Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

Một phần của tài liệu Khóa luận nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán trực tuyến dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thừa thiên huế (Trang 53 - 59)

5. Bố cục của khóa luận

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

VietinBank–chi nhánh Thừa Thiên Huế được tổ chức theo mô hình trực tuyến -

chức năng, vừa đảm bảo tính linh hoạt trong quản lý đồng thời vừa thiết kiệm được thời gian trong quản lý và điều hành hoạt động. Cơ cấu tổ chức gồm: Ban Giám đốc và

16 phòng, tổ. 1 Trụ sở chính và 9 phòng giao dịch

Ban Giám đốc: Gồm Giám đốc và 2 Phó Giám đốc. Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất và phụ trách chung về các hoạt động của Chi nhánh đồng thời phụ trách

Phòng tổng hợp, TCHC,kế toán , kho quỹ và một số khách hàng lớn của Phòng Khách hàng doanh nghiệp. 01 Phó Giám đốc phụ trách các phòng: Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng giao dịch Gia Hội, Phòng Giao dịch Hương Trà, Phòng giao dịch Tây Lộc. 01 Phó Giám đốc phụ trách các phòng: Phòng Bán lẻ, và 9 Phòng giao dịch .

Một số nhiệm vụ các Phòng chuyên môn:

Phòng Khách hàng doanh nghiệp:

+ Quan hệ khách hàng: tìm kiếm, tiếp thị khách hàng mới, thiết lập, chăm sóc,

duy trì quan hệ thường xuyên với KHDN, chào bán toàn bộ sản phẩm dịch vụ và bán Trường Đại học Kinh tế Huế

chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng, khai thác tối đa mọi lợi ích mang lại từ khách hàng. + Thẩm định tín dụng: thẩm định, tái thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản

bảo đảm của khách hàng.

+ Tài trợ thương mại: tiếp thị, tư vấn, bán các sản phẩm tài trợ thương mại đối

với khách hàng (bảo lãnh, LC, chiết khấu, bao thanh toán.v.v) và đề xuất các giải pháp

tài trợ thương mại cho khách hàng

+ Quản lý nợ: theo dõi đôn đốc thu hồi nợ, phối hợp với bộ phận có nhiệm vụ xử

lý nợ để thực hiện các biện pháp xử lý nợ theo quy định.

Phòng Bán lẻ: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng phân khúc

bán lẻ: bao gồm KHDN SVM và cá nhân để huy động vốn bằng VND và ngoại tệ đồng thời thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHTMCPCTVN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và chào bán các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng là cá nhân. Nghiên cứu thị trường và triển khai các sản phẩm bán lẻ, marketing đến

khách hàng.Đặc biệt, quản lý dịch vụ thẻ của Chi nhánh.

Phòng Kế toán: Là phòng nghiệp vụ có chức năng thực hiện các nghiệp vụ về kế toán, cân đối vốn kinh doanh để xác định số vốn cần điều chuyển đi hay đến và thanh toán thông qua tiền gửi dân cư, tiền vay của các tổ chức kinh tế, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán bù trừ luôn đảm bảo an toàn. Với thái độ ân cần, phong cách giao dịch văn minh, lịch sự, chu đáo nên thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch. Hoạt động kế toán luôn đảm bảo thanh toán thuận lợi, an toàn, kịp thời, chính xác, khách hàng tin cậy. Đồng thời phòng kế toán còn kết hợp với các phòng ban chuyên môn trong việc quản lý tài sản, theo dõi chặt chẽ các kỳ hạn nợ, tính và thu lãi đúng, đủ và kịp thời.

Phòng Tổng hợp: Tham mưu cho Ban lãnh đạo Chi nhánh trong công tác lập, xây

dựng, giao kế hoạch, tổng hợp báo cáo tại ngân hàng, xử lý nợ có vấn đề; thực hiện

công tác quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng

Phòng Tổ chức Hành chính: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo, thi đua của Chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHTMCPCTVN. Thực hiện công tác quản trị văn

phòng phục vụ hoạt động kinh doanh, các công tác về xây dựng cơ bản, đảm bảo an ninh, an toàn tài sản trong toàn Chi nhánh.

Tổ Thông tin Điện toán: Là bộ phận chuyên môn thực hiện công tác quản lý, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống thông tin, máy tính, đường truyển đảm bảo hoạt động thông suốt. Sửa chữa kịp thời các hỏng hóc và các sự cố phát sinh.

Phòng Tiền tệ Kho quỹ: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác quản lý an toàn kho quỹ theo quy định: quản lý an toàn toàn bộ tiền mặt, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan

trọng, hồ sơ tài sản bảo đảm… của ngân hàng tại nơi giao dịch, kho bảo quản và trên

đường vận chuyển. Quản lý điều hành tiền mặt theo định hướng tiết kiệm, hiệu quả và

đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng.

Các phòng giao dịch: Với mạng lưới hoạt động rộng khắp trên địa bàn thành phố Huế, các huyện và thị xã các phòng giao dịch là các điểm ngân hàng bán lẻ của Chi nhánh. Bao gồm : Thuận An, Nguyễn Huệ, Nguyễn Hoàng, Tây Lộc, Gia Hội, Hương Trà, An Dương Vương ; Duy Tân ; Thuận Thành.

Có thể tóm tắt cơ cấu tổ chức củaVietinBank- Thừa Thiên Huế theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 6. Mô hình tổ chứcVietinBank Chi nhánh Huế tỉnh Thừa Thiên Huế

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính – VietinBank – chi nhánh Huế)

GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC Phụ trách PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Kế toán Phòng Tiền tệ kho quỹ Phòng tổng hợp Phòng khách hàng doanh nghiệp PGD Tây Lộc PGD Nguyễn Hoàng Phòng Tổ chức hành chính PGD Gia Hội Phòng Bán lẻ Tổ điện toán PGD Thuận An PGD Duy Tân PGD Nguyễn Huệ PGD Thuận Thành PGD Đống Đa PHÓ GIÁM ĐỐC PGD Hương Trà

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương

Việt Nam- chi nhánh Thừa Thiên Huế

- Về tổng nguồn vốn: nguồn vốn tăng dần từ 2015-2017. Cụ thể, năm 2016 là

3.465.000 triệu đồng, tăng 396.000 triệu đồng so với năm 2015 tương ứng 112,9%.

Năm 2017, tổng huy động vốn là 4344.000 triệu đồng, tăng 879.000 triệu đồng so với năm 2016 tương ứng với 125,4%. Ta thấy, tốc độ tăng của nguồn huy động vốn tăng nhanh qua các năm, đây là tín hiệu tốt và đòi hỏi Ngân hàng phải phát huy hơn nữa để thu

hút nhiều nguồn vốn.

- Về tình hình cho vay: bên cạnh việc tăng lên về tình hình huyđộng vốn thì hoạt động cho vay cũng tăng lên đáng kể qua các năm. Cụ thể, vào năm 2016, mức cho vay đạt 2.263.000 triệu đồng, tăng 232.000 triệu đồng so với năm 2015 tương ứng với 111,4%. Năm 2017, mức cho vay 2.786.000 triệu đồng, so với năm 2016, tăng

565.000 triệu đồng tương ứng với 129,9%. Theo đó, có thể thấy rằng tình hình cho vay rất khả quan. Ngân hàng cần có nhiều chính sách khuyến khích để tăng nguồn vốn cho

vay.

- Về lợi nhuận: lợi nhuận tăng qua các năm, năm 2016 tăng 4.835 triệu đồng so với năm 2015 tương ứng với 111,1%, tốc độ tăng này khá cao. Năm 2017, tăng 29.962

triệu đồng tương ứng với 161,6%. Mức tăng của lợi nhuận năm 2017/2016 cao hơn so

với năm 2016/2015, do đó, Ngân hàng cầncó kế hoạch phát triển hơn nữa để lợi nhuận đạt mức cao nhất có thể.

Qua đó, ta nhận thấy rằng tình hình kinh doanh tại ngân hàng VietinBank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2017 không ngừng tăng trưởng qua các năm. Để đạt được hiệu quả tối ưu, ngân hàng cần có những chính sách để nâng cao hơn nữa

Bảng 2. Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank Chi nhánh Huế tỉnh Thừa Thiên Huế ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh 2016/2015 2017/2016 +/- % +/- % Tổng nguồn vốn 3.069.000 3.465.000 4.344.000 396.000 112,9 879.000 125,4

Phân theo loại tiền

-VNĐ 2.902.000 3.305.000 4.233.000 403.000 113,9 928.000 128,1

- Ngoại tệ quy VNĐ 167.000 160.000 111.000 -7.000 95,9 -49.000 69,4

Phân theo nguồn huy động

-Huy động vốn doanh nghiệp 1.035.000 1.232.000 1.717.000 197.000 119,1 485.000 139,4

-Huy động vốn dân cư 2.034.000 2.233.000 2.627.000 199.000 109,8 394.000 117,6

Cho vay 2.031.000 2.263.000 2.786.000 232.000 111,4 523.000 123,1

Phân theo loại tiền

-VNĐ 1.641.000 1.895.000 2.460.000 254.000 115,5 565.000 129,9 - Ngoại tệ 390.000 368.000 326.000 -22.000 94,4 -42.000 88,6 Nhóm nợ - Nhóm 2 - 20 6,807 - - - - - Nợxấu 970 7.117 8.158 - - - - Lợi nhuận 43.830 48.665 78.627 4.835 111,1 29.962 161,6

(Nguồn: Phòng Bán lẻ Ngân hàng VietinBank chi nhánh Huế)

2.2. Thực trạng chất lượng dịch vụ Thanh toán trực tuyến dành cho Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Thừa Thiên Huế

2.2.1. Thực trạng dịch vụ Thanh toán trực tuyến dành cho Khách hàng cánhân tạiChi nhánh

Một phần của tài liệu Khóa luận nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán trực tuyến dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thừa thiên huế (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)