Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kế toán hàng tồn kho tại công ty TNHH ABC thông qua công tác dịch vụ kế toán của công ty TNHH kiểm toán và kế toán TND (Trang 26 - 28)

5. Kết cấu đề tài

2.3.2. Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho

Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 01 quy định và hướng dẫn những vấn đề cơ bản nhất cho toàn bộ công tác kế toán, trong đó có những nguyên tắc chung mà kế toán phải tuân thủ. Kế toán HTK cũng chịu sự chi phối của các nguyên tắc này mà ảnh hưởng nhiều nhất là bốn nguyên tắc sau:

• Nguyên tắc giá gốc: “Tài sản của doanh nghiệp phải được ghi nhận theo giá gốc.” (Chuẩn mực Kế toán số 01- Chuẩn mực chung, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC).

Trong đó,

Giá gốc HTK bao gồm: “Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực

tiếp khác để có được HTK ở địa điểm và trạng thái sẵn sàng đưa vào sử dụng”. (Chuẩn mực Kế toán số 01- Chuẩn mực chung, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC).

•Nguyên tắc phù hợp: “Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó”. (Chuẩn mực Kế toán số 01- Chuẩn mực chung, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC).

Theo đó, khi bán HTK, giá gốc của HTK đã bán phải được ghi nhận là khoản chi phí phù hợp với doanh thu liên quan đến HTK đã bán. Giá vốn của sản phẩm sản xuất

17 ra, hàng hóa mua vào được ghi nhận là chi phí thời kỳ vào kỳ mà nó được bán. Khi nguyên tắc phù hợp bị vi phạm sẽ làm các thông tin trên BCTC bị sai lệch, ảnh hưởng đến các quyết định của ban quản lý, một cách trực tiếp gây tổn hại đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

•Nguyên tắc thận trọng

Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán để thiết lập các ước tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn. Theo chuẩn mực Kế toán số 01 nguyên tắc thận trọng đòi hỏi kế toán: “Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn, không đánh giá cao hơn giá trị tài sản, các khoản thu nhập và không đánh giá thấp hơn giá trị các khoản nợ phải trả, chi phí. Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có đầy đủ bằng chứng về các khoản chi phí phát sinh”.

“Đến cuối niên độ kế toán, nếu có được bằng chứng cho thấy HTK không có khả năng thu hồi đủ do bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm hoặc chi phí bán hàng tăng lên thì phải ghi nhận giảm giá gốc cho đúng bằng giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của HTK trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ chi phí ước tính để hoàn thiện và tiêu thụ chúng. Chênh lệch giữa giá gốc HTK và giá trị thuần có thể thực hiện được được thể hiện qua việc kế toán lập dự phòng giảm giá HTK”. (Chuẩn mực Kế toán số 01- Chuẩn mực chung, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC).

•Nguyên tắc nhất quán

Theo nguyên tắc này “Các phương pháp và chính sách kế toán DN đã chọn phải được áp dụng thống nhất trong ít nhất là một kỳ kế toán năm. Trường hợp DN có sự thay đổi thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh BCTC”. (Chuẩn mực Kế toán số 01- Chuẩn mực chung, Quyết định số 165/2002/QĐ- BTC). Một DN chỉ được chọn một trong hai phương pháp kế toán “Kê khai thường xuyên” hoặc “Kiểm kê định kỳ” tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, số lượng, tính chất, chủng loại vật tư hàng hóa (VTHH) và nó phải được áp dụng xuyên suốt nhất quán trong niên độ kế toán. Việc áp dụng nguyên tắc này mới thực sự giúp cho các thông tin trên BCTC mang tính so sánh, giúp các bên sử dụng thông tin dễ dàng đối chiếu và so sánh tình hình hoạt động của DN qua các năm, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn.

18

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kế toán hàng tồn kho tại công ty TNHH ABC thông qua công tác dịch vụ kế toán của công ty TNHH kiểm toán và kế toán TND (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)