4. Đối tượng nghiên cứu
V.2 Trang web www.hcmtax.gov.vn thể hiện
II.3 Tờ khai thuế TNCN được xử lý đúng thời hạn 3.77 I.5 Ghi nhận ý kiến đóng góp của người nộp thuế 3.73 II.4 Xử lý tờ khai thuế TNCN trong hệ thống TMS được thực hiện
nhanh chóng 3.73
V.4 Hệ thống TMS của ngành thuế 3.73
IV.1 Các chuyên đề thanh tra, kiểm tra thuế TNCN được đưa ra để
trao đổi đa dạng 3.69
V.1 Điều kiện cơ sở vật chất tại Cục Thuế hiện nay 3.65 II.2 Dự kiến mức tăng thu phù hợp với phát triển kinh tế xã hội 3.54 II.2 Dự kiến mức tăng thu phù hợp với phát triển kinh tế xã hội 3.54 III.1 Việc quản lý nợđối với cá nhân được thực hiện dễ dàng 3.54
IV.3 Thời gian thanh tra, kiểm tra thuế 3.42
III.3 Việc quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế chưa xử lý linh hoạt,
làm thất thu thuế 3.35
II.1 Dự toán được lập phù hợp 3.19
III.2 Nợ đọng về thuế TNCN tại Cục Thuế tương đối lớn 3.15 III.4 Phức tạp trong phân loại nợ thuế 3.08
106
BÀI BÁO KHOA HỌC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP
CÁ NHÂN TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Phan Thị Lài1, Nguyễn Duy Thục2
1
Học Viên Cao Học Trường Đại Học SPKT TP.HCM
2
PGS.Tiến Sĩ, Giảng viên Trường Đại Học Văn Lang
TÓM TẮT
Trong hệ thống thuế, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế khá đặc biệt và nhạy cảm vì nó tác động trực tiếp đến lợi ích của con người, đây vừa là đối tượng thực thi nghĩa vụ thuế, vừa là chủ thể của xã hội. Vì vậy trong công tác quản lý thuế TNCN đòi hỏi cơ quan thuế vừa phải cương quyết, dứt khoát nhưng vẫn phải đảm bảo tính khéo léo, linh động trong công tác quản lý; nếu không sẽ dễ gây ra tác động ngược ngoài tầm kiểm soát. Bài viết này, vận dụng cơ sở lý luận về thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam đánh giá thực trạng công tác thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của công tác thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết cũng đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện trong quá trình quản lý thuế TNCN trong giai đoạn tới.
Từ khóa: Hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh;
ABSTRACT
In the tax system, personal income tax (PIT) is quite special and sensitive because it directly affects the interests of people, this is both the subject of tax obligations and the subject of society. Therefore, in the management of PIT, it requires the tax authorities to be both adamant and decisive but still ensure the ingenuity and flexibility in the management; otherwise it will be easy to cause an out-of-control reverse effect. This article, using the reasoning basis for personal income tax in Vietnam, assesses the status of personal income tax work at the Ho Chi Minh City Tax Department. The article points out the advantages and limitations of personal income tax work at the Ho Chi Minh City Tax Department. The article also offered some solutions to improve the process of pit tax management in the coming period.
107
1. Cơ sở lý luận về nội dung và quy trình quản lý thuế TNCN 1.1. Nội dung quản lý thuế TNCN
+Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế: Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ NNT là toàn bộ các hoạt động trợ giúp cho các tổ chức, cá nhân để họ hiểu về chính sách pháp luật thuế
và tự nguyện tuân thủđúng pháp luật về thuế. +Lập dự toán, xử lý tờ khai và thu thuế:
Lập dự toán là việc xây dựng các chương trình, kế hoạch, lập dự toán thu NSNN về
thuế TNCN và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
Xử lý tờ khai là việc cán bộ thuế tiếp nhận, xử lý hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế. Nhập dữ liệu, hạch toán và kiểm soát việc ghi chép toàn bộ các thông tin trên tờ khai, chứng từ nộp thuế và các tài liệu có liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.
+Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Đây là việc xây dựng chương trình, kế hoạch thu nợ và cưỡng chế thu nợ thuế của cá nhân, trực tiếp theo dõi tình hình nợ, lập danh sách NNT nợ thuế và thực hiện phân loại nợ thuế theo quy định.
+Giải quyết hồ sơ hoàn thuế: Dựa vào các hồ sơ hoàn thuế trong kỳ quyết toán thuế, cơ quan thuế xem xét hồ sơ, xác nhận NNT nộp đủ và đúng hồ sơ hoàn thuế và hoàn trả
khoản nộp thừa vào tài khoản của NNT.
+Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về thuế: Thanh tra, kiểm tra thuế là việc cơ quan thuế phân tích, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của NNT, yêu cầu NNT giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời; Xác định lĩnh vực và đối tượng có rủi ro từđó
đưa ra các quyết định thanh tra, kiểm tra NNT.
1.2. Quy trình quản lý thuế TNCN
Hiện nay mô hình quản lý thuế TNCN tại Việt Nam đang áp dụng mô hình quản lý theo chức năng (Kê khai kế toán thuế, Tuyên truyền Hỗ trợ, Thanh tra kiểm tra, Quản lý nợ) và có phân cấp (Cục Thuế, Chi cục Thuế). Mô hình này thường được áp dụng ở các nước phát triển và đang phát triển thực hiện cơ chế tự kê khai, tự tính thuế và tự nộp thuế
vào NSNN.
Các quy trình trong từng chức năng quản lý thuế được xây dựng theo dòng công việc, xác định trách nhiệm từng bộ phận trong cơ quan thuế, đặc biệt chú trọng đến khả
108
(Nguồn: Phòng Quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác- Cục Thuế TP.HCM)
Hình 1: Quy trình quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp 2. Phân tích thực trạng công tác quản lý thuế TNCN tại Cục Thuế TP.HCM
2.1 Thực trạng công tác tuyên truyền hỗ trợ việc thực hiện chính sách thuế TNCN
Trong những năm 2015-2019, công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT đã được chú trọng. Cơ quan thuế đã tuyên truyền sâu rộng, kịp thời chính sách, pháp luật về thuế TNCN và các loại thuế khác…lợi ích từ tiền thuếđối với xã hội, quyền và nghĩa vụ của NNT…
Hiện nay hình thức tuyên truyền phổ biến và được cơ quan thuế cả nước nói chung trong đó có Cục Thuế TP.HCM sử dụng là: cung cấp ấn phẩm tuyên truyền, tờ rơi, cung cấp các văn bản lẻ hướng dẫn của Tổng Cục Thuế về các vướng mắc thường gặp của NNT, tuyên truyền, giáo dục về thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng gồm: truyền hình, phát thanh, báo, tạp chí, tổ chức các buổi họp báo, giải đáp thắc mắc cho NNT qua các buổi đối thoại trực tiếp qua ITPC, giải đáp văn bản hỏi của NNT, trả lời thắc mắc của NNT qua điện thoại và trả lời trực tiếp.
TT Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 2018 2019
1 Tuyên truyền qua các
báo, tạp chí Bài 31 40 49 48
52 2 Tuyên truyền qua tập
huấn, hội thảo Buổi 33 45 36 43 45
3 Văn bản trả lời vướng
mắc Hồ sơ 6.222 6.800 6.000 5.040 8.270
4 Hỗ trợ qua điện thoại Lượt 82.324 90.000 83.378 98.000 127.280
(Nguồn Cục Thuế TP.HCM)
109
Ngoài việc hỗ trợ NNT trực tiếp tại cơ quan thuế thì Cục Thuế TP. HCM ngày càng mở rộng, đa dạng phương pháp để hỗ trợ NNT, giúp NNT dễ dàng tiếp cận và nắm bắt chính sách thuếđể vận dụng cho đúng pháp luật. Cục Thuếđã thực hiện các buổi đối thoại trực tiếp theo hình thức đối thoại chung và đối thoại theo từng nhóm đối tượng, ngành nghề, lĩnh vực
để trả lời những vướng mắc, tiếp thu kiến nghị và xử lý các phản ánh của NNT, phối hợp với trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư Thành phố tổ chức các buổi hội nghịđối thoại, phối hợp cùng các Hiệp hội DN, Hiệp hội ngành nghề, các sở ban ngành Thành phố triển khai các buổi tập huấn, đối thoại chính sách thuế theo các nhóm đối tượng, chuyên đề, lĩnh vực để
cùng nắm bắt các khó khăn, vướng mắc, giải đáp và tháo gỡ khó khăn một cách chuyên sâu, qua đó giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động đối thoại. Cụ thể: đối thoại với các DN Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc; hoạt động khuyến mại; lĩnh vực CNTT; lĩnh vực thương mại, dịch vụ; khách sạn; lĩnh vực kế toán, kiểm toán; cơ sở giáo dục; DN khoa học công nghệ, hoạt động trích lập sử dụng Quỹ Khoa học công nghệ;... Ngoài ra, Cục Thuế còn tổ chức các buổi đối thoại với DN tại Chi cục Thuế quận, huyện với sự quan tâm chỉđạo sâu sát của các UBND quận, huyện.
2.2. Thực trạng công tác lập dự toán, xử lý tờ khai và thu thuế
Công tác lập dự toán
Dự toán thu thuế TNCN ở TP.HCM không chi tiết theo 10 loại thu nhập chịu thuế do một số loại thu nhập ít phát sinh trên địa bàn thành phố mà chỉ chi tiết theo từng chi cục thuế trực thuộc.
Năm Dự toán thu Thực tế thu Tỷ lệ thực tế so với
dự toán 2015 175.776 184.403 104.91% 2016 195.800 203.236 103.80% 2017 238.882 238.882 100% 2018 268.780 269.078 100.11% 2019 290.329 291.432 100.38% (Nguồn Cục Thuế TP. HCM)
Bảng 2. Số thu NSNN tại Cục Thuế TP. HCM giai đoạn 2015-2019
Thông qua bảng 2 ta thấy số thu thuế trên địa bàn Cục Thuế tăng qua các năm và năm nào cũng hoàn thành hoặc vượt chỉ tiêu kế hoạch của Tổng Cục thuếđề ra. Việc này
110
chứng tỏ công tác quản lý thuếđược thực hiện tốt. Cục Thuế TP.HCM cũng là đơn vị có số
thu cao nhất cả nước do tập trung số lượng DN, lượng NLĐ lớn nhất. Công tác xử lý tờ khai
Trước khi xét đến công tác xử lý tờ khai thì ta phải xác định cách đăng ký, quản lý tờ
khai thuế. Cá nhân được quản lý thông qua MST.
Thủ tục và quy trình đăng ký thuế hiện nay được thực hiện rất đơn giản và thuận tiện. Các tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế tại bộ phận một cửa của cơ quan thuế hoặc truy cập vào website https://thuedientu.gdt.gov.vn/. NNT có thể khai trực tiếp trên website này hoặc khai trên phần mềm HTKK rồi kết xuất ra file xml sau đó tải lên website. Việc này sẽ giảm bớt việc cơ quan chi trả thu nhập phải đi lại, liên hệ nhiều lần với cơ quan thuế
khi tiến hành đăng ký thuế đồng thời giảm bớt sự quá tải của các cơ quan thuế trong việc tiếp nhận hồ sơđăng ký thuế. Sau khi Cục Thuế các địa phương tập trung toàn bộ file dữ
liệu của NNT gửi về, Tổng cục Thuế sẽ tiếp nhận, xử lý và cấp MST tập trung theo từng
địa bàn tỉnh, thành phố và gửi trả lại dữ liệu MST cho các Cục Thuế, trên cơ sở đó Cục Thuế các địa phương nhận lại dữ liệu MST và cấp cho NNT trên địa bàn.
Ngoài những kết quả đạt được, việc đăng ký MST TNCN vẫn có một số tồn tại: Việc đăng ký cấp MST TNCN hiện nay trên địa bàn Thành phố thường do cơ quan chi trả
thu nhập nơi mà NNT làm việc thực hiện đăng ký thay, dẫn đến tình trạng thông tin cá nhân đề nghị cấp mã có thể chưa chính xác, người được cấp mã không quan tâm đến việc mình đã được cấp MST, thậm chí còn không biết bản thân mình đã được được cấp MST, nhiều trường hợp NNT khi chuyển từ chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công dân đã thực hiện đăng ký cấp MST mới thay vì chỉ cần điều chỉnh cập nhật thông tin trên MST cũ, dẫn đến tình trạng một cá nhân có thể có 2 MST … Có thể nói rằng tồn tại lớn nhất đối với công tác quản lý đăng ký thuế là NNT không quan tâm kê khai thay đổi, bổ sung thông tin cá nhân với cơ quan thuế. Khi NNT có yêu cầu về hoàn thuế, giảm thuế thì các thông tin trên hồ sơ hoàn thuế, hồ sơ giảm thuế không trùng khớp với thông tin đăng ký ban đầu của NNT. Do vậy cơ quan thuế sẽ không thể thực hiện được việc giải quyết hoàn thuế, miễn thuế cho NNT.
111
Thủ tục đăng ký MST
Tổ chức chi trả thu nhập Cá nhân đăng ký trực tiếp cơ quan thuế Người lao động lập hồ sơđăng ký thuế Mẫu 03/Đk-TCT Mẫu 05/ĐK-TCT Tổ chức chi trả thu nhập tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và đóng tệp CMND hoặc Passport CQT nơi cá nhân lưu trú CQT tiếp nhận trực tiếp CQT tiếp nhận từứng dụng
(Nguồn: Phòng Quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác)
Hình 2: Quy trình, thủ tục đăng ký MST TNCN Công tác thu thuế
Nhằm huy động sức mạnh tổng hợp trong việc đôn đốc thu thuế, chống thất thu, thu hồi nợ thuế… UBND TP.HCM đã quan tâm chỉđạo Cục Thuế, UBND các quận, huyện, các Sở, ngành liên quan cùng phối hợp thực hiện công tác thu ngân sách trên địa bàn. Trong đó, tập trung chỉđạo công tác đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế các tháng cuối năm.
Từ năm 2016 Cục Thuế TP.HCM đã áp dụng chương trình “tuần lễ hỗ trợ” nhằm hỗ
trợ NNT thực hiện quyết toán thuế TNCN trực tiếp với cơ quan thuế. Cục Thuế đã huy
động lực lượng đoàn thanh niên, công chức thuộc các phòng tuyên truyền-hỗ trợ NNT, kê khai-kế toán thuế, quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác, tin học để hỗ trợ tốt nhất cho NNT. Để thực hiện chương trình này, Cục thuế đã thực hiện các công việc sau: soạn thảo các văn bản báo cáo xin ý kiến Tổng cục Thuế, UBND TP.HCM các nội dung liên quan đến chương trình hỗ trợ; Soạn thảo thư ngỏ gửi đến các đơn vị chi trả thu nhập và các cá nhân có thu nhập nhiều nơi, để hướng dẫn một số nội dung cơ bản liên quan đến QTT TNCN, trong đó nêu rõ chương trình hỗ trợ của cơ quan thuế chỉ liên quan đến hướng dẫn chính sách, cơ quan thuế không làm thay NNT các công việc như lập tờ khai, in tờ khai;
112
Soạn thảo tài liệu tóm tắt hướng dẫn về chính sách, quy trình, thủ tục, địa điểm quyết toán thuế TNCN đối với tổ chức và cá nhân, cách thức lập tờ khai trên phần mềm ứng dụng hoặc làm trực tuyến trên etax và gửi file tờ khai đến cơ quan thuế qua mạng internet; Lên kế họach phối hợp cùng với các đại lý thuế trên địa bàn thành phố nhằm đảm bảo việc kê khai, nộp thuế của NNT được nhanh chóng, thuận lợi; Thiết kế sơđồ quy trình, các bước hỗ trợ NNT thực hiện quyết toán thuế tại cơ quan thuế. Tập huấn các quy định về quy trình, thủ tục, địa
điểm quyết toán thuế TNCN và các bước thực hiện việc hỗ trợ NNT cho các công chức tham gia hỗ trợ thuộc Cục thuế và các CCT; Đăng tải nội dung hướng dẫn quyết toán thuế trên trang web ngành, và tuyên truyền thông qua Đài truyền hình Tp.HCM (HTV9).
Cơ quan thuế tổ chức Chương trình hỗ trợ NNT sớm, trước hạn chót nộp quyết tóan từ 1 đến 2 tuần, tuy nhiên kết quả rất khả quan, có thể thấy được ý thức của NNT đã dần thay đổi, chủđộng liên hệ cơ quan Thuế sớm đểđược hỗ trợ trước khi hạn chót nộp hồ sơ
kết thúc. Cụ thểđược thể hiện qua bảng 3 bên dưới.
(Nguồn Cục Thuế TP. HCM)
Bảng 3: Bảng số liệu so sánh ba kỳ quyết toán 2016,2017 và 2018
Năm 2020 là thời gian để NNT thực hiện quyết toán thuế năm 2019, do tình hình dịch bệnh covid 19 nên đối với chương trình “tuần lễ hỗ trợ”, Cục Thuế TP.HCM đã có những linh động để phù hợp với tình hình dịch bệnh. NNT không được hỗ trợ trực tiếp rà soát, kiểm tra hồ sơ như các năm mà chỉ hướng dẫn qua website, facebook của Cục Thuế. NNT nộp hồ sơ trực tiếp hoặc được khuyến khích nộp hồ sơ qua bưu điện. Do đó, số lượng hồ sơ quyết toán thuế năm 2019 được coi là khá lớn do không có vòng sơ duyệt hồ sơ. Do tình hình dịch bệnh nên việc kiểm tra, giải quyết số lượng lớn hồ sơ hoàn thuế đến hiện