KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I MỤC TIÊU:

Một phần của tài liệu giao an lop 4 tuan 9 den tuan 12 (Trang 99 - 102)

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I MỤC TIÊU:

I. MỤC TIÊU:

- Giúp học sinh biết được hai cách kết bài (kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng) trong bài văn kể chuyện.

- Bước đầu biết viết đoạn kết bài của truyện theo hai cách: Mở rộng và không mở rộng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ của bài học.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:Thời Thời

gian

Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng

3’ A. Khởi động bài :

- Nêu phần ghi nhớ trong tiết trước.

* Phương pháp kiểm tra, đánh giá.

1’

10’

- Đọc phần mở bài đã viết theo yêu cầu của bài tập 4 (phần luyện tập).

B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:

Khi kể một câu chuyện, chúng ta phải biết cách kết thúc câu chuyện sao cho để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho người nghe, về ý nghĩa câu chuyện, về nhân vật trong truyện... Để làm tốt điều đó, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu các cách dựng đoạn kết bài.

2. Nhận xét:

Bài 1: Kể lại truyện “Ông Trạng thả diều”. Bài 2: Đoạn kết của truyện “Ông Trạng thả diều”.

- Đoạn kết truyện: Thế rồi vua mở khoa thi.

Chú bé đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

Bài 3: Thêm vào cuối truyện một lời đánh giá, nhận xét làm đoạn kết.

- Câu chuyện này làm em càng thấm thía lời của cha ông: “Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững”.

- Trạng nguyên Nguyễn Hiền đã nêu một tấm gương sáng về nghị lực cho tuổi trẻ chúng em.

Bài 4: So sánh hai cách kết bài:

- Cách kết bài của truyện: Chỉ cho biết

kếcụcủa truyện.

- Cách kết bài sau: Sau khi cho biết kết cục,

còn có thêm lời bình luận về truyện.

Ghi nhớ: Có hai cách kết bài:

- Kết bài mở rộng: Nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.

- Kết bài không mở rộng: Chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì

- 1 HS lên bảng đọc ghi nhớ. - 2 HS đọc phần mở bài đã viết. - HS khác nhận xét. - GV đánh giá, . * Phương pháp thuyết trình.

- GV giới thiệu và ghi tên bài bài.

- HS mở SGK

* Phương pháp thực hành, đàm thoại.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài. - 1 HS kể chuyện.

- HS tìm phần kết của truyện và đọc.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài. - HS làm việc nhóm.

- Đại diện nhóm trình bày. - Cả lớp nhận xét, GV chốt lại. - 2 HS nối nhau đọc 2 kết bài - HS suy nghĩ và so sánh 2 cách kết bài. - HS nêu nhận xét về 2 cách kết bài.

- HS theo dõi và bổ sung. - 3 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.

24’

2’

thêm.

3. Luyện tập:

Bài 1:Sau đây là những cách kết bài của truyện Rùa và Thỏ. Em hãy cho biết đó là cách kết bài theo kiểu nào?

- Câu a: Kết bài không mở rộng, chỉ cho kết cục của câu chuyện.

- Câu b, c, d, đ: Kết bài mở rộng, sau khi cho biết kết cục có lời bình luận thêm về câu chuyện.

Bài 2: Tìm phần kết bài của các truyện “Một

người chính trực”, “Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca”. Cho biết đó là những kết bài theo

cách nào?.

- Kết bài của truyện “Một người chính trực”:

Tô Hiến Thành tâu: “Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì tôi xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, tôi xin cử Trần Trung Tá”.  Kết bài không mở rộng.

- Kết bài của truyện “Nỗi dằn vặt của An-

đrây ca"  Kết bài không mở rộng.

Bài 3: Viết lại kết bài của truyện “Một người

chính trực” hoặc“Nỗi dằn vặt của An- đrây

ca" theo lối mở rộng.

VD:- Tô Hiến Thành quả là người khẳng khái, chính trực hiếm có. Những người như ông làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp lên.

- Câu chuyện giúp em hiểu rõ hơn về một người chính trực: Người chính trực làm gì cũng theo lẽ phải, không hành động vì tình riêng. Họ luôn đặt quyền lợi của nước nhà lên trên hết.

C. Củng cố - Dặn dò:

? Có mấy cách kết bài một bài văn kể chuyện? Nói rõ mỗi cách đó?

- Cả lớp đọc thầm. - GV ghi bảng. * Phương pháp luyện tập, thực hành. - GV treo bảng phụ có ghi các cách kết bài.

- 5 HS nối tiếp nhau đọc các cách kết bài của truyện. - HS làm việc nhóm. - Đại diện nhóm trả lời. - GV kết luận.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Cả lớp tìm kết bài của 2 truyện.

- HS đọc đoạn kết và trả lời câu hỏi.

- HS nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu của bài. - HS làm việc cá nhân.( Viết ra nháp)

- HS đọc bài làm của mình. - Cả lớp nhận xét.

- GV đánh giá.

- HS trả lời câu hỏi- Gv nhận xét tiết học

*********************************************

Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU TÍNH TỪ

(Tiếp)

Một phần của tài liệu giao an lop 4 tuan 9 den tuan 12 (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w