Thực trạng kế hoạch hóa việc đổi mới PPGD tiếng An hở các trường THPT tại quận

Một phần của tài liệu thực trạng và biện pháp quản lí việc đổi mới phương pháp giảng dạy tiếng anh ở các trường trung học phổ thông tại quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 57)

2 1.1 Nhu cầu học tập

2.3.2.1.Thực trạng kế hoạch hóa việc đổi mới PPGD tiếng An hở các trường THPT tại quận

quận 6

2.3.2.1. Thực trạng kế hoạch hóa việc đổi mới PPGD tiếng Anh ở các trường THPT tại quận 6 THPT tại quận 6

Quy hoạch việc đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở trường THPT cần được thực hiện một cách khoa học gắn với nhu cầu nguyện vọng và nhiệm vụ của GV. Kế hoạch của trường và tổ ngoại ngữ cần phải xây dựng đồng bộ với kế hoạch của Sở GD-ĐT. Kế hoạch phải mang tắnh khả thi và có tắnh chất đón đầu, có xác định mục tiêu kỳ vọng để phấn đấu nâng dần hiệu quả chất lượng hoạt động đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở trường THPT. Xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn cho các hoạt động đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở trường THPT nhằm cân đối được mục tiêu và các nguồn lực nhà trường đang có. Việc đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở trường THPT phải đảm bảo khối lượng về kiến thức, kỹ năng cơ bản, hệ thống, hiện đại nhưng phải phù hợp với thực tiễn ngành, hoàn cảnh nhà trường và đối tượng HS. Nội dung việc đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở trường THPT đảm bảo được sự hài hòa giữa hoạt động giảng dạy, giáo dục HS và hoạt động xã hội cho GV và HS.

Bảng 2.10: Thống kê đánh giá mức độ thực hiện và hiệu quả việc kế hoạch hóa đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở các trường THPT tại quận 6 (ĐTB: 2,5)

ST T T

Kế hoạch hóa đổi mới PPGD môn tiếng Anh

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện

CBQL GV CBQL GV

x S y S x S y S

a Có kế hoạch đổi mới PPGD môn tiếng Anh theo hướng tắch cực ngay từ đầu năm học.

2,88 0,78 2,70 0,69 2,59 0,62 2,58 0,75

b

Kế hoạch đổi mới PPGD môn tiếng Anh được xem như là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường cũng như tổ ngoại ngữ.

2,94 0,75 2,83 0,84 2,71 0,69 2,38 0,77

c

Kế hoạch đổi mới PPGD môn tiếng Anh của nhà trường được triển khai tới tất cả GV trong tổ ngoại ngữ.

3,18 0,81 2,95 0,68 2,76 0,66 2,68 0,69

d

Mỗi GV tiếng Anh lên kế hoạch đổi mới PPGD của mình và nộp cho tổ ngoại ngữ quản lắ và theo dõi.

2,41 0,87 1,95 0,81 2,24 0,75 1,88 0,82

Qua bảng đánh giá, có thể thấy:

- Về mức độ thực hiện :

+ CBQL cho rằng các trường có thực hiện khá thường xuyên các nội dung trong việc xây

dựng kế hoạch đổi mới PPGD môn tiếng Anh cho GV. Xếp thứ nhất là nội dung Kế hoạch đổi mới PPGD môn tiếng Anh của nhà trường được triển khai tới tất cả GV trong tổ ngoại ngữ (x= 3,18), Kế tiếp là các nội dung Kế hoạch đổi mới PPGD môn tiếng Anh được xem như là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường cũng như tổ ngoại ngữ (x = 2,94); Có kế hoạch đổi mới PPGD môn tiếng Anh theo hướng tắch cực ngay từ đầu năm học (x= 2,88). Thực hiện tương đối ắt thường xuyên là hoạt động Mỗi GV tiếng Anh lên kế hoạch đổi mới PPGD của mình và nộp cho tổ ngoại ngữ quản lắ và theo dõi (x= 2,41).

+ Nhìn chung, GV đánh giá mức độ thực hiện việc xây dựng kế hoạch đổi mới PPGD môn tiếng Anh thấp hơn so với CBQL. Đặc biệt là ở nội dung Mỗi GV tiếng Anh lên kế hoạch đổi mới PPGD của mình và nộp cho tổ ngoại ngữ quản lắ và theo dõi, GV với y= 1,95, các GV cho rằng hoạt động này ắt được thực hiện ở trường THPT. Tuy nhiên độ khác biệt ở các nội dung còn lại thì không quá lớn. Điều đó có nghĩa là, việc xây dựng kế hoạch đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở các trường hầu hết đều có thực hiện, tuy nhiên chỉ dừng lại

ở mức độ khá thường xuyên, điều này chứng tỏ hoạt động bồi dưỡng ở các trường chưa được thật sự coi trọng.

- Về hiệu quả :

+ Thống kê cho thấy, nhìn chung cả CBQL và GV đều đánh giá hiệu quả của công tác quản lắ việc xây dựng kế hoạch đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở các trường chỉ ở mức độ trung bình khá. Ba nội dung: Kế hoạch đổi mới PPGD môn tiếng Anh của nhà trường được triển khai tới tất cả GV trong tổ ngoại ngữ (x= 2,76, y=2,68), Kế hoạch đổi mới PPGD môn tiếng Anh được xem như là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường cũng như tổ ngoại ngữ

(x = 2,71, y=2,58); Có kế hoạch đổi mới PPGD môn tiếng Anh theo hướng tắch cực ngay từ đầu năm học (x= 2,59, y=2,38) được đánh giá là khá hiệu quả; riêng hoạt động Mỗi GV tiếng Anh lên kế hoạch đổi mới PPGD của mình và nộp cho tổ ngoại ngữ quản lắ và theo dõi. (x=2,04,y=1,88) bị đánh giá là ắt hiệu quả. Như vậy, chứng tỏ các CBQL hiện nay vẫn còn chưa thật sự làm tốt việc xây dựng kế hoạch đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở các trường.

Qua phỏng vấn sâu các CBQL về những khó khăn trong công tác xây dựng kế hoạch đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở các trường cho GV hiện nay, hầu hết các ý kiến đều cho rằng việc tự lên kế hoạch đổi mới PPGD môn tiếng Anh của mỗi GV chưa được thực hiện đều đặn và đầy đủ. Lắ do là quỹ thời gian của GV khá eo hẹp cộng thêm trách nhiệm nặng nề về việc đảm bảo tỉ lệ thi đua (dựa vào điểm số của HS trong các kì thi) khiến cho GV không mặn mà lắm với việc tự lên kế hoạch cho công tác đổi mới PPGD môn tiếng Anh của bản thân. Hơn nữa, việc xây dựng kế hoạch có hiệu quả, chi tiết hay không còn tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm quản lắ và khả năng dự đoán trước của người CBQL trường học; vào nhu cầu của từng trường và mức độ phối hợp giữa các cấp quản lắ theo ngành dọc và hàng ngang.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thực trạng và biện pháp quản lí việc đổi mới phương pháp giảng dạy tiếng anh ở các trường trung học phổ thông tại quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 57)