nộp thuế sai mục lục ngân sách vẫn còn xảy ra.
Đối với các khoản nợ thuế của cá nhân, cơ quan chi trả thu nhập đã bỏ trốn, mất tích, chết hoặc giải thể, phá sản không đúng theo luật giải thể, hiện nay cơ quan thuế chưa lập hồ sơ xử lý. Nên khoản nợ này vẫn thể hiện trên sổ nợ thuế từ năm này chuyển sang năm khác, cơ quan thuế vừa mất thời gian theo dõi vừa gây rối sổ nợ và làm tăng tỷ lệ nợ hàng năm. Do đó, ngày 01/7/2020, Luật quản lý thuế mới số 38/2019/QH14 đã có quy định khoanh vùng các khoản nợ này, không tính tiền chậm nộp để giảm bớt số nợ ảo.
Hiện nay, cơ chế quản lý nợ được thực hiện theo quy trình cứng nhắc, không linh hoạt nên việc xử lý nợ thuế không triệt để.
50
Theo quy trình quản lý nợ thì hàng tháng trước khi khóa sổ nợ phải thực hiện phân lọai nợ thuế, tuy nhiên với số lượng lớn NNT có các khoản nợ sai thì để thực hiện công việc này hàng tháng đòi hỏi công chức phải bỏ nhiều thời gian và công sức.