Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của TP.HCM ảnh hưởng đến

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thế thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 43)

4. Đối tượng nghiên cứu

2.2. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của TP.HCM ảnh hưởng đến

đến công tác quản lý thu thuế

- Vị trí địa lý, địa hình

TP.HCM có toạ độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, TP.HCM cách Hà Nội 1.730

32

km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, TP. HCM là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.

- Tình hình kinh tế - xã hội:

Theo UBND TP.HCM, năm 2019, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 1.347.369 tỉ đồng, tăng 8,32%, cao hơn so với năm 2018 (8,3%). Tỷ trọng quy mô kinh tế thành phố so với quy mô kinh tế cả nước (5,55 triệu tỉđồng) là 23,97%, cao hơn năm 2017 và năm 2016 (23,4%), cao nhất từ trước đến nay. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 35% GRDP, bằng năm 2018 là 35%, vượt chỉ tiêu bình quân trên nhiệm kỳ 2016 - 2020 là 30% GRDP. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt 8,3 tỉ USD (bằng 101% so cùng kỳ), chiếm 22% tổng đầu tư nước ngoài cả nước năm 2018. Thu ngân sách ước đạt 412.474 tỉ đồng (tăng 3,34% so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2019 và tăng khoảng 9% so với thực thu năm 2018; bình quân thu l.620 tỉ đồng/ngày làm việc).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 12,1% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 13%). Tổng lượng khách quốc tếđến thành phốđạt 8,5 triệu lượt, tăng 14% so cùng kỳ với doanh thu tăng 14,5% so cùng kỳ.

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) tính chung cả vốn thu hút được dưới hình thức cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và qua hình thức góp vốn, mua cổ phẩn, phần vốn góp trong các DN trong nước, thành phố thu hút được 8 tỷ USD (bằng 101% so cùng kỳ).

Chính quyền Thành phố tiếp tục có những giải pháp nhằm thúc đẩy, hỗ trợ DN đầu tư phát triển sản xuất cụ thể trong lĩnh vực công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ, đã chỉ đạo Sở Công Thương, Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ phối hợp các Sở ngành, UBND quận huyện đẩy mạnh việc kết nối DN công nghiệp hỗ trợ thành phố với các DN FDI theo chương trình “Phát triển nhà cung cấp tốt”, trong năm 2018 đã tổ chức “Ngày hội tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ” nhằm hình thành mạng lưới sản xuất nội địa, thu hút DN FDI đầu tư vào CNHT đòi hỏi công nghệ cao tham

33

gia chuỗi giá trị toàn cầu, hỗ trợ DN nhỏ và vừa tham gia sản xuất, cung cấp các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ …; chuyển dịch cơ cấu ngành có chuyển hướng tích cực như ngành dịch vụđóng góp hơn 60%, ngành công nghiệp chiếm gần 40%, sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 1% vào tăng trưởng kinh tế.

Trong năm, Thành phố cũng tăng cường hơn nữa các cuộc đối thoại với các nhà khoa học, DN, các cơ quan quản lý nhà nước để tìm kiếm những quyết sách phù hợp và kịp thời cho phát triển kinh tế thành phố.

Với điều kiện tự nhiên là nơi thông thương tốt, TP.HCM là một khu đô thị lớn tập trung rất nhiều DN. Dân sốđông và số lượng lao động nhập cư lớn cả về nguồn lao động trí thức lẫn lao động chưa qua đào tạo đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng nguồn thu thuế TNCN cho NSNN. Nhưng đồng thời, điều này lại tạo ra việc khó khăn trong việc quản lý thuế TNCN.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích nổi bật đạt được trong năm, nền kinh tế Thành phố cũng đối diện với nhiều biến động, khó khăn, thách thức và hạn chế của nguồn lực đầu tư như khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, tiến độ giải ngân các dự án trọng yếu gặp nhiều vướng mắc… ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu ngân sách trên địa bàn.

- Quy trình quản lý thuế TNCN

Hiện nay mô hình quản lý thuế TNCN tại Việt Nam đang áp dụng mô hình quản lý theo chức năng (Kê khai kế toán thuế, Tuyên truyền Hỗ trợ, Thanh tra kiểm tra, Quản lý nợ) và có phân cấp (Cục Thuế, Chi cục Thuế). Mô hình này thường được áp dụng ở các nước phát triển và đang phát triển thực hiện cơ chế tự kê khai, tự tính thuế và tự nộp thuế vào NSNN. Triển khai mô hình này, để tránh chồng chéo trong quản lý đối tượng nộp thuế, tại TP. HCM, việc quản lý thuế TNCN được phân công, phân nhiệm theo nguyên tắc: bộ phận chuyên trách thuế TNCN (ở cấp Cục là Phòng Quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác, ở cấp Chi cục Thuế là Đội quản lý thuế xã, phường/liên xã phường) quản lý thu nhập của mỗi cá nhân, hộ kinh doanh, tổ chức thực hiện công tác hoàn thuế TNCN, miễn giảm thuế TNCN đối với các cá nhân thuộc có nhiều nguồn thu nhập trong năm, trực tiếp quyết toán thuế với

34

cơ quan thuế; các tổ chức như văn phòng đại diện, tổ chức ngoại giao và phi chính phủ, các cơ quan hành chính sự nghiệp. Còn các cá nhân trong năm chỉ có duy nhất một nguồn thu nhập tại một Công ty thì phòng/ đội thanh tra – kiểm tra quản lý Công ty sẽ kiểm tra và xem xét duyệt hồ sơ hoàn thuế.

Quy trình quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp được mô tả như sau:

Thực hiện chức năng tuyên truyền, hỗ trợ NNT, cơ quan thuế trợ giúp NNT có các thông tin, hướng dẫn cần thiết bằng nhiều hình thức.

NNT thực hiện kê khai đăng ký thuế, nộp tờ khai thuế, hồ sơ về thuế tại bộ phận Kê khai và Kế toán thuế tại văn phòng Cục Thuế hoặc bộ phận một cửa tại Chi cục Thuế và nộp tiền thuế tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng.

Chức năng xử lý thông tin được thực hiện bởi bộ phận Kê khai và Kế toán thuế là hoạt động nhập thông tin đăng ký thuế, cấp MST; bộ phận này thực hiện quản lý qua việc kiểm tra tờ khai, xác định các căn cứ tính thuế, đối chiếu tờ khai thuế, xác định số thuế phải nộp; xử lý chứng từ thu thuế, xác định số thuếđã nộp, số thuế còn nợ…

NNT thực hiện khai theo mẫu và nộp tờ khai thuếđể cơ quan thuế cập nhật số thuế phải nộp, số nợ thuế,…Đồng thời với việc khai thuế, NNT có trách nhiệm nộp tiền thuếđã kê khai vào NSNN tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng. Chứng từ nộp gồm nhiều liên, cơ quan thuế nhận một liên (hoặc bản copy) để theo dõi, kiểm tra và thực hiện tác nghiệp kế toán thuế. Đối với các trường hợp miễn giảm, hoàn thuế, NNT thực hiện theo thủ tục hồ sơ để chứng minh và chuyển đến cơ quan thuế xử lý.

Chức năng truy thu và cưỡng chế thuế nhằm phát hiện, xử lý, ấn định, cưỡng chế theo quy trình các đối tượng không nộp tờ khai, không nộp thuế, bộ phận này nhận thông tin hàng ngày. Công tác đôn đốc được tiến hành thông qua gọi điện thoại, gửi thư nhắc nhở/thông báo đến cơ sở của NNT, mức độ tăng dần để truy thu thuế. Các thủ tục cưỡng chế tiếp tục gửi thông báo nhắc nhở đến cơ sở của NNT, gửi thông báo đến khách hàng của NNT và ngân hàng, phong tỏa tài khoản ngân hàng và tịch biên tài sản.

35

Kiểm tra và thanh tra thuế là một chức năng quan trọng của hệ thống tự tính tự khai tự nộp thuế nhằm đảm bảo rằng số thuế đã khai, đã nộp chính xác, đầy đủ và kịp thời. Kế hoạch kiểm tra, thanh tra được lựa chọn qua phân tích rủi ro về tình hình kê khai, nộp thuế và các thông tin khác.

Các quy trình trong từng chức năng quản lý thuế được xây dựng theo dòng công việc, xác định trách nhiệm từng bộ phận trong cơ quan thuế, đặc biệt chú trọng đến khả năng ứng dụng CNTT.

(Nguồn: Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh)

Hình 2.2: Quy trình quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp

2.3. Phân tích thực trạng công tác quản lý thuế TNCN tại Cục Thuế TP.HCM 2.3.1. Thực trạng công tác tuyên truyền hỗ trợ việc thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thế thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)