theo quy định của các tổ chức, cá nhân để xây dựng CSVC; tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học; khen thưởng HSG, HS có thành tích xuất sắc khác và hỗ trợ HS có hoàn cảnh khó khăn... [28]; [MCTT].
4.2.2. Điểm mạnh:
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Đảng ủy, UBND xã và các cá nhân, tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, doanh nghiệp trong và ngoài xã, động viên tinh thần cho đội ngũ GV, NV và HS.
Ban thường trực Hội CMHS thường xuyên quan tâm đến hoạt động của nhà trường, huy động các nguồn tài trợ mua sắm, xây dựng CSVC cùng nhà trường.
4.2.3. Điểm yếu:
Chưa huy động tối đa tiềm lực của các tổ chức xã hội và cá nhân tham gia đóng góp vào hoạt động GD của nhà trường. Công tác phối kết hợp với các cá nhân và tổ chức ngoài nhà trường chưa được thường xuyên.
4.2.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Tiếp tục phối hợp có hiệu quả giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể, xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân để có mối quan hệ tốt khi thực hiện các hoạt động GD.
Đẩy mạnh công tác xã hội hoá GD, huy động nhiều tiềm lực ở Địa phương tham gia vào các hoạt động GD nhiều hơn, đa dạng hơn.
4.3. Tiêu chí 3: Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địaphương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục.
a) Phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc;
b) Chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương; c) Tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục.
4.3.1. Mô tả hiện trạng:
a) Nhà trường đã phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để GD HS về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc. Nội dung GD truyền thống được lồng ghép vào nội dung hoạt động Đoàn, Đội và các hoạt động GD NGLL. Hằng năm, nhà trường luôn xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể theo quy định của Điều lệ trường trung học, phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương trong từng năm học [10]; [34].
b) Nhà trường đã nhận chăm sóc Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ xã Tử Đà. Hằng năm, Nhà trường tổ chức hoạt động dâng hương tại Đài tưởng niệm vào các dịp lễ tết; tổ chức thăm hỏi các gia đình thương binh, liệt sỹ,... ở Địa phương vào các dịp lễ tết [10]; [35].
c) Thực hiện tuyên truyền tới các tổ chức đoàn thể, cộng đồng, tới cha mẹ học sinh, về nội dung, phương pháp dạy học, cách đánh giá, xếp loại chất lượng GD theo quy định hướng dẫn của ngành để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về giáo dục. Việc tuyên truyền được đăng tải trên Website của nhà trường, qua các lần họp cha mẹ học sinh, họp với chính quyền Địa phương và tuyên truyền ngoài cộng đồng,.. tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và KH GD [34]; [MCTT].
4.3.2. Điểm mạnh:
Cán bộ quản lý nhà trường, Ban đại diện CMHS và lãnh đạo địa phương đã phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần để Nhà trường thực hiện tốt việc giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc và thực hiện mục tiêu, kế hoạch GD.
Nhà trường và các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là tổ chức Đoàn, Đội luôn có kế hoạch cụ thể theo từng tháng, đợt thi đua để phát động theo từng nội dung cụ thể, duy trì thường xuyên hoạt động Đoàn, Đội từ đó GD truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho HS.
4.3.3. Điểm yếu:
Hoạt động GD truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho HS chưa được thường xuyên, mới chỉ tổ chức được trong các ngày Lễ kỷ niệm lớn.
4.3.4 . Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Giao nhiệm vụ cho Tổng phụ trách Đội, GV dạy hoạt động NGLL liên hệ với các đoàn thể tại địa phương như Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh,… để tìm thêm thông tin, tài liệu và có kế hoạch cụ thể với từng nội dung tuyên truyền về truyền thống của nhà trường và địa phương để thu hút HS tham gia.
Tiếp tục tuyên truyền rộng rãi hơn nữa để cộng đồng hiểu về nội dung, PPDH, tạo điều kiện để cộng đồng cùng tham gia thực hiện mục tiêu GD.
4.3.5. Tự đánh giá: ĐạtKết luận về tiêu chuẩn 4 Kết luận về tiêu chuẩn 4
*Điểm mạnh nổi bật:
Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội đã có sự gắn bó trong việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ GD. CBQL nhà trường thường xuyên kết hợp với Ban đại diện CMHS để nâng cao hiệu quả GD toàn diện, tạo điều kiện để Ban đại diện CMHS làm việc theo đúng Điều lệ. Thường xuyên trao đổi thông tin giữa Nhà trường với Ban đại diện CMHS để nắm bắt thông tin kịp thời nhằm có biện pháp để GD HS. Nhà trường đã chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, Chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động nguồn lực để tăng trưởng CSVC và xây dựng môi trường giáo dục; huy động sự tham gia của cộng đồng để GD truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho HS và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ GD.
*Điểm yếu cơ bản:
Nhà trường nằm ở vùng nông nghiệp thuần tuý, có ít các doanh nghiệp và không có các tổ chức kinh doanh lớn nên việc vận động ủng hộ để xây dựng CSVC cho nhà trường còn hạn chế.
* Số chỉ số đạt yêu cầu: 9/9; tỉ lệ 100 % * Số tiêu chí đạt yêu cầu: 3/3; tỉ lệ 100%