Công cụ nghiên cứu

Một phần của tài liệu thực trạng và biện pháp quản lí việc đổi mới phương pháp giảng dạy tiếng anh ở các trường trung học phổ thông tại quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 41)

2 1.1 Nhu cầu học tập

2.1.2.2.Công cụ nghiên cứu

Chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu. Dựa vào phiếu khảo sát, sau khi tổng hợp, xử lắ số liệu bằng phần mềm, chúng tôi đánh giá, nhận xét và rút ra kết luận về thực trạng quản lắ việc đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở các trường THPT tại quận 6 TP.HCM.

* Mục đắch:

- Khảo sát trên mẫu nghiên cứu qua phiếu thăm dò ý kiến xác định được thực trạng việc đổi mới PPGD môn tiếng Anh và thực trạng quản lắ việc đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở các trường THPT tại quận 6 TP.HCM.

- Xác định được nguyên nhân của thực trạng.

- Khảo sát tắnh cần thiết và tắnh khả thi của các biện pháp được đề xuất.

* Nội dung phiếu thăm dò ý kiến:

Phiếu thăm dò ý kiến được phát đến 2 đối tượng: CBQL và GV. Phiếu hỏi dành cho CBQL và GV tương tự nhau về mặt nội dung, nhưng có sự khác biệt về góc nhìn đối với cùng một vấn đề được nêu ra.

Phiếu thăm dò ý kiến được xây dựng bao gồm: 1) Thông tin cá nhân.

2) Tầm quan trọng- Mức độ thực hiện và hiệu quả của việc đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở các trường THPT tại quận 6 TP.HCM. Nguyên nhân của thực trạng.

3) Tầm quan trọng- Mức độ thực hiện và hiệu quả của công tác quản lắ việc đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở các trường THPT tại quận 6 TP.HCM: đánh giá mức độ công tác

quản lắ của CBQL với 4 nhóm nội dung quản lắ: Xây dựng kế hoạch, Chỉ đạoỜTổ chức thực hiện, Kiểm traỜđánh giá và Xây dựng các điều kiện hỗ trợ. Nguyên nhân của thực trạng.

4) Tắnh cần thiết và tắnh khả thi của các biện pháp được đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lắ việc đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở các trường THPT tại quận 6 TP.HCM.

*Cách thức xử lắ kết quả thống kê

Sau khi thu phiếu thăm dò, tác giả đã dùng phương pháp thống kê toán học để xử lắ kết quả. Các công thức được dùng để tắnh gồm có :

- Độ trung bình theo công thức:

Nx x

x= ∑ i

Trong đó: x : Điểm trung bình của CBQL

y : Điểm trung bình của GV

- Độ lệch chuẩn của mẫu, kắ hiệu bằng s, là căn bậc hai của phương sai sP 2 Pđược tắnh theo công thức : sP 2 P = 2 2 2 ) 1 ( ) ( − − ∑ ∑ N fx fx N

*Quy ước về cách xác định mức độ đánh giá theo thang điểm khảo sát:

- Khảo sát về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện, có 4 mức độ + Điểm 4: Rất thường xuyên/ Rất hiệu quả

+ Điểm 3: Thường xuyên/ Hiệu quả + Điểm 2: Thỉnh thoảng/ Ít hiệu quả

+ Điểm 1: Không thực hiện/ Không hiệu quả - Khảo sát về tắnh cần thiết, tắnh khả thi, có 4 mức độ

+ Điểm 4: Rất cần thiết/ Rất khả thi + Điểm 3: Cần thiết/ Khả thi

+ Điểm 2: Có hay không cũng được/ Ít khả thi + Điểm 1: Không cần thiết/ Không khả thi

- Điểm trung bình đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện: + Từ 3.5 đến 4: Rất thường xuyên/ Rất hiệu quả

+ Từ 2.5 đến 3.4: Thường xuyên/ Hiệu quả + Từ 1.5 đến 2.4: Thỉnh thoảng/ Ít hiệu quả + Dưới 1.5: Không thực hiện/ Không hiệu quả

Một phần của tài liệu thực trạng và biện pháp quản lí việc đổi mới phương pháp giảng dạy tiếng anh ở các trường trung học phổ thông tại quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 41)