9. Cấu trúc của luận văn
2.4.5. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng học sinhcó năng khiếu môn Giáo dục thể chất
Việc bồi dưỡng các học sinh có năng khiếu về các môn thể thao vẫn được các nhà trường thực hiện, mặc dù vậy thì không được thường xuyên và đồng bộ các bộ môn. Do vấn đề về kinh phí mà các trường thường chỉ căn cứ vào kế hoạch tổ chức Hội khỏe phù đổng của năm học và chọn các môn thể thao dự theo thế mạnh của địa phương để tham gia do vậy thường số lượng các trường tham gia đồng đều ở các bộ môn là ít,
thậm chí có những môn không thể tổ chức thi các cấp (từ cấp huyện trở lên được) do có quá ít đội hoặc vận động viên tham gia.
Ngoài ra vấn đề cản trở việc bồi dưỡng các em học sinh có năng khiếu về TDTT còn bị chi phối và ảnh hưởng bởi yếu tố người thầy. Cơ bản các giáo viên tham gia giảng dạy và bồi dưỡng đều do lòng đam mê bỏ công sức để huấn luyện các em còn việc hỗ trợ kinh phí để chi trả cho các giáo viên này là rất hạn chế. Việc xã hội hóa các hoạt động này ở các trường địa bàn nông thôn và miền núi rất hạn chế.
Hình thức tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh được tiến hành chủ yếu dưới hai hình thức, giờ học chính khoá và giờ ngoại khoá. Các giờ học chính khoá là chương trình được thực hiện theo quy định có tính chất pháp quy và đây được coi là phần thực hiệnkhông thể thiếu ở hầu hết các nhà trường. Các giờngoại khoá bao gồm hoạt động thể dục giữa giờ, các buổi sinh hoạt theo chủ điểm có tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí mang tính vận động, các hoạt động thi đấu thể thao của học sinh trong trường và giữa các trường với nhau…Hoạt động nội khoá là chương trình bắt buộc nên các nhà trường đều tổchức thực hiện nghiêm chỉnh theo mục tiêu kế hoạch đã đề ra trong từng năm học.Việc triển khai các nội dung chương trình được tiến hành hàng ngày, hàng tuần và có sự kiểm tra giám sát đều đặn của cán bộ quản lý. Khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ này là ở một số trường không đủ giáo viên theo biên chếquy định, hoặc trình độ giáo viên không đảm bảo. Việc thiếu giáo viên dẫn đếnviệc dạy dồn, dạy ghép các lớp trong cùng khối; có những trường phân công giáo viên dạy các môn khác còn ít giờ dạy thêm môn thể dục, mặc dù họ không đủ năng lực dạy môn này.
Với hoạt động GDTC ngoài giờ lên lớp, đây là mảng hoạt động còn nhiều hạn chế ở hầu hết các trường. Cụ thể là các hoạt động mới chỉ dừng lại ở một số hoạt động như thể dục giữa giờ, sinh hoạt Đoàn Đội có nội dung GDTC như trò chơi vận động... mặc dù vậy thì những hoạt động này cũng chỉ mang tính hình thức còn về bản chất thì chưa thể hiện được vai trò của nó. Việc tổ chức các hoạt động thể thao ngoài giờ cho học sinh như việc tổ chức các câu lạc bộ thể thao, tổ chức các hoạt động thi đấu giao lưu, giao hữu giữa các lớp trong cùng một trường, giữa các trường với nhau hầu như là còn bịbỏ ngỏ trong nhiều năm qua.
Để đánh giá, thực trạng thực hiện GDTC ngoài giờ lên lớp của học sinh, đề tài đã xây dựng phiếu hỏi mức độ thực hiện các hoạt động ngoại khoá môn thể dục của học sinh.Tác giả khảo sát ở một nhóm đối tượng là 65 cán bộ quản lý của Sở GD&ĐT Bắc Giang, Phòng Giáo dục và đào tạohuyện Lục Nam và 31 trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam. Kết quả khảo sát được thể hiện ở các bảng 2.11:
Bảng 2.11. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng học sinh có năng khiếu Giáo dục thể chất
TT Nội dung - Yêu cầu Mức độ Tổng số phiếu Điểm trung bình Thứ bậc Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện 1 Hằng năm, xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng HS có năng kiếu TDTT 50 15 0 65 2.77 1
2 Giáo viên có đủ năng lực để bồi
dưỡng nhiều môn 20 40 5 65 2.23 3
3 Cơ sở vật chất đáp ứng việc bồi
dưỡng HS có năng khiếu 26 38 1 65 2.38 2
4
Phối hợp với các trung tâm huấn luyện trong việc bồi dưỡng HS có năng khiếu
2 6 57 65 1.15 6
5 Tổ chức giải TDTT cấp trường để
tuyển chọn HS có năng khiếu 12 10 43 65 1.52 5
6 Chỉ bồi dưỡng số ít môn mà giáo
viên nhà trường thực hiện được 6 31 28 65 1.66 4 1.95
Qua kết quả khảo sát, có thể thấy rằng, các nội dung quản lý hoạt động GDTC ngoài giờ học chính khoá trên lớp của các nhà trường còn cơ bản thực hiện ở mức độ trung bình và chưa tốt.
2.4.6. Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục thểchất của học sinh