Đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở trường THPT là vận dụng nhóm các PPGD ngoại ngữ tắch cực, chống lại thói quen học ngoại ngữ thụ động, hướng tới việc học ngoại ngữ chủ động, nhưng đó phải là những hoạt động chủ động của cá thể người học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh ở trường THPT. Đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở trường THPT hiện nay còn đi theo quan điểm chọn giao tiếp là phương hướng chủ đạo, năng lực giao tiếp là đơn vị dạy học cơ bản, coi giao tiếp vừa là mục đắch vừa là phương tiện dạy học (dạy học trong giao tiếp, bằng giao tiếp và để giao tiếp).
Trong quản lắ giáo dục, quản lắ nhà trường, đặc biệt là công tác quản lắ việc đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở trường THPT là một công việc thật đa dạng và phức tạp. Công tác quản lắ không chỉ là khoa học, mà còn là nghệ thuật. Công tác quản lắ việc đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở trường THPT cũng là một bộ phận cấu thành của công tác quản lắ trường THPT. Vì thế bên cạnh việc yêu cầu người CBQL phải nắm vững những vấn đề cơ bản của
khoa học quản lắ nói chung và quản lắ giáo dục nói riêng cùng với việc nắm vững các nội dung, nguyên tắc quản lắ nhà trường nói chung; nó cũng đòi hỏi người CBQL phải có những kiến thức cơ bản về bộ môn tiếng Anh, và nắm được định hướng đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở trường THPT. Như vậy, để việc đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở trường THPT được thực hiện đạt hiệu quá, bên cạnh việc thường xuyên trau dồi trình độ, kỹ năng và nghiệp vụ quản lắ, nhà quản lắ cần phải biết dự kiến và hoạch định rõ ràng và cụ thể về công tác đổi mới PPGD môn tiếng Anh; có sự chỉ đạo sâu sát kịp thời đối với việc đổi mới PPGD môn tiếng Anh; thường xuyên tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ việc đổi mới PPGD môn tiếng Anh; và có sự kiểm tra đánh giá hợp lắ và chắnh xác về công tác này nhằm góp phần giúp nhà trường thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện trong giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG THPT