5. Kết cấu đề tài
2.4.1. Quy định trong hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
DN trích lập dự phòng giảm giá HTK khi có những bằng chứng đáng tin cậy cho thấy giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc của HTK. Việc trích và hoàn nhập khoản dự phòng này được thực hiện vào thời điểm lập BCTC năm. Khoản trích lập này được tính là chi phí được trừ, được đưa vào chi phí sản xuất nhằm bù đắp các khoản tổn thất do vật tư, sản phẩm, HTK bị giảm giá, đảm bảo cho DN phản ánh đúng giá trị HTK được thể hiện trên BCTC.
Căn cứ điều 4 Thông tư 48/2019/TT-BTC ngày 08/08/2019 quy định:
• Đối tượng trích lập dự phòng giảm giá HTK bao gồm NVL, CCDC, hàng hóa, hàng mua đang đi đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa kho bảo thuế, thành phẩm (gọi tắt là HTK) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và
36 đảm bảo điều kiện: Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng hợp lý khác chứng minh giá vốn HTK; Là HTK thuộc quyền sở hữu của DN tại thời điểm lập BCTC năm.
• Công thức tính mức trích lập dự phòng giảm giá HTK:
Tại thời điểm lập BCTC năm, nếu DN thu thập được các tài liệu chứng minh giá gốc HTK cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK thì kế toán thực hiện trích lập dự phòng HTK như sau:
- Nếu số dự phòng phải trích lập năm nay bằng số dư dự phòng đã trích lập ở báo cáo năm trước thì kế toán không trích lập thêm khoản dự phòng này.
- Nếu số dự phòng phải trích lập năm nay cao hơn số dư dự phòng đã trích lập trên báo cáo năm trước thì kế toán tiến hành trích lập bổ sung khoản chênh lệch này vào giá vốn hàng bán (TK 632) trong kỳ.
- Nếu số dự phòng phải trích lập năm nay thấp hơn số dư dự phòng đã trích lập trên báo cáo năm trước thì kế toán tiến hành hoàn nhập khoản chênh lệch này và ghi nhận giảm giá vốn hàng bán (TK 632) trong kỳ.
Các mặt HTK không còn giá trị sử dụng phải được xử lý, hủy bỏ, thanh lý. Khoản tổn thất thực tế của những mặt HTK không thu hồi được là chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi các khoản có thể thu hồi được từ người gây ra thiệt hại, từ cơ quan bảo hiểm hay từ bán thanh lý HTK. Phần còn lại không thể thu hồi, sau khi được bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá HTK, phần chênh lệch sẽ được hạch toán vào giá vốn hàng bán của DN.