9. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Chất lượng giáo dục THCS
Kết quả đánh giá chất lượng giáo dục THCS được phản ánh qua kết quả học tập năm học của HS. Quy mô HS trường THCS xếp loại hạnh kiểm Khá, Tốt đạt 95,1%, tỷ lệ xếp loại Yếu 0,2%. Không có học sinh vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội. Xếp loại học lực Khá,Giỏi 51,89%. Tổ chức dạy nghề cho 3031 học sinh lớp 8 (đạt 100% số học sinh lớp 8). Có 21 trường tổ chức dạy tin học cho học sinh có 143 lớp 3.818 học sinh, đạt 33,2%. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 97,8%, huy động được 80,5% số học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT, bổ túc THPT các trường Trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề. 100% các xã và huyện đạt chuẩn phổ cập GD THCS từ năm 2003, đến nay duy trì đạt kết quả vững chắc chuẩn quốc gia về phổ cập GD THCS.
Bảng 2.2. Chất lượng GD đại tràcấp THCS phân loại theo học lực tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
Năm học T. số học sinh Kết quả xếp loại học lực (tỷ lệ%)
Giỏi Khá Tr. bình Yếu Kém
2015-2016 11.557 10,66 42,51 41,26 5,25 0,26 2016-2017 11.470 9,89 41,37 42,92 5,65 0,16
2017-2018 11.410 10,4 43,5 41,5 4,4 0,1
2018-2019 11.709 9,98 43,86 41,09 4,89 0.18
Được quan tâm đầu tư đúng mức, vì vậy kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh ngày càng cao, huyện Lục Nam thường đứng ở tốp đầu trong các huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang. Qua các bảng trên ta thấy chất lượng GD trong 4 năm qua của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang ở các cấp học nói chung và cấp THCS nói riêng có chiều hướng phát triển tốt cả về chất lượng mũi nhọn và chất lượng đại trà.
2.2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy môn Giáo dục thể chất của các nhà trường
Để khảo sát thực trạng về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên thể dục và tình hình thực hiện nhiệm vụ của các giáo viên thể dục ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đề tài tiến hành thu thập và phân tích một số số liệu thể hiện ở bảng 2.3:
Bảng 2.3. Số lượng và chất lượng giáo viên dạy GDTC ở các trường THCS huyện Lục Nam
Năm học SLGV Trình độ giáo viên
ĐH CĐ
2015-2016 58 40 18
2016-2017 57 40 17
2017-2018 57 42 15
2018-2019 57 44 13
Hiện nay, chất lượng giáo viên thể dục thì chưa đáp ứng được yêu cầu: Bình quân mỗi trường học chỉ có 1,8 giáo viên thể dục chuyên trách được đào tạo giáo viên GDTC. Trình độ GVTC nâng dần qua các năm học, năm 2015-2016 số lượng GVTC có trình độ cao đẳng 18, đến năm học 2018-2019 chỉ còn 13 người. Hàng năm, GVTC đã tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn trình độ. Ngoài ra, tại huyện vẫn còn có trường không có GVchuyên trách về GDTC như: TH&THCS Lục Sơn còn chưa có giáo viên chuyên trách về thể dục. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng GDTC cho HS THCS trong toàn huyện Lục Nam.
Bên cạnh đó, trong các năm học giai đoạn 2015 - 2019, tổng số các tiết học thể dục của các trường THCS huyện Lục Nam là 25.270 tiết/năm học. Như vậy, trong năm học 2018-2019, với 57 GV chuyên trách thì có thể đảm nhiệm được: 57 GV x 19 tiết/1 tuần x 35 tuần = 37.905 tiết/năm học. Vậy ta thấy số giáo viên GDTC của huyện Lục Nam hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu về đổi mới giảng dạy và tổ chức các hoạt động GDTC trong các nhà trường, chỉ có duy nhất 01 trường không có giáo viên chuyên trách. Trường không có GV chuyên trách thì GV kiêm nhiệm phải đảm nhận thêm từ 6 đến gần 10 tiết/ tuần.
Bảng 2.4. Quy mô khối lượng tiết dạy GDTC tại các trường THCS huyện Lục Nam giai đoạn 2015-2019
Năm học Khốilớp 6 Khối lớp 7 Khốilớp 8 Khốilớp 9 trườngToàn
2015-2016 6.350 6.270 6.350 6.210 25.180
2016-2017 6.320 6.250 6.300 6.200 25.070
2017-2018 6.370 6.300 6.340 6.210 25.220
2.3. Khái quát về khảo sát thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới học môn Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ởcác trường trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
2.3.1. Mục đích của khảo sát
- Đánh giá thực trạng dạy học môn GDTC tại các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Đánh giá thực trạng cách thức quản lý, nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về dạy học môn GDTC tại các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Đánh giá thực trạng sử dụng phương pháp dạy học môn GDTC tại các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới
- Đánh giá thực trạng việc sử dụng các hình thức dạy học dạy học môn GDTC tại các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Đánh giá thực trạng sử dụng phương tiện, thiết bị học tập trong dạy học môn GDTC tại các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Đánh giá thực trạng việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDTC tại các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Từ thực trạng đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học môn GDTC
tại các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.
2.3.2. Đối tượng và mẫu khảo sát
Mẫu khảo sát được điều tra trong đề tài bao gồm lãnh đạo, chuyên viên Phòng giáo dục trung học - Giáo dục dân tộc Sở GD&ĐT Bắc Giang; lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang; cán bộ quản lý, giáo viên dạy môn GDTC cấp THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Bảng 2.5. Mẫu khảo sát
STT Đối tượng Số phiếu
phát ra
Số phiếu thu về
1 Lãnh đạo, chuyên viên Phòng giáo dục trung học -
Giáo dục dân tộc Sở GD&ĐT Bắc Giang 9 9 2 Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện Lục
Nam, tỉnh Bắc Giang 9 9
3 CBQL các trường THCS huyện Lục Nam 65 65 4 Giáo viên dạy môn GDTC cấp THCS huyện Lục Nam 57 57
Tổng số 140 140
2.3.3. Nội dung khảo sát
2.3.3.1. Khảo sát thực trạng dạy học môn GDTC tại các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới
Thực trạng việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình môn GDTC tại các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Thực trạng hoạt động giảng dạy của giáo viên dạy môn môn Giáo dục thể chất. Thực trạng hoạt động học tập của học sinh với môn Giáo dục thể chất.
Thực trạng sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học và cơ sở vật chất trong dạy học môn Giáo dục thể chất.
Thực trạng hoạt động bồi dưỡng học sinh có năng khiếu Giáo dục thể chất. Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục thể chất của học sinh.
2.3.3.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn GDTC tại các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tinh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới:
Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động dạy học môn GDTC đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Thực trạng quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học môn Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Thực trạng quản lý hoạt động dạy của GV dạy Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Thực trạng quản lý hoạt động học tập môn Giáo dục thể chất của HS đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Thực trạng quản lý đổi mới sử dụng phương pháp dạy học, hình thức dạy học phương tiện dạy học và cơ sở vật chất trong dạy học môn Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có năng khiếu Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
2.3.4. Quy trình, phương pháp đánh giá khảo sát
Để đánh giá thực trạng về chất lượng hoạt động dạy học môn GDTC trường THCS trên bàn huyện Lục Nam, tinh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới và phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL, GV, các phương pháp được sử dụng cụ thể như sau:
Trao đổi, đàm thoại với HS, cựu HS, GV, CBQL, của các trường THCS, các chuyên viên Phòng GDTrH - GĐT của Sở GD&ĐT Bắc Giang, của PGD và ĐT Lục Nam.
Phát phiếu khảo sát cho CBQL, GV, HS.
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê toán học.
2.3.5. Thời gian khảo sát
2.4. Thực trạng hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương
trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
2.4.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học môn Giáo dục thể chất thể chất
2.4.1.1. Về thực hiện mục tiêu hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất
+Mục tiêu chung
Môn Giáo dục thể chất giúp học sinh hình thành, phát triển kĩ năng chăm sóc sức khoẻ, kĩ năng vận động, thói quen tập luyện thể dục thể thao và rèn luyện những phẩm chất, năng lực để trở thành người công dân phát triển hàihoà về thể chất và tinh thần, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, góp phần phát triển tầm vóc, thể lực người Việt Nam; đồng thời phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao.
* Mục tiêu cấp trung học cơ sở
Môn Giáo dục thể chất giúp học sinh tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh thân thể và vận động cơ bản, thói quen tập luyện và kĩ năng thể dục thể thao; nếp sống lành mạnh, hoà đồng và tráchnhiệm; ý thức tự giác, tích cực vận dụng những điều đã học để tham gia các hoạt động thể dục, thể thao; bồi dưỡng năng khiếu thể thao.
Chương trình môn Giáo dục thể chất quán triệt đầy đủ quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực, kế hoạch giáo dục và định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục được quy định tại Chương trình tổng thể. Xuất phát từ đặc trưng của môn học, một số quan điểm sau được nhấn mạnh trong xây dựng chương trình:
- Chương trình môn Giáo dục thể chất được xây dựng dựa trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu của khoa học thể dục thể thao và khoa học sư phạm hiện đại, trong đó có các kết quả nghiên cứu về giáo dục học,tâm lí học, sinh lí học, phương pháp giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao; kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Giáo dục thể chất của Việt Nam và các nước có nền giáo dục tiên tiến; kết quả phân tích thực tiễn giáo dục, điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam và sự đa dạng của học sinh.
- Chương trình môn Giáo dục thể chất bảo đảm phù hợp với tâm - sinh lí lứa tuổi và quy luật phát triển thể chất của học sinh; phát huy tính chủđộng và tiềm năng của mỗi học sinh thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục; vận dụng
các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với đặc điểm của môn học, hỗ trợ việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực ở học sinh.
- Chương trình môn Giáo dục thể chất có tính mở, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn các hoạt động phù hợp với thể lực, nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường; đồng thời tạo điều kiện để nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm của mỗi địa phương.
2.4.1.2. Về thực hiện nội dung chương trình dạy học môn Giáo dục thể chất
Yêu cầu cần đạt
1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
Môn Giáo dục thể chất góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể.
2. Yêu cầu cần đạt vềnăng lực đặc thù
Chương trình môn Giáo dục thể chất giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực thể chất với các thành phần sau: năng lực chăm sóc sức khỏe, năng lực vận động cơ bản, năng lực hoạt động thể dục thể thao. Yêu cầu cần đạt về năng lực thể chất đối với cấp THCS được thể hiện như sau:
+ Chăm sóc sức khỏe: Hình thành được nền nếp vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong tập luyện thể dục thể thao.
- Có kiến thức cơ bản và ý thức thực hiện chế độ dinh dưỡng trong tập luyện và đời sống hằng ngày để bảo vệ, tăng cường sức khoẻ.
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể trong môi trường tự nhiên để rèn luyện sức khoẻ.
+ Vận động cơ bản:
- Hiểu được vai trò quan trọng của các kĩ năng vận động cơ bản đối với việc phát triển các tố chất thể lực.
- Thực hiện thuần thục các kĩ năng vận động cơ bản được học trong chương trình môn học.
- Hình thành được thói quen vận động để phát triển các tố chất thể lực. + Hoạt động Thể dục thể thao:
- Hiểu được vai trò, ý nghĩa của thể dục thể thao đối với cơ thể và cuộc sống. - Lựa chọn được và thường xuyên tập luyện nội dung thể thao phù hợp để nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực.
- Tham gia có trách nhiệm, hoà đồng với tập thể trong tập luyện thể dục thể thao và các hoạt động khác trong cuộc sống.
Bảng 2.6. Thực trạng việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình môn GDTC tại các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới
TT Thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình Mức độ thực hiện TB Thứ bậc Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) 1 GV nắm vững và thực hiện đúng, đủ phân phối chương trình, văn bản chỉ đạo
54 94.7 3 5.3 0 0 2.95 6
2
GV nên kế hoạch giảng dạy hàng tuần, tháng, học kì, kế hoạch kiểm tra
55 96.5 2 3.5 0 0 2.96 3
3 GV thực hiện chương trình qua dự
giờ, giáo án, lịch báo giảng 57 100.0 0 0 0 0 3.0 1 4 GV có nhận xét rút kinh nghiệm vào
giáo án 56 98.2 1 1.8 0 0 2.98 2
5 GV không thực hiện đúng, đủ phân
phối chương trình, văn bản chỉ đạo 0 0.0 1 1.8 56 96.9 1.02 7 6
Chương trình được thay đổi sao cho phù hợp với địa phương và yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục.
55 96.5 2 3.5 0 0 2.96 3
7
Chương trình học tập tập trung vào phát triển năng lực của người học như mục tiêu Bộ GD&ĐT đề ra
55 96.5 2 3.5 0 0 2.96 3
Kết quảđiều tra thu được ở bảng 2.6 cho thấy, việc giáo viên nắm vững chương trình và lên kế hoạch giảng dạy đúng và đủ theo phân phối chương trình được giáo viên thực hiện thường xuyên
Kết quả khảo sát cũng cho thấy chỉ có 1.8% giáo viên thực hiện không đủ chương trình và bị đánh giá kết quả thực hiện nội dung này ở mức độ trung bình. Rõ ràng BGH, tổ chuyên môn có theo dõi chặt chẽ để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc vì vậy những giáo viên không thực hiện đủ chương trình chiếm tỉ lệ thấp. BGH các trường