9. Cấu trúc của luận văn
2.4.2. Thực trạng hoạt động giảng dạy của giáo viên dạymôn môn Giáo dục thể chất
Để biết được thực trạng việc dạy học môn Giáo dục thể chất ở các trường THCS tác giả đã sử dụng phiếu hỏi theo bảng 2.7 và thu được kết quả. cụ thể như sau:
Bảng 2.7. Thực trạng hoạt động giảng dạy của giáo viên dạy môn Giáo dục thể chất
TT Nội dung Mức độthực hiện TB Thứ bậc Thường xuyên Thỉnh
thoảng Không bao giờ SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%)
1 Việc lập kế hoạch giảng dạy 55 96.5 2 3.5 0 0 2.96 2 2 Soạn bài và chuẩn bị bài trước
khi lên lớp. 52 89.6 5 10.4 0 0 2.91 3 3 Sử dụng giáo án sưu tầm áp
dụng cho đơn vị mình 0 0 5 10.4 52 89.6 1.09 4 4
Xây dựng kế hoạch dựa vào các điều kiện CSVC, mục tiêu của
nhà trường 56 98.2 1 1.8 0 0 2.98 1
5
Sao chép kế hoạch những năm
trước 0 0.0 1 1.8 56 98.2 102 5
6 Phân hóa các đối tượng học sinh 0 0.0 1 1.8 56 98.2 102 5
* Đối với việc lập kế hoạch dạy học
Việc lập kế hoạch dạy học là một khâu rất quan trọng, giúp giáo viên xác định trọng tâm của năm học, của từng học kì và trọng tâm của tháng, của tuần. Qua đó các nhà quản lý cũng nắm rõ nội dung làm việc của từng giáo viên và thời gian tiến hành, cách tiến hành ra sao để công việc quản lý đạt hiệu quả tốt hơn. Thực tế cho thấy 100% giáo viên đã thực hiện tốt việc lập kế hoạch dạy học. Kế hoạch dạy học được xây dựng đầy đủ theo năm, tháng, tuần và được lãnh đạo nhà trường ký duyệt thường xuyên, đúng quy định.
* Soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp.
Khâu soạn bài và chuẩn bị bài trên lớp cũng hết sức quan trọng. Nếu như khâu lập kế hoạch dạy học là xác định nhiệm vụ dạy học trong từng thời điểm thì khâu soạn bài và chuẩn bị trên lớp thực hiện một phần nhiệm vụ ấy. Khi soạn bài giáo viên phải hình dung được mục tiêu bài học về nhận thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng, lượng vận động. Căn cứ mục tiêu, giáo viên phải đưa ra phương pháp và tổ chức dạy học sao cho phù hợp.
Qua trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý, giáo viên và điều tra bằng phiếu hỏi, chúng tôi nhận thấy, việc soạn bài lên lớp của giáo viên được đánh giá ở mức tốt. Các
giáo viên đều có đủ giáo án khi lên lớp, giáo án đảm bảo nội dung, bám sát mục tiêu, thể hiện rõ các hoạt dộng của giáo viên và học sinh. Tuy nhiên nội dung giáo án chưa chú ý tính đối tượng, ít chú ý mở rộng kiến thức cho từng đối tượng học sinh và những nội dung cần giúp đỡ học sinh còn hạn chế trong môn học, học sinh khuyết tật vận động. Do đó, việc tìm hiểu, phân loại các dối tượng học sinh và xác định mục tiêu, kiến thức trong bài soạn sao cho việc tổ chức các hoạt động khi lên lớp phải phù hợp với các đối tượng và đảm bảo tinh cập nhật, mở rộng, liên hệ thực tế.
2.4.3. Thực trạng hoạt động học tập của học sinh với môn Giáo dục thể chất
Để tìm hiểu phương pháp học tập của học sinh, qua trao đồi trực tiếp với giáo viên, học sinh, cựu học sinh và phụ huynh học sinh, tác giả nhận thấy các em chưa thật sự tự giác trong học tập. Việc tự học, tự tìm tòi khám phá, tự tập luyện chưa được các em thực hiện nhiều, dựa trên kết quả nghiên cứu về phương pháp tổ chức hoạt động dạy học của GV chưa đa dạng và thu hút HS trong các giờ học môn GDTC.Chủ yếu môn GDTC ở THCS xoay quanh mục tiêu HS lĩnh hội những kiến thức giáo viên truyền đạt ở lớp. Các em chưa có khả năng tự học, tự tập luyện chưa được khám phá tỉm tòi, và chưa được tham gia chơi các môn thể thao mà các em thích tại cộng đồng, nơi cư trú, hoặc có thì cũng rất ít. Việc vận dụng kiến thức chủ yếu thể hiện dưới dạng các bài tập đã học trên lớp, các trò chơi tại lớp học.
Bảng 2.8. Hứng thú học môn thể dục chính khoá và tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá của học sinh (n=500)
TT Nội dung học tập Hứng thú của học sinh Tổng số phiếu Điểm trung bình Thứ bậc Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Ít hứng thú Không hứng thú 1 Giờ học thể dục chính khóa 136 153 112 68 31 500 3.59 1 27.2% 30.6% 22.4% 13.6% 6.2% 100% 2 Các giờ thể dục ngoại khóa ở trường 93 131 179 47 50 500 3.34 2 18.6% 26.2% 35.8% 9.4% 10% 100%
Qua việc khảo sát hứng thú học môn thể dục chính khoá của học sinh, có thể thấy rằng có tới 58% học sinh rất hứng thú và hứng thú học môn thể dục. Trong khi đó tỷ lệ học sinh có hứng thú tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá chưa cao với trên 44% học sinh rất hứng thú và hứng thú hoạt động thể thao ngoại khoá.
Bên cạnh việc xác định thực trạng hứng thú hoạt động thể thao ngoại khoá của học sinh, đề tài cũng đã tiến hành khảo sát về các nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khoá của các học sinh với kết quả cụ thể được thể hiện tại bảng 2.9:
Bảng 2.9. Nội dung, hình thức hoạt động thể thao ngoại khoá thường xuyên của các học sinh THCS (n=500) TT Hình thức; Nội dung tập luyện Tự tập luyện Tập luyện ở các lớp, các CLB Ở trường học Ở các sân bãi của địa phương
1 Đi bộ thể dục, Chạy 16 2 Bơi 75 3 Bóng đá 53 68 4 Bóng chuyền 12 5 Cầu lông 89 76 6 Bóng bàn 31 35 7 Đá cầu 127 47 8 Võ 86 9 Cờ vua, cờ tướng 32 17 10 Các môn thể thao khác 21
Qua kết quả khảo sát nội dung và hình thức tập luyện thể thao ngoại khoá thường xuyên của các học sinh THCS trên địa bàn huyện Lục Nam có thể thấy rằng số lượng học sinh tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá thường xuyên chưa nhiều và hầu hết việc tập luyện của các em mang tính tự phát. Số lượng các học sinh tham gia tập luyện tại các câu lạc bộ thể thao, các lớp năng khiếu thể thao chưa nhiều, bên cạnh đó các lớp năng khiếu, các câu lạc bộ thểthao cũng chưa phong phú về số lượng các môn thể thao để đáp ứng nhu cầu tập luyện của các em học sinh trong giai đoạn hiện nay.
2.4.4. Thực trạng sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học và cơ sở vật chất trong dạy học môn Giáo dục thể chất
Để đánh giá thực trạng sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học và cơ sở vật chất trong hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất, đề tài đã xây dựng phiếu hỏi mức độ thực hiện sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học và cơ sở vật chất trong hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất.
Tác giả khảo sát ở một nhóm đối tượng là 65 cán bộ quản lý của 31 trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.10.
Qua kết quả thăm dò ý kiến cho thấy:
Khó khăn lớn nhất là việc tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động văn hoá thể thao của địa phương. Các địa phương không tổ chức tốt các hoạt động này nguyên nhân là do điều kiện kinh tế còn khó khăn, thiếu kinh phí tổ chức, đời sống khó khăn, việc phải hàng ngày lo công việc làm ăn nuôi sống gia đình khiến người dân không nghĩ đến nhu cầu sinh hoạt văn hoá thể thao.
Bên cạnh đó, lực lượng đứng ra tổ chức các hoạt động không đủ năng lực cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc thiếu các hoạt động văn hoá thể thao tại các địa phương.
Khó khăn thứ 2 là khó khăn về điều kiện dụng cụ thể thao, sân bãi cho tập luyện, hầu hết các nhà trường đều thiếu dụng cụ và sân bãi phục vụ tậpluyện trong nhiều năm nay. Lý do bởi cơ sở hạ tầng ở nhiều nhà trường vẫn đang thiếu thốn, kinh phí đầu tư cho công tác GDTC còn hạn chế, bãi tập cho học sinh hết sức khó khăn... Dụng cụ tập luyện cũng trong tình trạng tương tự khi mà nguồn kinh phí hàng năm cho việc mua sắm thiết bị, dụng cụ luyện tập không đáng kể so với nhu cầu thực tế.
Khó khăn thứ 3 là vấn đề kinh phí cho việc tổ chức các hoạt động GDTC, hằng năm kinh phí tổ chức các hoạt động trong nhà trường đều do ngân sách nhà nước cấp, nguồn ngân sách địa phương không hỗ trợ bởi điều kiện kinh tế của địa phương còn rất khó khăn.
Bảng 2.10. Ý kiến của cán bộ quản lý về sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học và cơ sở vật chất trong dạy học môn Giáo dục thể chất
TT Nội dung - Yêu cầu Mức độ Tổng số phiếu Điểm trung bình Thứ bậc Khó khăn Bình thường Không khó khăn
1 Có đủ giáo viên được đào tạo về
phương pháp môn GDTC 30 35 0 65 2.46 6
2 Điều kiện về dụng cụ thể thao, sân
bãi cho luyện tập 48 17 0 65 2.73 2
3 Xây dựng kế hoạch thực hiện
chương trình GDTC 43 18 4 65 2.6 4
4 Phân công giáo viên giảng dạy
môn GDTC 0 48 17 65 1.73 7
5 Thực hiện đủ giờ theo kế hoạch
dạy học 0 43 22 65 1.66 8
6 Tổ chức các hoạt động văn hoá thể
7 Tổ chức h/s tham gia các hoạt động
thể thao ở địa phương 57 8 0 65 2.87 1
8 Kiểm tra đánh giá kết quả GDTC 39 26 0 65 2.6 4
9 Kinh phí tổ chức các hoạt động GDTC 43 22 0 65 2.66 3
Do đó kinh phí cho các hoạt động GDTC là rất ít ỏi trong khi nhiều công việc tại các nhà trường cần đến nguồn ngân sách này. Khó khăn tiếp theo là khó khăn về việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình GDTC và kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả GDTC. Việc kiểm tra đánh giá theo kế hoạch dạy học căn cứ vào chương trình do Bộ GD&ĐT mặc dù vẫn được thực hiện đúng nhưng điều đó chưa đủ để đánh giá chất lượng GDTC của các nhà trường bởi việc đánh giá hiện tại chỉ dừng ở việc kiểm tra đánh giá về kiếnthức về kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản. Những kiến thức khác về GDTC như: Phòng tránh chấn thương; sơ cứu nạn nhân bị tai nạn chấn thương; vệ sinh học đường; vệ sinh dinh dưỡng; môi trường; phòng ngừa tệ nạn xã hội… là chưa có biện pháp kiểm tra cũng như chưa được quan tâm đúng mức
Các khó khăn tiếp theo là khó khăn về thiếu giáo viên TDTT, đây là thực trạng tại các trường THCS huyện Lục Nam trong nhiều năm qua. Do chưa đưa ra được mục tiêu cụ thể về các mặt hoạt động GDTC, về kiến thức, kỹ năng, vệ sinh thân thể, phòng chống bệnh tật, phòng tránh chấn thương... nên việc xâydựng kế hoạch chưa cụ thể và chi tiết, mới chỉ đưa ra mục tiêu về kỹ năng vận động. Giáo viên thể dục thiếu về số lượng và chất lượng, nhiều trường không có GV chuyên trách dẫn đến có Trường phải sắp xếp dạy chéo môn. Đây là khó khăn không thể giải quyết trong một thời gian ngắn mà đòi hỏi các nhà quản lý phải có kế hoạch để tăng cường số lượng, có biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GV giảng dạy GDTC nhằm khắc phục tình trạng hiện tại.
Việc thiếu giáo viên dẫn đến khó khăn trong việc tổ chức phân công nhiệm vụ theo đúng chức năng chuyên môn, giáo viên thể dục phải đảm nhiệm nhiều hoạt động ngoài giờ, số lượng giờ làm việc vượt quá quy định gây sức ép về thời gian và khó có thể đảm bảo tốt chất lượng công việc.Căn cứ vào kết quả thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên thể dục, giáo viên chủ nhiệm về những khó khăn khi tổ chức hoạt động GDTC tacó thể nhận thấy: Cán bộ quản lý còn chưa quan tâm đúng mức đến tổ chứchực hiện mục tiêu GDTC ở trường THCS. Hoặc nhận thức được tầm quan trọng nhưng kế hoạch hành động cụ thể thì vẫn chưa có. Sự nhiệt tình nỗ lực của giáo viên thể dục còn thiếu, chưa thực sự nêu cao trách nhiệm của bản thân trước nhiệm vụ chung của sự nghiệp, của phong trào.
Về nguyên nhân khách quan: Đây là một trong những khó khăn luôn được bàn đến mà chưa có hướng giải quyết. Dựa vào thực trạng điều tra cho thấy việc thiếu sân bãi, thiếu trang thiết bị luyện tập phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động là rất khó khăn. Qua tìm hiểu thực tế tác giả nhận thấy rằng hầu như các trường đều thiếu sân chơi bãi tập, đặc biệt ở các trường học 2 ca thì việc tổ chức hoạt động vào buổi chiều lại ảnh hưởng đến việc học tập vănhoá của các lớp khác vì đa số các nhà trường chỉ có một sân sinh hoạt chung. Các khó khăn về kinh phí để đầu tư cho các hoạt động ngoài giờ cũng là nguyên nhân làm cho các hoạt động giáo dục thể chất ngoài giờ lên lớp của học sinh thiếu phong phú, thiếu chất lượng… làm cho sự nhiệt tình của cán bộ phụ trách các hoạt động này ngày một giảm sút, không thu hút được sự tham gia của học sinh.
Một trong những hạn chế gây ảnh hưởng cho việc thực hiện các hoạt động dạy học môn GDTC và ngoài giờ lên lớp là việc đánh giá, kiểm tra kết quả học tập và hoạt động gần như bỏ ngỏ không có tiêu chí cụ thể. Các mục tiêu chỉ dừng lại ở mức độ chung là có hoạt động còn hiệu quả, chất lượng, tác dụng thì chưa được đề cập đến. Lý do này dẫn đến hệ quả việc tìm ra cách thức mới biện pháp mới nhằm tổ chức có hiệu quả hơn các hoạt động ngoài giờ không được khuyến khích, sáng tạo. Một số cơ sở giáo dục có địa bàn dân cư xa trường dẫn đến việc tập trung học sinh đến trường tham gia các hoạt động là khó khăn, điều kiện kinh tế địa phương còn nhiều hạn chế nên học sinh ngoài giờ lên lớp chính khoá phải thường xuyên phụ giúp cha mẹ làm việc nhà. Lực lượng tổ chức các hoạt động GDTC ngoài giờ không đủ hoặc không đảm bảo trình độ tổ chức dẫn đến nội dung hoạt động nghèo nàn, không thu hút được sự tham gia nhiệt tình.
Khó khăn được xếp ở mức cao trong bảng thăm dò ý kiến về những khó khăn khi tổ chức hoạt động dạy học môn GDTC là vấn đề thiếu kinh phí cho các hoạt động.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện mục tiêu dạy học môn GDTC.
2.4.5. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Giáo dục thể chất
Việc bồi dưỡng các học sinh có năng khiếu về các môn thể thao vẫn được các nhà trường thực hiện, mặc dù vậy thì không được thường xuyên và đồng bộ các bộ môn. Do vấn đề về kinh phí mà các trường thường chỉ căn cứ vào kế hoạch tổ chức Hội khỏe phù đổng của năm học và chọn các môn thể thao dự theo thế mạnh của địa phương để tham gia do vậy thường số lượng các trường tham gia đồng đều ở các bộ môn là ít,
thậm chí có những môn không thể tổ chức thi các cấp (từ cấp huyện trở lên được) do có quá ít đội hoặc vận động viên tham gia.
Ngoài ra vấn đề cản trở việc bồi dưỡng các em học sinh có năng khiếu về TDTT còn bị chi phối và ảnh hưởng bởi yếu tố người thầy. Cơ bản các giáo viên tham gia giảng dạy và bồi dưỡng đều do lòng đam mê bỏ công sức để huấn luyện các em còn việc hỗ trợ kinh phí để chi trả cho các giáo viên này là rất hạn chế. Việc xã hội hóa các hoạt động này ở các trường địa bàn nông thôn và miền núi rất hạn chế.
Hình thức tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh được tiến hành chủ yếu dưới hai hình thức, giờ học chính khoá và giờ ngoại khoá. Các giờ học chính khoá là chương trình được thực hiện theo quy định có tính chất pháp quy và đây được coi là phần thực hiệnkhông thể thiếu ở hầu hết các nhà trường. Các giờngoại khoá bao gồm hoạt động