Tăng cường giám sát, kiểm tra, tự kiểm tra đánh giá kết quả hoạt độngdạy

Một phần của tài liệu Luận văn quản lí hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 103 - 137)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.7. Tăng cường giám sát, kiểm tra, tự kiểm tra đánh giá kết quả hoạt độngdạy

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra đánh giá là một chức năng của hoạt động quản lý nói chung và hoạt động dạy học nói riêng. Việc kiểm tra đánh giá không chỉ được áp dụng đối với học sinh mà còn được áp dụng đối với giáo viên. Với đặc thù là môn dạy thực hành, việc hoàn thành được tiết dạy thể dục phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, điều kiện sân bãi, dụng cụ thể thao. Vì vậy, tăng cường kiểm tra đánh giá là một hoạt động để duy trì nề nếp chuyên môn của giáo viên, đồng thời thông qua kiểm tra, đánh giá giúp cho cán bộ quản lý nắm bắt được thông tin, tạo được mối liên hệ ngược thường xuyên về bền vững, giúp cho việc điều chỉnh, nâng cao hiệu quả quản lý. Việc cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn của giáo viên có vai trò quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động GDTC.

Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn tạo điều thuận lợi cho đội ngũ giáo viên hoàn thành nhiệm vụ nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học GDTC ở trường THCS, động viên khích lệ kịp thời cố gắng của các cá nhân, tập thể trong công tác GDTC ở trường THCS.

Bất kỳ hoạt động nào cũng có mục đích, tổ chức thực hiện và kết quả. Muốn biết kết qủa đạt được đến mức độ nào so với mục đích đặt ra, cần kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chí đã dự kiến. Bởi vậy muốn đánh giá kết quả GDTC, trong kế hoạch phải đặt ra các mục tiêu với các yêu cầu chuẩn cụ thể. Như vậy nhà trường có các mục tiêu và chuẩn đạt của mục tiêu đối với thể dục chính khoá, các hoạt động thể thao ngoài giờ lên lớp. Khi phân công nhiệm vụ, các tổ,giáo viên, căn cứ vào các chỉ tiêu được giao để xây dựng kế hoạch triển khai công việc của mình. Các kế hoạch này được báo cáo lại cho lãnh đạo nhà trường. Nhà trường tổng hợp lại thành kế hoạch giám sát, kiểm tra hoạt động GDTC của toàn trường, trong đó có các hình thức kiểm tra, giám sát trực tiếp thông qua dự giờ, dự các hoạt động giáo dục, có hình thức gián tiếp thông qua báo cáo định kỳ cuối tuần, cuối tháng (theo hệ thống thông tin quản lý hai chiều).

- Các tổ, cá nhân căn cứ vào kế hoạch của mình để tự giám sát, kiểm tra, điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch đến kết quả cuối cùng. Khi mỗi cán bộ, giáo viên có nhận thức đúng đắn, tự giác tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao nghĩa là họ trở thành người quản lý công việc của mình đến kết quả cuối cùng thì việc giám sát, kiểm tra của trường, của tổ chỉ là phát hiện các khó khăn, hỗ trợ cho các cá nhân hoàn thành nhiệm vụ.

- Quá trình đánh giá có sự tham gia của nhiều thành phần từ nhiều phía.Nhà trường, hội cha mẹ học sinh, chính quyền, các đoàn thể cùng tham gia tổ chức đánh giá sẽ tạo được sự công bằng, công khai, khích lệ được mọi người cùng tham gia.

3.2.7.3. Cách thức tiến hành biện pháp

Kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động dạy học. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập xử lý thông tin về trình độ và khả năng học tập của học sinh, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp phù hợp giúp học sinh học tập tiến bộ.

Thông qua việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động GDTC của giáo viên giảng dạy, cán bộ quản lý sẽ nắm được chất lượng giảng dạy của giáo viên giảng dạy và chất lượng GDTC của học sinh, trên cơ sởđóđề ra những biện pháp cụ thể đối với giáo viên giảng dạy và học sinh nhằm nâng cao chất lượng GDTC. Với các cán bộ quản lý chuyên môn trong tổ, việc quản lý công tác kiểm tra, đánh giá của các giáo viên giảng dạy là cần thiết và nó không chỉgiúp cho người quản lý nắm được chất lượng dạy và học mà còn là cơ sở để đánh giá công tác tổ chức hoạt động dạy học và từđó có những điều chỉnh kịp thời trong công tác chỉ đạo.

Việc kiểm tra đánh giá kết quả GDTC của học sinh bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Xây dựng mạng lưới thông tin quản lý hai chiều thông suốt và chính xác. Quy định rõ những thông tin định kỳ hàng tuần, hàng tháng cho quản lý. Dựa vào kế hoạch được giao, các cá nhân báo cáo kết quả cho tổ, tổ báo cáo cho lãnh đạo trường, nhà trường ra quyết định chỉ đạo các hoạt động tiếp theo.

- Tổ chức và thực hiện nghiêm chỉnh quy định, quy trình chuyên môn trong công tác kiểm tra đánh giá. Tổ chức tốt và đảm bảo an toàn việc thực hiện nhiệm vụ trong quá trình kiểm tra.

- Xây dựng các phương án, hình thức đánh giá phù hợp với từng nhóm đối tượng. - Đánh giá thực hiện chương trình bao gồm: Thực hiện chương trình thể dục nội khoá, trình độ học sinh đạt được theo các yêu cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ đối với môn học. Đánh giá sự phát triển của đội ngũ, phát triển về cơ sở vật chất, các điều kiện bảo đảm chất lượng GDTC.

- Đánh giá phong trào học sinh nhà trường tham gia các hoạt động chủ điểm, hoạt động VH-XH, thể thao ở địa phương; thành tích trong việc tuyên truyền giáo dục thực hiện các tiêu chuẩn “Gia đình văn hoá mới”, bảo vệ môi trường, vệ sinh phòng bệnh, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội...

- Đánh giá thành tích học sinh trong các hoạt động thể dục đồng diễn, hoạt động thi đấu các môn thể thao trong và ngoài nhà trường...

- Đánh giá thành tích học sinh trong việc xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp, nề nếp sư phạm trong học tập, lao động, sinh hoạt...

- Khi có được hệ thống các tiêu chí đánh giá cụ thể đối với từng hoạt động, ban thi đua (hay ban kiểm tra) đánh giá khách quan, công bằng đối với các lớp, các cá nhân, khích lệ động viên mọi người tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ thể thao. Niềm vui khi đến trường sẽ tạo hứng thú học tập, làm cho các em tin yêu tập thể, yêu lớp, yêu trường, cố gắng học tập đạt kết quả cao hơn. Đây cũng là một trong các biện pháp thu hút học sinh đến trường học ở các địa phương miền núi có nhiều khó khăn trong giáo dục.

3.2.7.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Bám sát các văn bản của Bộ giáo dục và đào tạo về công tác kiểm tra đánh giá đối với học sinh cấp học THCS.

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng được Bộ giáo dục và đào tạo ban hành cho môn học giáo dục thể chất.

Giáo viên trực tiếp giảng dạy phải được tập huấn, bồi dưỡng và cấp nhật thường xuyên về công tác kiểm tra, đánh giá.

3.3. Khảo sát mức độ cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

3.3.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát các biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn GDTC đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang mà chúng tôi đề xuất nhằm khẳng định mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp trong thực tế.

Nội dung: Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.

3.3.2. Đối tượng kho sát

Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm dựa trên cơ sở lấy ý kiến bằng phiếu trưng cầu ý kiến và phỏng vấn sâu của 03 CBQL sở GD&ĐT Bắc Giang, 05 CBQL của Phòng GD&ĐT Lục Nam, 15 CBQL các trường THCS, 57 GV dạy môn GDTC trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

3.3.3. Ni dung và kết qu kho sát

Để đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đã đề xuất, tác giả tiến hành khảo nghiệm bằng phương pháp chuyên gia, phỏng vấn, điều tra thông qua phiếu xin ý kiến đánh giá. Tác giả đã tiến hành xin ý kiến đánh giá của 80 cán bộ giáo viên. Trong số 80 phiếu trả lời, có ý kiến của 08 cán bộ quản lý của Sở GD&ĐT Bắc Giang, Phòng Giáo dục huyện Lục Nam, 15 cán bộ quản lý của các trường THCS huyện Lục Nam và 57 giáo viên thể dục của các trường THCS huyện Lục Nam.

Trả lời câu hỏi về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn GDTC đáp ứng yêu cầu CTGDPT mới do đề tài đề xuất, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.1:

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất TT Tên biện pháp Mức độ Tổng điểm Điểm TB Thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh về vai trò của hoạt động dạy học môn GDTC đáp ứng yêu cầu CTGDPT mới ở trường THCS

63 17 0 223 2,79 2

2

Chỉđạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụcho đội ngũ GV thể dục đáp ứng yêu cầu CTGDPT mới

56 18 6 210 2,63 5

3

Quản lý bồi dưỡng phù hợp để giáo viên được nâng cao trình độ và phát huy năng lực của mình

54 26 0 214 2,68 4

4

Chỉ đạo đa dạng hoá các hoạt động ngoại khoá thể dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THCS

48 25 7 201 2,51 6

5

Chỉ đạo việc huy động các lực lượng giáo dục (gia đình, nhà trường, xã hội) tham gia tích cực vào hoạt động dạy học môn GDTC cho học sinh

69 11 0 229 2,86 1

6

Quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học môn GDTC đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới

45 27 8 197 2,46 7

7

Tăng cường giám sát, kiểm tra, tự kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động dạy học môn GDTC đáp ứng yêu cầu CTGDPT mới

63 17 0 223 2,79 2

Qua kết quả khảo nghiệm ở bảng 3.1 cho thấy, các biện pháp mà tác giả đề xuất cơ bản đều được các cán bộ, giáo viên đánh giá ở mức độ cần thiết, điểm trung bình của các biện pháp đề xuất đều tương đối cao, giao động từ 2,46 đến 2,86. Trong đó, biện pháp “Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDTC” được đại đa số cán bộ giáo viên đánh giá ở mức độ cần thiết. Tiếp đến là

biện pháp “Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh về vai trò của GDTC trong các trường THCS”. Các biện pháp còn lại cũng được các cán bộ giáo viên đánh giá ở mức độ cần và rất cần thiết và đều giao động ở mức điểm trung bình từ 2,46 đến 2,68.

Thăm dò ý kiến về tính khả thi của các biện pháp đề xuất, đề tài thu được kết quả ở bảng 3.2:

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất

TT Tên biện pháp Tính khả thi Tổng điểm Điểm TB Thứ bậc Rấtkhả thi Khả thi Không khả thi 1

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh về vai trò của hoạt động dạy học môn GDTC đáp ứng yêu cầu CTGDPT mới ởtrường THCS

61 19 0 221 2,76 1

2

Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV thể dục đáp ứng yêu cầu CTGDPT mới

39 32 9 200 2,5 5

3

Quản lý bồi dưỡng phù hợp để giáo viên được nâng cao trình độ và phát huy năng lực của mình

51 25 4 207 2,59 3

4

Chỉ đạo đa dạng hoá các hoạt động ngoại khoá thể dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THCS

45 29 6 199 2,49 4

5

Chỉ đạo việc huy động các lực lượng giáo dục (gia đình, nhà trường, xã hội) tham gia tích cực vào hoạt động dạy học môn GDTC cho học sinh

57 19 4 213 2,66 2

6

Quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học môn GDTC đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới

35 32 13 180 2,25 6

7 Tăng cường giám sát, kiểm tra, tự kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động

dạy học môn GDTC đáp ứng yêu cầu CTGDPT mới

Kết quả khảo nghiệm ở bảng 3.2 cho thấy, phần lớn các ý kiến của cánbộ, giáo viên đều cho rằng, các biện pháp đề xuất là rất khả thi và khả thi. Cụ thể, biện pháp 1 và biện pháp 3 được đánh giá là rất khả thi, các biện pháp còn lại đều có điểm trung bình từ 2,25 đến 2,59, nghĩa là có nhiều ý kiến cho là khả thi và rất khả thi.

Nhìn vào kết quả thăm dò ý kiến được tổng hợp ở 2 bảng trên chúng ta thấy: Tất cả 6 biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy học môn GDTC đáp ứng yêu cầu CTGDPT mới ở trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam do tác giả nghiên cứu đề xuất đều được đại đa số người được hỏi trả lời nhất trí mức độ là cần thiết, rất cần thiết và mang tính khả thi, rất khả thi cao. Từ đó cho thấy nếu các biện pháp đề xuất được áp dụng trong thực tiễn chắc chắn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động GDTC của các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải hết sức lưu ý vì thực tế mỗi biện pháp đều có những tồn tại và ưu thế riêng và chúng có mối quan hệ hữu cơ, thống nhất biện chứng với nhau, thúc đẩy nhau cùng tồn tại và phát triển. Do vậy khi thực hiện chức năng quản lý hoạt động GDTC đối với các trường THCS huyện Lục Nam phải lưu ý phối hợp thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp, như vậy mới phát huy tối đa hiệu quả của biện pháp và chất lượng dạy và học ở các nhà trường THCS mới được nâng lên, mới đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng GDTC trong giai đoạn hiện nay.

Bảng 3.3. Tổng hợp ý kiến đánh giá vềmức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

TT Tên biện pháp

Mức độ

cần thiết Tính khả thi Hiệu số ( X- Y) (X- Y)2 Điểm trung bình Thứ bậc Điểm trung bình Thứ bậc 1

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh về vai trò của hoạt động dạy học môn GDTC đáp ứng yêu cầuCTGDPT mới ở trường THCS

2,79 2 2,76 1 1 1

2

Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV thể dụcđáp ứng yêu cầu CTGDPT mới

2,63 4 2,5 5 -1 1

3

Quản lý bồi dưỡng phù hợp để giáo viên được nâng cao trình độ và phát huy năng lực của mình

2,68 3 2,59 3 0 0

4

Chỉ đạo đa dạng hoá các hoạt động ngoại khoá thể dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THCS

2,51 5 2,49 4 1 1

5

Chỉ đạo việc huy động các lực lượng giáo dục (gia đình, nhà trường, xã hội) tham gia tích cực vào hoạt động dạy học môn GDTC cho học sinh

2,86 1 2,66 2 -1 1

6

Quản lýcơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học môn GDTC đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới

2,46 6 2,25 6 0 0

7

Tăng cường giám sát, kiểm tra, tự kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động dạy học môn GDTC đáp ứng yêu cầu CTGDPT mới

2,79 2 2,76 1 1 1

Tổng 5

Áp dụng hệ số tương quan thứ bậc Spearman:

Ta có kết quả như sau: R= 1 − 7x357x4 = 0,89

Biểu đồ 2.2.Biểu đồ so sánh mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Với hệ số tương quan thứ bậc Spearman R = 0,89 cho phép kết luận: Giữa nhận thức và mức độ thực hiện của các biện pháp quản lý mà tác giả nghiên cứu đề ra có mối tương quan thuận và chặt chẽ, có nghĩa là mức độ nhận thức và mức độ thực hiện là phù hợp. Hay nói cách khác, các biện pháp quản lý được nhận thức ở mức độ quan trọng như thế nào thì mức độ thực hiện cũng quan trọng tương đương như vậy.

2.5 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 PX1 PX2 PX3 PX4 PX5 PX6 PX7 Tính cần thiết Tính khả thi

Kết luận chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn GDTC ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, đề tài đã đề xuất 7 biện pháp quản lí nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý dạy học

Một phần của tài liệu Luận văn quản lí hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 103 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)