Mở đầu: Xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội là nhiệm vụ
được Nhà trường rất quan tâm. Lãnh đạo nhà trường thường xuyên tham mưu với chính quyền địa phương, Phòng GD&ĐT Phù Ninh khi thực hiện các hoạt động GD. GV chủ nhiệm là cầu nối giữa Nhà trường và CMHS. Ban đại diện CMHS, chi hội CMHS các lớp luôn bám lớp, tham gia đóng góp ý kiến, cùng với Nhà trường xây dựng kế hoạch cho các hoạt động của nhà trường, từ đó góp phần GD toàn diện cho HS.
4.1. Tiêu chí 1: Tổ chức và hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
a) Ban đại diện cha mẹ học sinh có tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;
b) Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động; c) Tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp GD học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh, góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
4.1.1. Mô tả hiện trạng:
a) Trong hội nghị CMHS đầu năm,Các lớp đã cử ra Ban đại diện CMHS gồm 3 người/lớp trong đó mỗi lớp có 01 Hội trưởng Hội CMHS, 01 Hội phó Hội CMHS và 1 uỷ viên. Ban đại diện CMHS các lớp họp bầu Ban đại diện CMHS toàn trường gồm: 08 người, cử ra ban thường trực gồm 01 người làm trưởng ban đại diện hội CMHS. 01 người làm phó ban đại diện hội CMHS. 01 người làm ủy viên hội CMHS. Ban đại diện CMHS thể hiện rõ quyền, nhiệm vụ, trách nhiệm và hoạt động theo thông tư 55/2011/TTBGDĐT Điều lệ Ban đại diện CMHS [08].
b) Ban đại diện CMHS luôn được nhà trường tạo điều kiện thuận lợi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều lệ Ban đại diện CMHS do Bộ GD&ĐT ban hành [08]; [10].
c) Vào đầu năm học, cuối học kì I, cuối năm học, Nhà trường tổ chức Hội nghị CMHS để trao đổi thông tin và thảo luận về tình hình học tập của con em họ, thông báo kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực, đồng thời tiếp thu ý kiến về công tác quản lí của nhà trường, giải quyết các kiến nghị của CMHS[08]; [11].
4.1.2. Điểm mạnh:
Ban đại diện CMHS trường trong những năm qua là những người nhiệt tình có
tinh thần trách nhiệm, đã làm tốt công tác xã hội hóa GD trong nhà trường; kết hợp tốt giữa gia đình, Nhà trường và xã hội. Ban đại diện CMHS trường có kế hoạch phối hợp với Nhà trường trong việc tuyên truyền đến CMHS trách nhiệm quản lý GD đạo đức HS. Ngoài ra, Ban đại diện CMHS trường luôn phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong Nhà trường như Công đoàn, Đoàn thanh niên, phụ nữ, Liên đội TNTP Hồ Chí Minh tổ chức tốt các hoạt động sinh hoạt kỷ niệm các ngày lễ lớn, các hoạt động GD cho HS. Ban đại diện CMHS trường đã thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn và có
trách nhiệm trong hoạt động theo quy định của Điều lệ Ban đại diện CMHS ban hành. Phối hợp chặt chẽ với Nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
Nội dung các buổi họp CMHS được triển khai khá đầy đủ đến các phụ huynh HS, Nhà trường nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của CMHS, những kiến nghị, đề xuất của phụ huynh trong biên bản họp phụ huynh HS, từ đó đã có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa phụ huynh với Nhà trường đem lại hiệu quả cao trong công tác GD.
Đa số phụ huynh HS ủng hộ chủ trương, kế hoạch của Nhà trường về công tác GD.
4.1.3. Điểm yếu:
Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, phó mặc cho Nhà trường, chưa tham gia đầy đủ các cuộc họp phụ huynh HS.
4.1.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Nhà trường chỉ đạo GV chủ nhiệm tăng cường việc trao đổi thông tin giữa GV chủ nhiệm với CMHS, Ban đại diện CMHS. Từ đó có các biện pháp GD HS hiệu quả hơn.
Tuyên truyền, vận động CMHS tham gia đầy đủ các cuộc họp CMHS khi nhà trường tổ chức.
Giáo viên chủ nhiệm ghi nhận xét cụ thể, chi tiết trong sổ liên lạc để CMHS nắm được việc học tập, tu dưỡng của con em mình.
Thường xuyên thông báo tình hình học tập và ý thức HS qua sổ liên lạc điện tử đến CMHS để có biện pháp GD kịp thời.
4.1.5. Tự đánh giá: Đạt
4.2. Tiêu chí 2: Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chínhquyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động nguồn lực quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động nguồn lực xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục.
a) Chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường;
b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh;
c) Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá nhân để xây dựng cơ sở vật chất; tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học; khen thưởng học sinh học giỏi, học sinh có thành tích xuất sắc khác và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
4.2.1. Mô tả hiện trạng: