Kế toán chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kế toán hàng tồn kho tại công ty TNHH ABC thông qua công tác dịch vụ kế toán của công ty TNHH kiểm toán và kế toán TND (Trang 67 - 76)

5. Kết cấu đề tài

3.6.2.1.Kế toán chi phí sản xuất

• Phân loại chi phí sản xuất

Như đã nói đến ở trên, do công ty không có phân xưởng sản xuất, toàn bộ quá trình gia công đóng gói đều được thông qua hai công ty đối tác (AC và LH) nên mặc nhiên không phát sinh chi phí nhân công sản xuất trong chi phí sản xuất của DN. Vì thế, chi phí sản xuất ở công ty TNHH ABC chỉ gồm có:

- Chi phí NVL trực tiếp: Bao gồm NVL chính như các loại thuốc nước, thuốc bột tạo nên chất lượng, thực thể chính của sản phẩm. Bên cạnh đó còn có NVL phụ là bao bì như băng keo, chai, hộp, thùng, nhãn chai, nhãn thùng,… tham gia hỗ trợ vào quá trình sản xuất để hoàn chỉnh về mặt hình dáng. Ngoài ra, chi phí trả hàng tháng cho hai công ty gia công cũng được ABC đưa vào chi phí NVL trực tiếp làm căn cứ để tính giá thành sản phẩm.

- Chi phí sản xuất chung: chi phí sản xuất chung của công ty khá đơn giản chỉ có chi phí phân bổ của trục quay màng.

• Đối tượng tập hợp Chi phí sản xuất

Công ty TNHH ABC xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là theo từng lô thành phẩm nhập kho, kế toán căn cứ vào số liệu trên chứng từ để tập hợp chi phí trực tiếp vào mã thành phẩm theo tiêu thức thích hợp. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất như vậy là phù hợp với điều kiện thực tế của công ty.

• Kế toán chi phí NVL trực tiếp

* Định mức NVL xuất dùng và định mức hao hụt

Trong mỗi DN sản xuất, việc xây dựng định mức NVL là cực kì quan trọng, nó giúp cho các nhà quản lí kiểm soát được hoạt động kinh doanh đồng thời góp phần thông tin kịp thời về việc phân tích khả năng sinh lời, ra quyết định chấp nhận hay từ chối đơn đặt hàng cũng như việc định giá bán sản phẩm. Bên cạnh đó, xây dựng định mức NVL và định mức hao hụt cho phép giúp DN tránh được những rủi ro trong quá trình sản xuất như biển thủ hay xài tiêu hao quá mức NVL.

Đặc biệt đối với công ty TNHH ABC, với đặc thù thuê gia công sản xuất bên ngoài nếu không xây dựng định mức cho từng mã thành phẩm, cụ thể cho từng loại NVL chính, NVL phụ thì việc NVL xuất dùng trên phiếu xuất kho cao hơn rất nhiều lần so với thực tế xuất dùng là việc hoàn toàn có thể xảy ra. Vì thế để ngăn chặn những sai phạm ấy, ABC và

58 hai công ty nhận gia công đã thỏa thuận đưa ra bảng định mức xuất dùng và định mức hao hụt cho mỗi sản phẩm.

Tác giả minh họa định mức xuất dùng của thành phẩm Carina 400ML như sau: Để gia công đóng gói 1 thùng đựng 30 chai x dung tích 400ML Carina cần: - 30 chai x 400ML = 12,000ML = 12L nguyên liệu chính Carina 50EC - 1 thùng Carton rộng để vừa 30 chai x 400ML

- 30 chai Pet 480ML trắng (vì 1 thùng đựng 30 chai) - 30 nắp tím 44 seal Pet (nắp đi kèm chai)

- 30 nhãn chai Carina 400ML (nhãn chai đi kèm chai) - Băng keo

Tác giả minh họa định mức xuất dùng thành phẩm Teppeki 10GR như sau: Để gia công đóng gói 1 thùng đựng 10 hộp x 20 gói Teppeki 10GR cần: - 1 thùng x 10 hộp x 20 gói x 10GR = 2,000GR = 2KG NVL Teppeki 50WG - Màng Teppeki 10GR: 200 gói x 0.0228m²/gói = 4.56m²/thùng

- 10 hộp Teppeki 20 gói x 10GR - 2 nhãn thùng Teppeki 50WG

- 1 thùng carton 10 hộp x 20 gói x 10GR - Băng keo

Như vậy nếu công ty gia công với số lượng lớn thì theo quy định như trên rồi nhân với số lượng thùng sản xuất tương ứng.

Thông tin quy đổi 1 gói sử dụng bao nhiêu m² màng được cung cấp bởi bộ phận cung ứng. Kế toán căn cứ vào số lượng gói thực tế để quy đổi và đối chiếu với số lượng trên phiếu xuất do kho xuất ra và tiến hành ghi nhận vào hệ thống.

59 Tác giả minh họa định mức hao hụt NVL của thành phẩm Carina 400ML và Teppeki 10GR như bảng sau:

Định mức hao hụt NVL chính 0.3% tính theo NVL chính của thành phẩm nhập kho

Bảng 3.1: Bảng định mức hao hụt cho NVL chính Chai Pet 480ML trắng 1.5% Nắp tím 44 seal Pet 1.5% Thùng 1% Nhãn chai 2% Màng 3% Hộp 1%

Bảng 3.2: Bảng định mức hao hụt cho bao bì đóng gói

(Nguồn: Công ty TNHH ABC)

* Sổ kế toán và chứng từ ghi nhận xuất kho

- Sổ kế toán: Sổ cái tài khoản 152, sổ chi tiết tài khoản 1522, sổ nhật ký chung, bảng kê nhập-xuất-tồn, sổ tài khoản chi phí 621 - chi tiết 6211 (Chi phí NVL chính trực tiếp), 6212 (Chi phí NVL phụ trực tiếp), 6213 (Chi phí gia công).

- Chứng từ ghi nhận xuất kho gia công, đóng gói: Phiếu xuất kho bao bì (Phụ lục 13), phiếu xuất kho nguyên liệu (Phụ lục 14), hóa đơn GTGT phí gia công phối trộn (Phụ lục 15).

* Kế toán hạch toán tập hợp chi phí sản xuất NVL trực tiếp

Sau khi nhận được phiếu xuất kho nguyên liệu, bao bì và hóa đơn GTGT chi phí gia công phối trộn của hai công ty nhận gia công chuyển về văn phòng, kế toán tiến hành kiểm tra các dữ liệu trên phiếu xuất kho, nếu số liệu trên phiếu xuất kho đúng với định mức xuất dùng và không vượt quá định mức hao hụt thì kế toán tiến hành ghi nhận vào hệ thống như sau:

60 Xuất kho 600L Nguyên liệu chính Carina 50EC (29.26L nguyên liệu nhập khẩu từ lô 051020192109 và 570.74L từ lô 221220192134) sản xuất 50 thùng thành phẩm Carina 400ML:

Nợ TK 6211 = 29.26 x 163,870.10 + 570.74 x ((791,802,000 + 15,351,580)/5,000) = 96,929,806 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có TK 1521 = 96,929,806

Hình 3.8: Giao diện hạch toán xuất kho nguyên liệu đóng gói mã thành phẩm Carina 400ML

Xuất kho bao bì tương ứng sản xuất 50 thùng thành phẩm Carina 400ML: Nợ TK 6212 = 8,733,475

61

Hình 3.9: Giao diện xuất kho bao bì đóng gói thành phẩm Carina 400ML (1)

Hình 3.10: Giao diện xuất kho bao bì đóng gói thành phẩm Carina 400ML (2)

Xuất kho 200 Kg nguyên liệu chính Teppeki 50WG từ lô nguyên liệu nhập kho 230320192220 sản xuất 100 thùng thành phẩm Teppeki 10GR:

Nợ TK 6211 = 200 x ((3,870,288,000 + 14,213,463)/2,040) = 380,833,477 Có TK 1521 = 380,833,477

62

Hình 3.11: Giao diện hạch toán xuất kho nguyên liệu đóng gói mã thành phẩm Teppeki 10GR

Xuất kho bao bì tương ứng sản xuất 100 thùng thành phẩm Teppeki 10GR Nợ TK 6212 = 9,926,020

63

Hình 3.12: Giao diện xuất kho bao bì đóng gói thành phẩm Teppeki 10GR (1)

Hình 3.13: Giao diện xuất kho bao bì đóng gói thành phẩm Teppeki 10GR (2)

Bên cạnh đó, do AC không xuất băng keo riêng cho từng mã thành phẩm mà đến cuối tháng tổng hợp đã xuất bao nhiêu cuộn băng keo mới xuất một phiếu xuất riêng cho băng keo. Với chi phí này kế toán tiến hành phân bổ theo công thức:

64 𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑁𝑉𝐿 𝑐ℎí𝑛ℎ 𝑡ℎự𝑐 𝑡ế 𝑥𝑢ấ𝑡 𝑑ù𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑡ℎà𝑛ℎ 𝑝ℎẩ𝑚 𝑐ầ𝑛 𝑝ℎâ𝑛 𝑏ổ

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑁𝑉𝐿 𝑐ℎí𝑛ℎ 𝑥𝑢ấ𝑡 𝑑ù𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ 𝑥 𝑡𝑟ị 𝑔𝑖á 𝑏ă𝑛𝑔 𝑘𝑒𝑜 𝑥𝑢ấ𝑡 𝑑ù𝑛𝑔

Chi phí phân bổ băng keo được kế toán hạch toán vào tài khoản 6212 làm căn cứ kết chuyển tính giá thành thành phẩm. Trị giá phân bổ băng keo cho hai thành phẩm Carina 400ML và Teppeki 10GR được tính như sau:

Tổng khối lượng nguyên liệu xuất gia công trong tháng 1: 26,954.32 Lít/KG Trị giá băng keo xuất dùng ở AC tháng 01: 1,107,000

Dựa vào bảng tính giá thành sản phẩm sản xuất thành phẩm Carina 400ML (Phụ lục 1), chi phí băng keo được phân bổ như sau:

600

26,954.32 𝑥 1,107,000 = 24,642

Dựa vào bảng tính giá thành sản phẩm sản xuất thành phẩm Teppeki 10GR (Phụ lục 2), chi phí băng keo được phân bổ như sau:

200

26,954.32 𝑥 1,107,000 = 8,214

Ngoài NVL chính và bao bì, chi phí gia công cũng được kế toán tập hợp vào chi phí NVL trực tiếp – tài khoản 621 và chi tiết là tài khoản 6213. Thông thường trong tháng, cả hai kho AC và LH đều gia công nhiều loại sản phẩm theo yêu cầu của công ty, vì thế chi phí thuê gia công trả hàng tháng cho hai công ty này là chi phí gia công của toàn bộ sản phẩm sản xuất trong tháng. Bộ phận cung ứng chịu trách nhiệm thỏa thuận và đàm phán giá gia công cho từng mã thành phẩm và gửi những thông tin này đến kế toán. Cuối mỗi tháng, AC và LH sẽ căn cứ vào số lượng thực tế gia công để xuất hóa đơn GTGT ghi nhận chi phí gia công cho toàn bộ sản phẩm phát sinh trong tháng. Kế toán kiểm tra tính chính xác của số liệu này sau đó tiến hành ghi nhận chi phí gia công riêng từng mã thành phẩm nhập kho làm căn cứ tính giá thành sản phẩm.

Căn cứ vào hóa đơn GTGT gia công đóng gói Carina 400ML (Phụ lục 15) chi phí gia công đóng gói 50 thùng được hạch toán như sau:

Nợ TK 6213: 2,145,000

65 Có TK 3312: 2,252,250

Căn cứ vào hóa đơn GTGT gia công đóng gói Teppeki 400ML (Phụ lục 16) chi phí gia công đóng gói 100 thùng được hạch toán như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ TK 6213: 7,000,000

Nợ TK 1331: 7,000,000 x 5% = 350,000 Có TK 3312: 7,350,000

• Kế toán chi phí sản xuất chung

Vì công ty không có kho cũng như phân xưởng sản xuất nên chi phí vật liệu dùng cho phân xưởng, chi phí dụng cụ sản xuất mặc nhiên không xuất hiện trong tài khoản 627: chi phí sản xuất chung của công ty TNHH ABC. Tài khoản 627 tại công ty chỉ được dùng để phản ánh phân bổ chi phí trục quay màng được dùng ở hai kho của AC và LH. Nhiệm vụ chính của trục quay là để tự động cuốn màng PE (màng Pallet) cho thành phẩm, giúp buộc chặt thành phẩm khi vận chuyển, tránh đổ vỡ và giúp thành phẩm tránh được tác động của môi trường bên ngoài.

* Sổ kế toán và chứng từ hạch toán chi phí sản xuất chung

- Sổ kế toán: Sổ cái tài khoản 627, sổ chi tiết tài khoản 6273, sổ nhật ký chung - Chứng từ sử dụng: Bảng phân bổ trục quay màng

* Kế toán hạch toán tập hợp chi phí sản xuất chung

Kế toán sử dụng tài khoản 627 và chi tiết là 6273 để hạch toán chi phí phân bổ trục quay màng trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm.

Tại ABC, kế toán tiến hành phân bổ trục quay màng dựa trên tỷ trọng giữa sản phẩm cần phân bổ chi phí so với tổng sản phẩm sản xuất trong tháng và tổng giá trị từng tháng của trục quay màng chưa được phân bổ hết. Sở dĩ chi phí màng PE không được phân bổ chung với trục quay màng vì tại công ty TNHH ABC, màng cũng được phân loại là bao bì, việc xuất màng gia công đóng gói sẽ được kế toán hạch toán vào tài khoản 6212: Chi phí NVL phụ.

66 Công thức phân bổ trục quay màng được xác định như sau:

Kế toán phân bổ giá trị trục quy màng cho hai thành phẩm Carina 400ML và Teppeki 10GR như sau:

Tổng khối lượng nguyên liệu xuất gia công trong tháng 1: 26,954.32 Lít/KG Tổng giá trị từng tháng của trục quay màng chưa được phân bổ hết: 6,221,058 Dựa vào bảng tính giá thành sản phẩm sản xuất thành phẩm Carina 400ML (Phụ lục 1), phân bổ chi phí sản xuất chung của trục quay màng như sau:

600

26,954.32 𝑥 6,221,058 = 138,480

Dựa vào bảng tính giá thành sản phẩm sản xuất thành phẩm Teppeki 10GR (phụ lục 2), phân bổ chi phí sản xuất chung của trục quay màng như sau:

200

26,954.32 𝑥 6,221,058 = 46,160 Kế toán ghi nhận bút toán:

Nợ TK 6273 (Thành phẩm Carina 400ML): 138,480 Có TK 2422: 138,480

Nợ TK 6273 (Thành phẩm Teppeki 10GR): 46,160 Có TK 2422: 46,160

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kế toán hàng tồn kho tại công ty TNHH ABC thông qua công tác dịch vụ kế toán của công ty TNHH kiểm toán và kế toán TND (Trang 67 - 76)