Kinh nghiệm quản lý thuế TNCN của một số cơ quan thuế trong nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thế thành phố hồ chí minh (Trang 33)

4. Đối tượng nghiên cứu

1.6.2. Kinh nghiệm quản lý thuế TNCN của một số cơ quan thuế trong nước

Quản lý thuế TNCN dựa trên chỉ đạo chung của Bộ Tài chính và theo các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước. Nhưng tùy tình hình cụ thể mà mỗi địa phương linh hoạt quản lý khác nhau, đảm bảo hiệu quả, đạt được mục tiêu chung của cả nước. Có thể kể đến kinh nghiệm quản lý thuế TNCN ở một số tỉnh thành như Huế, Quảng Ngãi.

Thừa Thiên - Huế là một tỉnh nhỏ, dân số không nhiều, các DN trên địa bàn phần lớn là DN vừa và nhỏ. Thế nhưng 5 năm gần đây, đơn vị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụđược giao. Đặc biệt, công tác quản lý và thu thuế TNCN trên địa bàn đã thu được những kết quả hết sức tích cực. Đạt được kết quả trên là do Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có nhiều cách làm hay, kinh nghiệm quý trong quản lý thuế TNCN. Đó là: Phát động thi đua theo từng tháng, quý và cuối tháng, quý đều có đánh giá, phân loại CBCC, những công chức tích cực, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì được bình xét phân loại, đề xuất hình thức và danh hiệu khen thưởng thích đáng, công bằng, minh bạch, đã khơi dậy ý thức phấn đấu, lòng tự hào về sự cống hiến của bản thân. Một biện pháp hiệu quả nữa được sử dụng là việc tìm cá nhân có số thuế nộp lớn trong năm trước liền kề: Cục Thuế phân công cán bộ theo dõi cụ thể từng cơ quan chi trả và cá nhân NNT, để rà soát thu nhập xem tổ chức, cá nhân NNT đã kê khai chính xác, đầy đủ chưa? Bằng biện pháp truy xuất số liệu trên ứng dụng quản lý thuế TNCN tại chức năng “Danh sách cá nhân có nhiều nguồn thu nhập”, đểđối chiếu thu nhập kê khai của NNT.

Cục Thuế tỉnh Quảng Ngãi cũng có những kinh nghiệm hay đối với công tác quản lý thuế TNCN. Đó là việc vận động các cá nhân kinh doanh nộp thuế bằng

26

điện tử, không nộp tiền mặt tại các ngân hàng. Cục Thuếđã tiến hành tuyên truyền, khuyến khích các cá nhân kinh doanh đồng thời tiến hành ký kết thỏa thuận với các ngân hàng thương mại có đủ điều kiện về hạ tầng, ứng dụng CNTT. Cơ quan thuế cũng tổ chức thu thập thông tin về cá nhân kinh doanh trên địa bàn thông qua dữ liệu trên hệ thống quản lý thuế của ngành thuế (TMS); kết hợp rà soát đối chiếu với dữ liệu về mở tài khoản tại ngân hàng. Trên cơ sở đó cơ quan thuế và ngân hàng phối hợp xem xét về các tiêu chí như: số dư trên tài khoản, phát sinh giao dịch thường xuyên, yếu tố tuân thủ pháp luật thuế, mức thuế phải nộp... để làm cơ sở xác định mức ưu tiên triển khai và giao chỉ tiêu về số lượng cho các chi cục thuế. Ngoài ra, cơ quan thuế sẽ thường xuyên trao đổi thông tin với các ngân hàng về tình hình triển khai, tổ chức đánh giá kết quảđịnh kỳ, rút kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đề án nhằm đạt hiệu quả cao.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1 này, đề tài đã hệ thống hóa các lý thuyết về thuế TNCN và quản lý thuế TNCN để làm tiền đề tìm hiểu các chương tiếp theo. Đồng thời, chương này còn khái quát chung về kinh nghiệm quản lý thuế TNCN để biết được các nước trên thế giới, các tỉnh thành khác quản lý thuế TNCN như thế nào, có những gì hay để đúc kết xây dựng giải pháp cho phần chương 3.

Dựa trên cơ sở lý thuyết đã trình bày trong chương 1, đề tài sẽ được tiếp tục phát triển nội dung ở các chương tiếp theo.

27

CHƯƠNG 2

THC TRNG CÔNG TÁC QUN LÝ THU THU

TNCN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM 2.1. Tổng quan Cục thuế TP.HCM

Cục thuế TP. HCM được thành lập theo Quyết định số 204/TC-CQ vào ngày 10/11/1975 do UBND TP. HCM cấp và có tên gọi là “Sở Thuế” trực thuộc UBND Thành phố để thực hiện nhiệm vụ tổ chức quản lý và thu ngân sách trên địa bàn, phối hợp cùng các ngành tăng cường công tác quản lý kinh tế, tài chính, thúc đẩy các cơ sở kinh doanh theo đúng đường lối, chính sách của Nhà nước.

Trong quá trình 45 năm xây dựng và phát triển Cục thuế TP.HCM đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử với những tên gọi, bộ phận và chủ thể quản lý khác nhau: Sở Thuế trực thuộc UBND Thành phố, Phòng Thuế Nông nghiệp thuộc Sở Tài chính Thành phố, Chi Sở thu quốc doanh thuộc Sở Tài chính Thành phố...

Năm 1990 Nhà nước tiến hành cải cách thuế bước 1 với việc công bố và thi hành các Luật thuế Doanh thu, Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế Lợi tức và một số Pháp lệnh thuế khác... áp dụng thống nhất đối với các thành phần kinh tế, đồng thời thành lập hệ thống thu thuế Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính. Cùng với các Cục thuế Tỉnh, Thành phố khác, Cục thuế TP. HCM được thành lập vào ngày 21/8/1990 trên cơ sở sáp nhập Chi cục Thuế công thương nghiệp, Chi cục Thu quốc doanh và Phòng Thuế Nông nghiệp; chịu sự chỉđạo song trùng của Tổng cục Thuế và UBND Thành phố.

2.1.1. Vị trí và chức năng

Cũng như các Cục Thuế khác thì vị trí và chức năng của Cục Thuế TP.HCM được quy định tại Điều 1 quyết định số 1836/QĐ-BTC ngày 08/10/2018 của Bộ Tài chính:

“1. Cục Thuếở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện

28

công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

2. Cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.”

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Cục Thuế TP.HCM hiện có 44 đơn vị thuộc và trực thuộc gồm 21 phòng, 1 Trung tâm tại Văn phòng Cục Thuế và 22 Chi cục Thuế quận, huyện, khu vực. Cục Thuế TP.HCM và mỗi Chi cục Thuế quận, huyện, khu vực có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Văn phòng Cục Thuế: Thực hiện chức năng quản lý thuế đối với DN nhà nước, các DN có vốn đầu tư nước ngoài, các DN kinh doanh nhiều ngành nghề, các đơn vị chi nhánh của các DN ngoại tỉnh, các DN ngoài quốc doanh có số thuế nộp lớn, có quy mô vốn lớn, số lượng lao động nhiều, hoặc có tính phức tạp, có số thuế hoàn lớn, có nhiều chi nhánh trụ sở.

22 Chi cục Thuế quận, huyện, khu vực: thực hiện chức năng trực tiếp quản lý thuế đối với hộ kinh doanh công thương nghiệp; đối tượng nộp các loại thuế liên quan đến đất đai; đối tượng nộp phí, lệ phí thuộc cấp quận, huyện trở xuống và các DN ngoài quốc doanh có quy mô nhỏ, doanh số hàng hóa, dịch vụ bán ra hàng năm thấp, hình thức kinh doanh chủ yếu là bán lẻ hay mang tính chất là cửa hàng, cửa hiệu, kinh doanh dịch vụ, ăn uống, khách sạn nhà nghỉ. Ngày 02/3/2020, Chi cục Thuế khu vực Quận 7 – Nhà Bè là Chi cục Thuế khu vực đầu tiên ở TP.HCM thành lập theo quyết định số 170/QĐ-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng ban hành. Tiếp theo, ngày 14/5/2020, Cục Thuế TP HCM tổ chức công bố Quyết định thành lập Chi cục Thuế khu vực quận 12 - Hóc Môn và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 18/5/2020.

Các bộ phận trong cơ quan thuế vừa có sự quản lý theo ngành dọc theo nghiệp vụ từ các phòng chuyên môn tại Văn phòng cục tới các Chi cục, vừa có sự phối hợp ngang giữa các bộ phận chuyên môn với nhau.

29

Về chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của các đơn vị trực thuộc Cục:

Theo quyết định 320/QĐ-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2019 quy định số lượng phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và phòng thanh tra - kiểm tra thuộc cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương và theo quyết định số 211/QĐ-TCT ngày 12 tháng 3 năm 2019 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng và văn phòng thuộc cục thuế thì Văn phòng Cục Thuế TP.HCM gồm các phòng:

- Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ NNT trong phạm vi Cục Thuế quản lý.

- Phòng Kê khai và Kế toán thuế:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý.

- Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý.

- Phòng Thanh tra - Kiểm tra thuế:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra NNT; kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn thuế, gian lận thuế; thực hiện dự toán thu đối với NNT thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.

- Phòng Nghiệp vụ - Dự toán – Pháp chế:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách pháp luật thuế; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu NSNN được giao hàng năm; thực hiện công tác pháp chế về thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.

- Phòng Quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác

Giúp Cục trưởng Cục Thuế hướng dẫn, chỉđạo triển khai thực hiện thống nhất các biện pháp, nghiệp vụ, quy trình quản lý thuếđối với Hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác (bao gồm: Hợp tác xã; Phí, lệ phí; Thuế TNCN của người hành nghề tự

30

do; Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên khoáng sản). Tổ chức thực hiện dự toán thu thuếđối với đối tượng được giao quản lý; Tổ chức thực hiện công tác hoàn thuế TNCN, miễn giảm thuế TNCN.

- Phòng Kiểm tra nội bộ:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉđạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), giải quyết tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.

- Phòng CNTT:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành thuế; triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế, quản lý nội bộ và hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo công chức thuế, NNT trong việc sử dụng ứng dụng tin học trong công tác quản lý; hiện đại hóa và ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý thuế.

- Phòng Tổ chức cán bộ:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉđạo, triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền lương, đào tạo cán bộ và thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ Cục Thuế.

- Văn phòng:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế xây dựng, triển khai thực hiện nội quy cơ quan, quy chế làm việc; tổ chức và vận hành công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác cải cách hành chính, kiểm soát TTHC, hệ thống quản lý chất lượng ISO; xây dựng chương trình, kế hoạch, tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác của Cục Thuế.

- Phòng Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các công tác quản lý tài chính; quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; quản trị; in ấn chỉ thuế theo

31

phạm vi được phân cấp; và quản lý hoá đơn tự in của các tổ chức và cá nhân nộp thuế quản lý ấn chỉ thuế trong toàn Cục Thuế.

- Phòng Quản lý các khoản thu từđất:

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác quản lý các khoản thu từđất trên địa bàn Cục Thuế quản lý.

- Trung Tâm Tích Hợp và Lưu Trữ Thông tin NNT.

Giúp Cục trưởng Cục Thuế thực hiện công tác thu thập, tiếp nhận, số hóa, tích hợp, lưu trữ đồng bộ, thống nhất và khai thác hiệu quả hệ thống thông tin NNT trong phạm vi Cục Thuế quản lý.

(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - Cục Thuế TP.HCM)

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức tại Văn phòng Cục Thuế TP.HCM

2.2. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của TP.HCM ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế đến công tác quản lý thu thuế

- Vị trí địa lý, địa hình

TP.HCM có toạ độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, TP.HCM cách Hà Nội 1.730

32

km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, TP. HCM là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.

- Tình hình kinh tế - xã hội:

Theo UBND TP.HCM, năm 2019, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 1.347.369 tỉ đồng, tăng 8,32%, cao hơn so với năm 2018 (8,3%). Tỷ trọng quy mô kinh tế thành phố so với quy mô kinh tế cả nước (5,55 triệu tỉđồng) là 23,97%, cao hơn năm 2017 và năm 2016 (23,4%), cao nhất từ trước đến nay. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 35% GRDP, bằng năm 2018 là 35%, vượt chỉ tiêu bình quân trên nhiệm kỳ 2016 - 2020 là 30% GRDP. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt 8,3 tỉ USD (bằng 101% so cùng kỳ), chiếm 22% tổng đầu tư nước ngoài cả nước năm 2018. Thu ngân sách ước đạt 412.474 tỉ đồng (tăng 3,34% so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2019 và tăng khoảng 9% so với thực thu năm 2018; bình quân thu l.620 tỉ đồng/ngày làm việc).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 12,1% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 13%). Tổng lượng khách quốc tếđến thành phốđạt 8,5 triệu lượt, tăng 14% so cùng kỳ với doanh thu tăng 14,5% so cùng kỳ.

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) tính chung cả vốn thu hút được dưới hình thức cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và qua hình thức góp vốn, mua cổ phẩn, phần vốn góp trong các DN trong nước, thành phố thu hút được 8 tỷ USD (bằng 101% so cùng kỳ).

Chính quyền Thành phố tiếp tục có những giải pháp nhằm thúc đẩy, hỗ trợ DN đầu tư phát triển sản xuất cụ thể trong lĩnh vực công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ, đã chỉ đạo Sở Công Thương, Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ phối hợp các Sở ngành, UBND quận huyện đẩy mạnh việc kết nối DN công nghiệp hỗ trợ thành phố với các DN FDI theo chương trình “Phát triển nhà cung cấp tốt”, trong năm 2018 đã tổ chức “Ngày hội tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ” nhằm hình thành mạng lưới sản xuất nội địa, thu hút DN FDI đầu tư vào CNHT đòi hỏi công nghệ cao tham

33

gia chuỗi giá trị toàn cầu, hỗ trợ DN nhỏ và vừa tham gia sản xuất, cung cấp các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ …; chuyển dịch cơ cấu ngành có chuyển hướng tích cực như

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thế thành phố hồ chí minh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)