Các yếu tố ảnhhưởng đến quản lý hoạt độngdạy học môn Giáo dục thể chất

Một phần của tài liệu Luận văn quản lí hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 42)

9. Cấu trúc của luận văn

1.6. Các yếu tố ảnhhưởng đến quản lý hoạt độngdạy học môn Giáo dục thể chất

sở

Hiệu quả quản lý hoạt động dạy học GDTC chịu sự ảnh hưởng rất lớn của yếu tố chủ quan của chủ thể quản lý. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản lý dạy học GDTC bao gồm:

- Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn GDTC đối với việc giáo dụctoàn diện cho học sinh:

+ Nếu nhà quản lý nhận thức đúng và đầy đủ về công tác giáo dục sẽ có hành vi quản lý sâu sát và quan tâm đầy đủ tới sự chuẩn bị đầy đủ các yếu tố trong công tác dạy học GDTC như chương trình, giáo trình, sân bãi, phương tiện dạy học, quá trình dạy học của giáo viên và quá trình học tập của học sinh. Công tác bồi dưỡng giáo viên, công tác nghiên cứu khoa học, công tác kiểm tra đánh giá… Ngược lại, nếu nhận thức chưa đầy đủ hoặc có ý thức coi nhẹ công tác dạy học môn GDTC thì sẽ làm giảm hiệu quả quản lý.

+ Nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành và lãnh đạo địa phương đối với lợi ích, tác dụng và vai trò của dạy học môn GDTC trong giáo dục toàn diện cho học sinhchưa thực sự sâu sắc. Nếu hoạt động dạy học môn GDTC được cấp uỷ, chính quyền và lãnh đạo ngành giáo dục của địa phương coi trọng thì sẽ được đầu tư toàn diện cả nhân lực, vật lực, tài lực cho công tác dạy học môn GDTC, từ đó giúp cho hiệu quả quản lý dạy học môn này tốt hơn; ngược lại sẽ làm cho công tác quản lý hoạt động dạy học môn GDTC gặp khó khăn, từ đó ảnh hưởng xấu tới hiệu quả quản lý.

+ Nhận thức của học sinh đối với hoạt động học tập môn GDTC chưa thực sự đầy đủ. Nước ta là một nước đang phát triển, lịch sử nước ta trải qua nhiều nămdướichế độ phong kiến nửa thuộc địa, bị chiến tranh tàn phá, bởi vậy hoạt độngdạy học môn GDTC chưa có lịch sử phát triển lâu dài như các nước phát triển. Bên cạnh đó, kinh tế của nước ta còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa… nên điều kiện tham gia các hoạt động GDTC, hoạt động TDTT cũng như điều kiện tìm hiểu về ý nghĩa, lợi ích tác dụng của hoạt động GDTC đối với sức khoẻ con người còn hạn chế. Với điều kiện như vậy, việc chưa có được các nhận thức đúng đắn về GDTC để tạo ra được động cơ, tinh thần tự giác tích cực trong hoạt động học tập, rèn luyện môn GDTC cũng là điều hiển nhiên. Đây cũng chính là rào cản, là nhân tố khách quan ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn GDTC trong các nhà trường.

- Năng lực và kinh nghiệm quản lý của người quản lý các trường THCS:

+ Năng lực quản lý là khả năng sử dụng đúng và kịp thời các công cụ quản lý và phương pháp quản lý tác động lên đối tượng quản lý nhằm giải quyết một công việc hoặc sự việc quản lý có hiệu quả.

+ Kinh nghiệm quản lý là những bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác quản lý trong quá khứ đã ứng dụng và xử lý tốt các sự việc, công việc quản lý. Nếu chủ thể quản lý có năng lực và kinh nghiệm quản lý sẽ có thể sử dụng các biện pháp quản lý hữu hiệu để nâng cao hiệu quả quản lý nói chung và quản lý công tác GDTC nói riêng trong trường THCS- Yếu tố trình độ năng lực của người thầy.

Trong quản lý hoạt động học học môn GDTC thì yếu tố trình độ năng lực của ngườithầy ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác quản lý hoạt động giảng dạy môn GDTC. Ngườithầy ngoài việc cần có phẩm chất đạo đức, tác phong gương mẫu, chuẩn mựcthì cần phải có năng lực trình độ tốt, đáp ứng cho việc dạy tốt môn GDTC trongtrường THCS. Trình độ, năng lực của người thầy thể hiện ở trình độ học vấn, năng lực thực hành, năng lực sư phạm và năng lực tổ chức điều hành hoạt động dạy học, hoạt động thi đấu các môn thể thao trong trường học. Do khoa học kỹ thuật TDTT không ngừng phát triển, do phương pháp dạy học không ngừng cải tiến, người thầy cần phải thường xuyên được tiếp tục đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn GDTC và chất lượng quản lý hoạt động GDTC trong nhà trường.

1.6.2. Các yếu t khách quan

Kết quả quản lý hoạt động dạy học môn GDTC ởcác trường THCS ngoài chịu ảnhhưởng chủ quan của chủ thể quản lý còn chịu tác động và ảnh hưởng rất lớn bởicác yếu tố khách quan. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới kết quả quản lý hoạt động giảng dạy môn GDTC ởcác trường học nói chung và trường THCS nói riêng bao gồm: - Điều kiện cơ sở vật chất: Trong dạy học môn GDTC, từ việc giảng dạy chính khoá trên lớp đến ngoại khoá cho học sinh, từ việc đổi mới phương pháp dạy học tới việc nghiên cứu khoa học của giáo viên… đều cần phải có đủ diện tích sân bãi và dụng cụ tập luyện đáp ứng cho học sinh tập luyện. Chính vì vậy, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bịkĩ thuật phục vụ cho hoạt động giảng dạy môn GDTC có ý nghĩa và tầm quan trọng hết sức to lớn, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động giảng dạy môn GDTC trong nhà trường. Ởcác nước phát triển, người ta quy định diện tích, số lượng dụng cụ… cho mỗi học sinh, trong khi đó ở nước ta, nhiều trường diện tích sân bãi tập luyện quá ít và công tác quản lý quá trình dạy học của các giáo viên thể dục. - Nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động dạy học môn GDTC: Như chúng ta đã biết, muốn hoạt động dạy học môn GDTC ở các trường THCS đạt được chất lượng và hiệu quả cao thì cần phải có hệ thống cơ sở vật chất không những đầy đủ mà còn ngà

càng được hoàn thiện theo hướng hiện đại hóa. Do đó, vấn đề đầu tư kinh phí cho công tác này từ các nguồn kinh phí khác nhau là việc làm hết sức cần thiết.

- Cơ chếchính sách đối với đội ngũ giáo viên thể dục: Giáo dục thể chất là một trong các nội dung giáo dục toàn diện trong nhà trường. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên thể dục - những người trực tiếp tiến hành hoạt này phải chịu nhiều vất vả do đặc thù nghề nghiệp của như điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt. Chính vì thế, nếu có được các chính sách thỏa đáng đối với đội ngũ giáo viên thể dục sẽ góp phần nâng cao được chất lượng và hiệu quả của hoạt động GDTC trong các nhà trường.

- Sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục (nhà trường, gia đình và xã hội): Từ thực tiễn và lý luận giáo dục đã chỉ ra rằng, muốn tạo nên những thành quả giáo dục tốt nhất cho mỗi học sinh thì cần có sự phối kết hợp giữa 3 lực lượng giáo dục. Trong hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh cũng vậy, việc chăm sóc, bảo về và phát triển thể chất cho học sinh được thực hiện ở trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Vì vậy, sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục sẽ góp phần nâng cao chất lượng GDTC cho học sinhtrong các nhà trường.

- Tính khoa học và tính tiếp cận hiện đại của chương trình môn học GDTC: Chất lượng công tác quản lý hoạt động dạy học môn GDTC còn phụ thuộc vào việcđảm bảo tính khoa học và tính tiếp cận hiện đại của chương trình. Bởi lẽ chương trình và tài liệu môn học là một bản thiết kế cho trình độ phát triển thể chất của học sinh, trong đó mục tiêu yêu cầu đào tạo đã mô hình hoá các kiến thức và trình độ thể chất của học sinh sau khi hoàn thành môn học. Đồng thời chương trình cũng đã nêu lên các nội dung, phương pháp và phân bổ các nội dung và thời gian học tập trong các học kỳ, chỉ tiêu thi và kiểm tra… Chương trình và tài liệu mang tính khoa học tiếp cận hiện đại thì sẽ giúp cho các giáo viên thực hiện được các mô hình giáo dục, đảm bảo chất lượng dạy học môn GDTC. Ngược lại, nếu chương trình giáo dục lạc hậu sẽ ảnh hưởng xấu tới kết quả của công tác dạy học môn GDTC trong các nhà trường.

Tiểu kết chương 1

Nghiên cứu những vấn đề lí luận về quản lí hoạt động dạy học môn GDTC ở các trường THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay và rút ra được những kết luận sau:

Quản lý là nghề có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của các tổ chức, cơ sở và là một hiện tượng xã hội, trong bất kỳ một tổ chức nào thì hoạt động quản lý là tất yếu và cần thiết. Bản chất của quản lý là cách thức tổ chức, điều khiển của chủ thể quản lý đến

khách thể quản lý, nó bao hàm cả yếu tố khoa học, đồng thời mang tính nghệ thuật cao có tác động vào hệ thống, tổ chức vào từng thành tố của hệ thống bằng các phương pháp thích hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Qua nghiên cứu một số vấn đề lí luận, các khái niệm về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý dạy học GDTC, chất lượng, đánh giá chất lượng giáo dục... có thể nhận thấy: hoạt động dạy học có vai trò đặc biệt quan trọng trong giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng, chất lượng hoạt động dạy học quyết định chất lượng hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Hoạt động dạy học là hoạt động trọng tâm trong một nhà trường, do đó quản lí hoạt động dạy học có ý nghĩa quan trọng quyết định chất lượng giáo dục của một trường học. Quản lí hoạt động dạy học là quá trình CBQL xác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ dạo, giám sát, kiểm tra hoạt động dạy của giáo viên và hoạt dộng học của học sinh nhằm đạt mục tiêu đề ra.

Quản lí hoạt động dạy học là việc chấp hành quy chế quy định, nội quy về về hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh đảm bảo cho các hoạt động đó được tiến hành tự giác có nề nếp, có chất lượng và đạt hiệu quả cao.

Hiệu trưởng quản lí hoạt động dạy học trong nhà trường là quản lí hoạt dộng dạy của thầy và hoạt động của trò với những nội dung cơ bản sau: Quản lí mục tiêu dạy học, quản chương trình dạy học, nội dung dạy học, hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và quản lí trang thiết bị, cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động dạy học.

Chất lượng hoạt động dạy học toàn diện của trường THCS được xác định thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá của cơ quan quản lý cấp trên, từ dó giúp nhà trường xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn, để xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng các hoạt động dạy học và giáo dục.

Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và các nội dung cơ bản của hoạt động dạy học GDTC trong trường THCS, cũng như nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm GDTC cho học sinh và vai trò của dạy học GDTC đối với học sinh THCS. Làm sáng tỏ các điều kiện đảm bảo chất lượng giảng dạy môn GDTC ở THCS về vấn đề con người (Đội ngũ, học sinh, cán bộ quản lý); vềcơ sở vật chất cho GDTC; về trình độ nắm vững các phương pháp và kỹ thuật dạy học, huấn luyện TDTT, vềđiều kiện kinh phí; về cơ chế quản lý.

động dạy học môn GDTC và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn GDTC cho học sinh THCS… Đây là những căn cứ để đề tài đề xuất nội dung khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý hoạt động dạy học môn GDTC ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới trong giai đoạn hiện nay.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI ỞCÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN

LỤC NAM,TỈNH BẮC GIANG

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, dân cư của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang tỉnh Bắc Giang

2.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên

Lục Nam là một huyện miền núi của Tỉnh Bắc Giang gồm 25 xã và 2 thị trấn, trong đó có 5 xã đặc biệt khó khăn; 6 xã khu vực II trong đó có 14 thôn, bản đặc biệt khó khăn, có tổng diện tích 597,15km2. Dân số khoảng 21,8 vạn người gồm 9 dân tộc chủ yếu sinh sống: Kinh, Tày, Nùng, Cao lan, Hoa, Sán dìu, Sán chí , Dao và Mường; trong đó người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 13%.Lục Nam có vị trí chiến lược trọng yếu, có nhiều đường giao thông lớn nối liền với các huyện, các tỉnh trong vùng; cụ thể: Quốc lộ 31, Quốc lộ 37; tỉnh lộ 293; tuyến đường sắt Hà Nội-Quảng Ninh và đường sông Lục Nam.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện

Trong những năm qua, đặc biệt năm2019 là năm có sự cố gắng vươn lên vượt bậc của các cấp chính quyền và nhân dân toàn huyện trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện lần thứ XXI, thực hiện kế hoạch 5 năm (2016 - 2020) và tiếp tục mở ra những thời cơ và thuận lợi mới cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nền kinh tế của huyện Lục Nam có những chuyển biến rõ rệt, cơ cấu nền kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực với mức tăng trưởng khá.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được ở trên, Lục Nam còn không ít những khó khăn thách thức đó là: Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp còn cao trong cơ cấu kinh tế; thu nhập bình quân đầu người thấp. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn tuy đã được tăng cường một bước song chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; chất lượng một số tuyến đường giao thông nông thôn còn kém, giao thông đi lại còn rất khó khăn. Các điều kiện phục vụ dạy và học, nâng cao chất lượng GD toàn diện còn nhiều bất cập, chất lượng GD văn hoá chưa đồng đều giữa các xã, các vùng trong huyện. Huyện xác định phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2020 là phải nằm trong chiến lược phát triển của tỉnhtheo hướng bền vững kinh tế - văn hóa - xã hội. Chuyển đổi cơ cấu và thực hiện CNH, HĐH phù hợp điều kiện của huyện nhằm đưa huyện đứng vào loại khá trong tỉnh, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa Lục

Nam so với các huyện, thành phố mạnh của tỉnh, cùng với cả nước chủ động tham gia hội nhập kinh tế thế giới.

2.2. Khái quát về giáo dục THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

2.2.1. Tình hình giáo dục THCS

Hiện nay, huyện Lục Nam có 25 trường THCS và 6 trường có 2 cấp học (TH&THCS). Tính đến năm học 2019-2020 có tổng số lớp là 356, với 11.709 học sinh, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp trên số trẻ trong độ tuổi là 99,9%; tỷ lệ trẻ hoàn thành chương trình TH vào lớp 6 là 100%; tỷ lệ duy trì sĩsố là 99,96%.

Bảng 2.1. Tình hình phát triển tại cáctrường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang qua giai đoạn 2015-2020

Năm học Quy mô

Trường Lớp CBQL, GV HS 2015-2016 31 383 854 11.557 2016-2017 31 372 851 11.658 2017-2018 31 362 843 11.470 2018-2019 31 356 841 11.410 2019-2020 31 356 835 11.709

Số lớp, số học sinh giảm nhẹ dần (do giảm dân số tự nhiên): năm học 2015- 2016 có 383 lớp với 11.557 học sinh, đến năm học 2019-2020 có 356 lớp với 11709 học sinh (giảm 27 lớp, tăng 152 học sinh).Tỷ lệ huy động học sinh hoàn thành chương trình TH vào học lớp 6 được duy trì và đạt 100%. Qua số liệu ở 2 bảng trên ta thấy quy mô trường lớp các ngành học, cấp học của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang trong 5 năm qua cơ bản ổn định và đáp ứng được nhu cầu học tập của con em trong huyện.

Quy mô cán bộ quản lý và giáo viên có xu hướng giảm, hàng năm quy mô GV,

Một phần của tài liệu Luận văn quản lí hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)