- Doanh số cộng dồn trong tháng cùa trưởng nhóm đạt từ 1.000.000 đồng
2. Lập kếhoạch kinhdoanh hợp lý
2.3. Quy định rõ phương thức giao hàng, chính sách mua hàng trả chậm và chê độ mua lại sản phẩm tầ phán phối viên
và chê độ mua lại sản phẩm tầ phán phối viên
Trước thái độ e dè, nghi ngại của dư luận đối với hình thức bán hàng đa cấp, các doanh nghiệp cần quy định rõ phương thức giao hàng, chính sách mua hàng trả chậm, bảo hành, và chế độ mua lại sản phẩm tầ phân phối viên. Những quy định này nhằm hạn chế rủi ro cho hoạt động của phân phối viên và
cũng nhằm chứng minh rằng doanh nghiệp không áp dụng hình thức bán hàng đa cấp bất chính hay còn gọi là hình tháp ảo.
Về phương thức giao hàng, doanh nghiệp nên khuyến khích phân phối viên chuyển đơn đặt hàng của khách đến doanh nghiệp thay cho việc mua sản phẩm về bán lại. Doanh nghiệp sẽ giao sản phẩm đến tận nơi cho khách hàng hoặc khách hàng trực tiếp đến lấy sản phẩm tại trụ sở hoặc kho hàng của doanh nghiệp. Điều này giúp phân phối viên không phải bỏ vốn ra mua sản phẩm, hạn c h ế được rủi ro. Mặt khác, việc giao hàng thẳng đến tay người tiêu dùng sẽ hạn c h ế được việc mua lại sản phẩm tầ phân phối viên cho doanh nghiệp và tránh được tình trạng tồn đọng hàng hóa tại các cấp trong mạng lưới. Doanh nghiệp cũng có thể kết hợp biện pháp này với việc quy định mức tiêu thụ hàng tối thiểu trong tháng trước để có thể nhận hàng tiếp trong tháng sau. Có nghĩa là, nếu trong tháng trước phân phối viên không bán được đủ % lượng hàng tối thiểu cho người tiêu dùng trên tổng số hàng đã nhận về của tháng đó, tháng sau anh ta sẽ không được tiếp tục lấy thêm hàng về, m à phải tiêu thụ nốt số hàng còn tồn đọng. Hoặc doanh nghiệp cũng có thể quy định mức mua hàng tối đa trong tháng đối với phân phối viên để tránh tình trạng phân phối viên dự trữ quá nhiều hàng, vượt quá khả năng tiêu thụ của anh ta.
SXÁáa Ểugn tôi /Í/////Ịp: Qíỉíúr /rị kỳ//// /ỉ/íí/fĩ p/r/ì/ //ỉ/ /r/ỉ/iợ ///í/r&r/úi//
Doanh nghiệp cũng nên đưa ra chính sách mua hàng trả chậm có điều kiện đối vói các phân phối viên. Việc cho phép các phân phối viên mua hàng trả chậm sẽ khuyến khích người tham gia vào mạng lưới, nhất là đối với những người không có nhiều tiền mặt hay vốn. Chính sách này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các phân phối viên, nhất là những thành phần như sinh viên, bà nội trợ... H ọ không phải bỏ tiền mặt ra mua hàng m à có thể đến lấy hàng rởi trả tiền sau cho doanh nghiệp, sau khi đã được khách hàng của họ thanh toán. Doanh nghiệp có thể đưa ra các điều kiện để phân phối viên có thể mua hàng trả chậm như thòi gian hoạt động trong mạng lưói t ố i thiểu của phân phối viên, doanh số tháng trước của phân phối viên... và đưa ra hạn mức trả chậm m à phân phối viên có thể được hưởng tùy theo nhũng điều kiện đó. Doanh nghiệp cũng cần quy định thêm thời hạn thanh toán cho các khoản trả chậm này.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý rằng, những quy định và điều kiện như vậy tùy thuộc vào đặc điểm của doanh nghiệp, tình hình tài chính, mức độ khuyến khích đối với phân phối viên m à doanh nghiệp mong muốn và nhất là giá trị của sản phẩm. Nếu sản phẩm có giá trị lớn, điều kiện cấp tín dụng phải khó khăn hơn đối vói các sản phẩm có giá trị nhỏ. Doanh nghiệp cần xem xét khả năng tài chính và giá trị sản phẩm để đưa ra thời hạn thanh toán hợp lý. Doanh nghiệp không nên vì muốn khuyến khích người tham gia vào mạng lưới phân phối viên m à đặt ra điểu kiện quá ưu đãi. Điều này có thể đẫn tới rủi ro cho doanh nghiệp nếu phân phối viên không thanh toán hoặc không thanh toán đúng hạn, nhất là đối với những sản phẩm có giá trị cao.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp nào cũng cần phải có chính sách mua lại sản phẩm cho phân phối viên. Đây cũng chính là một trong những điểm khác biệt giữa hình thức bán hàng đa cấp và bán hàng đa cấp bất chính (hình tháp ảo). Một doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính sẽ không có chính sách mua lại sản phẩm. Doanh nghiệp chân chính sử dụng kênh phân phối đa cấp sẽ có
^/ííít/ /í/ợ/ỉ //í/ t/ự/ỉ/tp: Quán bệ ÂênÁ pAâtt pAóĩ đà eâf£ ỉ*tì*tff.^fâa*ỉí£/itiạ
chính sách mua lại sản phẩm từ phân phối viên nếu họ không thể tiêu thụ được hàng trong một khoảng then gian nhất định.
Hiện nay vấn đề mua lại hàng từ phân phối viên đã được pháp luật quy định trong Nghị định 110/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. N h i ề u nước trên thế giói cũng có quy định tương tầ. Doanh nghiệp sẽ phải mua lại sản phẩm cho phân phối viên với mức giá tối thiểu là 9 0 % (sau khi trừ chi phí tái lưu kho, chi phí quản lý và các chi phí khác). Điều kiện để doanh nghiệp mua lại hàng là sản phẩm đó có thể bán lại theo mục đích sử dụng ban đầu của hàng hóa và phân phối viên phải bán lại sản phẩm trong vòng 30 ngày kể từ ngày họ nhận sản phẩm [6]. Chính sách này sẽ giúp
đảm bảo quyền lợi cho phân phối viên, từ dó họ sẽ an tâm tham gia vào mạng lưới. Sản phẩm trả lại cần được kiểm tra kỹ về chất lượng, bao bì... để doanh nghiệp có mức giá mua lại hợp lý, đảm bảo quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp.
2.4. Quy định c h ế độ bảo hành hợp lý
Về chế độ bảo hành, doanh nghiệp cần phải có chế độ bảo hành phù hợp với từng loại sản phẩm. Điều này đặc biệt quan trọng với những dòng sản phẩm như máy ozon, máy tuân hoàn máu, bếp ga tia hổng ngoại... Bất kỳ doanh nghiệp nào, dù là doanh nghiệp bán hàng đa cấp hay doanh nghiệp phân phối theo các kênh truyền thống thì cũng cần phải có chính sách bảo hành họp lý và rõ ràng. Trong hoàn cảnh người tiêu dùng vẫn còn có thái độ nghi ngòi vói hình thức bán hàng đa cấp, việc đề ra một c h ế độ bảo hành hợp lý sẽ đem lại lòng tin đối với doanh nghiệp. Quyền lợi của người tiêu dùng được đảm bảo thì họ mới có thể an tâm tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. 2.5. L ậ p quỹ d ầ phòng
Điều này đã được pháp luật quy định thông qua diều khoản vê ký quỹ (Điều 17 Nghị định 110/2005/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp). Theo đó, doanh nghiệp phải ký quỹ 5 % vốn điều lệ nhưng không được thấp hơn Ì tỷ đổng tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. K h i
SXÁáa itiậa iâĩnạềuefỊí Quán /rỉ &*~*//ỉ fr/ff//í fiẠẬĨ ỉ/// eđịl /st'/iợ ///t/r&s//'*/(/
doanh nghiệp ngừng hoạt động, có thể sử dụng số tiền này để chi trả tiền hoa hồng, tiền thưởng và mua lại hàng hóa từ người tham gia. Điều này trước hết sẽ đảm bảo được quyền lợi của người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, tạo được lòng tin đối với xã hội, là cơ sở để phát triển mạng lưới rộng khỹp.
Doanh nghiệp có thể căn cứ vào sò lượng phân phối viên trong mạng lưới để xác định số tiền ký quỹ này, mạng lưới càng rộng lớn thì số tiền ký quỹ càng cao. Cụ thể, doanh nghiệp có thể trích một số % nhất định từ hoa hồng hàng tháng hoặc một phần từ số hoa hồng gián tiếp m à phân phối viên trong mạng lưới không được hưởng do không hoàn thành chỉ tiêu năng động để đưa vào quỹ. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đảm bảo được việc thực hiện trách nhiệm và giải quyết kịp thời những sự việc phát sinh. Không những quyền lợi của phân phối viên được đảm bảo m à uy tín của doanh nghiệp cũng dược giữ vững.