9. Cấu trúc của luận văn
2.4.6. Thực trạng hoạt động kiểm tra,đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục thể
Thực tế tại các trường THCShuyện Lục Nam trong những năm qua hoạt động kiểm tra, đánh giá được coi trọng và tiến hành thường xuyên, đều đặn. Hoạt động GDTC cũng được quan tâm và kiểm tra đánh giá theo lịch trình, kế hoạch của các Nhà trường. Tuy nhiên, căn cứ vào kết quảđiều tra ở bảng 2.12 nhận thấy hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động dạy học môn GDTC là một khó khăn xếp ở vị trí thứ 4, đây là khó khăn ở hầu hết các trường và nó thể hiện cụ thể ở hai mặt sau:
Thứ nhất: Việc kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học môn GDTC đối với học sinh.
Theo kế hoạch giáo viên thể dục thực hiện kiểm tra đánh giá trình độ nắm kiến thức, kỹ năng của học sinh và cho điểm. Việc đánh giá này mới chỉ dừng lại ở việc thực hiện một số kỹ năng vận động. Còn một nhiệm vụ quan trọng là đánh giá sức khoẻ của học sinh thì gần như các giáo thể dục không thể đánh giá được và cũng không có nghiệp vụ chuyên môn, điều kiện đểđánh giá. Theo quy định việc kiểm tra sức khoẻđịnh kỳ cho học sinh được tiến hành bởi giáo viên thể dục và cơ quan y tế phối hợp thực hiện. Việc làm này hầu như không được tiến hành trong nhà trường THCS. Bởi vậy chỉ khi học sinh nghỉ học vì
bệnh tật và đi viện thì mới biết được thực tế tình trạng thể lực của các em ra sao. Đó là chưa kể việc đánh giá sự hiểu biết về các kiến thức: Phòng tránh chấn thương, vệ sinh học đường, vệ sinh cá nhân của học sinh chỉ thông qua việc kiểm tra trang phục học tập đầu các giờ thể dục chính khoá, hoặc chưa được kiểm tra.
Thứ hai: Số lượng giáo viên thể dục tại các trường theo biên chế thường không đồng đều, không đủ để thành lập tổ chuyên môn độc lập. Nhiều trường chỉ có GV kiêm nhiệm từ các bộ môn khác. Vì vậy giáo viên thể dục thường sinh hoạt trong các tổ chuyên môn khác và cũng thường chịu sự quản lý của các tổ trưởng chuyên môn thuộc các chuyên ngành khác. Đây là khó khăn trong việc kiểm tra đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên thể dục để có biện pháp bồi dưỡng, khắc phục. Đặc thù của bộ môn thể dục có những điểm khác biệt so với các môn văn hoá đơn thuần, khác về môi trường lên lớp, khác về phương pháp, phương tiện, khác về cách đánh giá kiến thức... Vì vậy, ngoài số lượng ít ỏi giáo viên thể dục có thể đánh giá về trình độ chuyên môn, chất lượng giờ dạy thể dục của chính giáo viên thể dục thì việc đánh giá của các giáo viên khác gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từlý do đó, việc đánh giá, nhận xét giờ học, trình độ chuyên môn của giáo viên thể dục đối với các giáo viên khác cũng là cản trở, gây tâm lý e ngại cho người phải đánh giá, kiểm tra. Nhiều năm diễn ra tình trạng như vậy dẫn đến một thực tế là việc đánh giá chất lượng giảng dạy,trình độ chuyên môn của giáo viên thể dục vẫn bị bỏ ngỏ, giao phó hoàn toàn cho tinh thần tự giác và lương tâm của chính các giáo viên thể dục.
Bảng 2.12. Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục thể chất của học sinh
TT Hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập Mức độ thực hiện Tổng số phiếu Điểm trung bình Thứ bậc Thường xuyên Đôi khi Chưa khi nào 1 Đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kì
58 0 0 58 2.68 1
2
Đánh giá các kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập thông qua tổ
chức hoạt động theo nhóm 51 7 0 58 2.57 3
3 Đánh giá kĩ năng 38 20 0 58 2.37 4
4 Đánh giá thái độ học tập của học
sinh sau khi học xong bài học 25 33 0 58 2.17 5
5
Đánh giá học sinh ngay trong quá trình học tập bằng những nhận xét, góp ý
19 32 7 58 1.97 6
6
Đánh giá học sinh sau khi hoàn thành những bài tập cụ thể hoặc việc hoàn thành nhiệm vụđược giao
58 0 0 58 2.68 1
Nguyên nhân gây ra những khó khăn trên là do điều kiện về đội ngũ, về cơ sở vật chất, tài chính khó khăn. Mặt khác là do công tác quản lý chưa có kế hoạch và những mục tiêu cụ thể về GDTC, chưa kiểm tra đánh giá thường xuyên, động viên khích lệ đội ngũ giáo viên, học sinh thực hiện nhiệm vụ dạy học môn GDTC trong nhà trường trong những năm qua.