9. Cấu trúc của luận văn
1.6.2. Các yếu tố khách quan
Kết quả quản lý hoạt động dạy học môn GDTC ởcác trường THCS ngoài chịu ảnhhưởng chủ quan của chủ thể quản lý còn chịu tác động và ảnh hưởng rất lớn bởicác yếu tố khách quan. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới kết quả quản lý hoạt động giảng dạy môn GDTC ởcác trường học nói chung và trường THCS nói riêng bao gồm: - Điều kiện cơ sở vật chất: Trong dạy học môn GDTC, từ việc giảng dạy chính khoá trên lớp đến ngoại khoá cho học sinh, từ việc đổi mới phương pháp dạy học tới việc nghiên cứu khoa học của giáo viên… đều cần phải có đủ diện tích sân bãi và dụng cụ tập luyện đáp ứng cho học sinh tập luyện. Chính vì vậy, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bịkĩ thuật phục vụ cho hoạt động giảng dạy môn GDTC có ý nghĩa và tầm quan trọng hết sức to lớn, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động giảng dạy môn GDTC trong nhà trường. Ởcác nước phát triển, người ta quy định diện tích, số lượng dụng cụ… cho mỗi học sinh, trong khi đó ở nước ta, nhiều trường diện tích sân bãi tập luyện quá ít và công tác quản lý quá trình dạy học của các giáo viên thể dục. - Nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động dạy học môn GDTC: Như chúng ta đã biết, muốn hoạt động dạy học môn GDTC ở các trường THCS đạt được chất lượng và hiệu quả cao thì cần phải có hệ thống cơ sở vật chất không những đầy đủ mà còn ngà
càng được hoàn thiện theo hướng hiện đại hóa. Do đó, vấn đề đầu tư kinh phí cho công tác này từ các nguồn kinh phí khác nhau là việc làm hết sức cần thiết.
- Cơ chếchính sách đối với đội ngũ giáo viên thể dục: Giáo dục thể chất là một trong các nội dung giáo dục toàn diện trong nhà trường. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên thể dục - những người trực tiếp tiến hành hoạt này phải chịu nhiều vất vả do đặc thù nghề nghiệp của như điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt. Chính vì thế, nếu có được các chính sách thỏa đáng đối với đội ngũ giáo viên thể dục sẽ góp phần nâng cao được chất lượng và hiệu quả của hoạt động GDTC trong các nhà trường.
- Sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục (nhà trường, gia đình và xã hội): Từ thực tiễn và lý luận giáo dục đã chỉ ra rằng, muốn tạo nên những thành quả giáo dục tốt nhất cho mỗi học sinh thì cần có sự phối kết hợp giữa 3 lực lượng giáo dục. Trong hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh cũng vậy, việc chăm sóc, bảo về và phát triển thể chất cho học sinh được thực hiện ở trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Vì vậy, sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục sẽ góp phần nâng cao chất lượng GDTC cho học sinhtrong các nhà trường.
- Tính khoa học và tính tiếp cận hiện đại của chương trình môn học GDTC: Chất lượng công tác quản lý hoạt động dạy học môn GDTC còn phụ thuộc vào việcđảm bảo tính khoa học và tính tiếp cận hiện đại của chương trình. Bởi lẽ chương trình và tài liệu môn học là một bản thiết kế cho trình độ phát triển thể chất của học sinh, trong đó mục tiêu yêu cầu đào tạo đã mô hình hoá các kiến thức và trình độ thể chất của học sinh sau khi hoàn thành môn học. Đồng thời chương trình cũng đã nêu lên các nội dung, phương pháp và phân bổ các nội dung và thời gian học tập trong các học kỳ, chỉ tiêu thi và kiểm tra… Chương trình và tài liệu mang tính khoa học tiếp cận hiện đại thì sẽ giúp cho các giáo viên thực hiện được các mô hình giáo dục, đảm bảo chất lượng dạy học môn GDTC. Ngược lại, nếu chương trình giáo dục lạc hậu sẽ ảnh hưởng xấu tới kết quả của công tác dạy học môn GDTC trong các nhà trường.
Tiểu kết chương 1
Nghiên cứu những vấn đề lí luận về quản lí hoạt động dạy học môn GDTC ở các trường THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay và rút ra được những kết luận sau:
Quản lý là nghề có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của các tổ chức, cơ sở và là một hiện tượng xã hội, trong bất kỳ một tổ chức nào thì hoạt động quản lý là tất yếu và cần thiết. Bản chất của quản lý là cách thức tổ chức, điều khiển của chủ thể quản lý đến
khách thể quản lý, nó bao hàm cả yếu tố khoa học, đồng thời mang tính nghệ thuật cao có tác động vào hệ thống, tổ chức vào từng thành tố của hệ thống bằng các phương pháp thích hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Qua nghiên cứu một số vấn đề lí luận, các khái niệm về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý dạy học GDTC, chất lượng, đánh giá chất lượng giáo dục... có thể nhận thấy: hoạt động dạy học có vai trò đặc biệt quan trọng trong giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng, chất lượng hoạt động dạy học quyết định chất lượng hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Hoạt động dạy học là hoạt động trọng tâm trong một nhà trường, do đó quản lí hoạt động dạy học có ý nghĩa quan trọng quyết định chất lượng giáo dục của một trường học. Quản lí hoạt động dạy học là quá trình CBQL xác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ dạo, giám sát, kiểm tra hoạt động dạy của giáo viên và hoạt dộng học của học sinh nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Quản lí hoạt động dạy học là việc chấp hành quy chế quy định, nội quy về về hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh đảm bảo cho các hoạt động đó được tiến hành tự giác có nề nếp, có chất lượng và đạt hiệu quả cao.
Hiệu trưởng quản lí hoạt động dạy học trong nhà trường là quản lí hoạt dộng dạy của thầy và hoạt động của trò với những nội dung cơ bản sau: Quản lí mục tiêu dạy học, quản chương trình dạy học, nội dung dạy học, hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và quản lí trang thiết bị, cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động dạy học.
Chất lượng hoạt động dạy học toàn diện của trường THCS được xác định thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá của cơ quan quản lý cấp trên, từ dó giúp nhà trường xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn, để xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng các hoạt động dạy học và giáo dục.
Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và các nội dung cơ bản của hoạt động dạy học GDTC trong trường THCS, cũng như nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm GDTC cho học sinh và vai trò của dạy học GDTC đối với học sinh THCS. Làm sáng tỏ các điều kiện đảm bảo chất lượng giảng dạy môn GDTC ở THCS về vấn đề con người (Đội ngũ, học sinh, cán bộ quản lý); vềcơ sở vật chất cho GDTC; về trình độ nắm vững các phương pháp và kỹ thuật dạy học, huấn luyện TDTT, vềđiều kiện kinh phí; về cơ chế quản lý.
động dạy học môn GDTC và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn GDTC cho học sinh THCS… Đây là những căn cứ để đề tài đề xuất nội dung khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý hoạt động dạy học môn GDTC ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới trong giai đoạn hiện nay.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI ỞCÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN