- Thị trường đồ mộc xuất khẩu:
2.3.1. Khái quát về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung
2.3.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
Từ năm 2000 đến nay, cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã hình thành theo hướng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp.
Bảng 2.3: Cơ cấu GDP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kì 2000 - 2010 Đơn vị: %
2000 2005 2006 2007 2008 2010
Tổng số 100 100 100 100 100 100
Nông nghiệp 2,7 2,07 1,91 2,16 4,51 6,29
Công nghiệp – xây dựng 86,9 90,45 91,16 90,04 89,15 83,47
Dịch vụ 10,4 7,48 6,93 7,8 6,34 10,24
Nguồn: Niên giám thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu [6] - Tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu GDP trong thời gian qua biến động rất khác nhau. Giai đoạn 2000 - 2006, mức đóng góp của ngành này tăng gần 1%/năm, chiếm trên 90% GDP. Tuy nhiên, từ năm 2007 đến nay, giảm xuống còn 83,47% - năm 2010, giảm 7,69 % so với năm 2006. Mặc dù vậy, đây vẫn là ngành kinh tế chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP, tiếp tục phát huy được lợi thế, phục vụ đắc lực cho SXNN, công nghiệp hóa nông thôn, giải quyết lao động dôi dư trong nông nghiệp và nâng cao thu nhập cho người dân.
- Từ năm 2000 đến 2010, tỉ trọng ngành dịch vụ giảm chậm từ 10,4% - năm 2000 xuống 6,93% - năm 2006 và tăng lên 7,8% - năm 2007. Mức đóng góp năm
2008 chỉ đạt 6,34%, giảm 1,46% so với năm 2007. Năm 2010, tỉ trọng của ngành này lại tăng khá nhanh, chiếm 10,24 % GDP. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2001 - 2005 là 4,2%/năm và tăng trên 7%/năm trong giai đoạn 2005 - 2010, tuy nhiên sự phát triển này là chưa ổn định và tỉ trọng còn thấp [41].
- Trong cơ cấu GDP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thì nông nghiệp là khu vực kinh tế luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất. Giai đoạn 2000 – 2006, tỉ trọng của ngành giảm liên tục từ 2,7% xuống còn 1,91%. Từ năm 2007 đến nay, mức đóng góp tăng mạnh trở lại, chiếm 6,29% - năm 2010 (tăng 4,38% so với năm 2006). Điều đó gián tiếp cho thấy, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã và đang tác động trực tiếp vào nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng, làm cho sản xuất công nghiệp và dịch vụ giảm sút và tất yếu xét về ngắn hạn, ngành nông nghiệp có vị trí, vai trò tăng lên. Tốc độ tăng trưởng của ngành này đã tăng từ 10,2%/năm (giai đoạn 2001 - 2005) lên 12,0%/năm (giai đoạn 2005 - 2010), mức tăng trưởng trung bình trong thời kì 2001 - 2010 là 10,0%/năm (Phụ lục 2.3). Kết quả đó được coi như là một giải pháp cho nền kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong và ngay sau cuộc khủng khoảng kinh tế. Song, xét về dài hạn, xu hướng chuyển dịch CCKT này là một xu hướng tiêu cực, ảnh hưởng đến phát triển bền vững nền kinh tế.
2.3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế
Từ chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong những năm qua, cơ cấu thành phần kinh tế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chuyển dịch theo hướng phát huy được lợi thế, tiềm năng của các thành phần kinh tế. Quy mô GTSX của các thành phần kinh tế đều tăng qua các năm.
Tỉ trọng của kinh tế nhà nước liên tục tăng từ 22,5% năm 2006 lên 36% - năm 2010 (đạt 99.262.286 triệu đồng). Mặc dù không phải là thành phần kinh tế chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP nhưng đây vẫn là thành phần giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc dân.
Bảng 2.4: Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất phân theo thành phần kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Hạng mục 2006 2007 2008 2010
Tổng số (triệu đồng) 193.408.422 200.309.835 267.120.968 275.761.520
Kinh tế nhà nước 43.510.913 44.478.889 70.834.684 99.262.286 Kinh tế ngoài nhà nước 12.424.175 17.843.137 30.479.958 49.135.056 + Kinh tế tập thể 189.349 161.581 239.956 352.156 + Kinh tế tư nhân 5.356.089 9.766.909 15.808.940 29.151.753 + Kinh tế cá thể 6.878.737 7.914.647 14.431.053 19.631.147 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 137.473.334 137.987.909 165.806.326 127.364.178
Cơ cấu (%) 100 100 100 100
Kinh tế nhà nước 22,5 22,21 26,52 36,0
Kinh tế ngoài nhà nước 6,42 8,91 11,41 17,8
+ Kinh tế tập thể 0,1 0,08 0,09 0,1
+ Kinh tế tư nhân 2,77 4,88 5,92 10,5
+ Kinh tế cá thể 3,56 3,95 5,4 7,2
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 71,08 68,89 62,07 46,2
Nguồn: Niên giám thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu 2006, 2007, 2008, 2010 [6]
Trong quá trình chuyển dịch, khu vực kinh tế ngoài nhà nước đang dần khẳng định vai trò ngày càng cao của mình với xu hướng tăng cả về số lượng tuyệt đối và tỉ trọng trong cơ cấu GDP. Năm 2006, tỉ trọng của khu vực này chỉ chiếm 6,42% nhưng đến năm 2010 chiếm 17,8% GDP - đạt 49.135.056 triệu đồng. Trong đó, tỉ trọng của thành phần kinh tế tập thể ít biến động trong giai đoạn 2006 - 2009. Cũng trong thời gian này, chỉ có tỉ trọng của thành phần kinh tế tư nhân và cá thể là liên tục tăng, nhất là thành phần kinh tế tư nhân: năm 2006 là 2,77%, năm 2010 đã tăng lên 10,5%.
Tỉ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong cơ cấu GDP dù giảm chậm từ 71,08% - năm 2006 xuống còn 46,2% - năm 2010, song đây vẫn là thành phần kinh tế chiếm tỉ trọng lớn nhất và có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển KT – XH của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chính sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng.
2.3.1.3. Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ
Cùng với quá trình chuyển dịch CCKT ngành và cơ cấu thành phần kinh tế, CCKT theo lãnh thổ của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng chuyển dịch theo hướng tích cực, tạo điều kiện khai thác ngày càng tốt hơn những thế mạnh, tiềm năng của từng vùng, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, thực hiện xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của cư dân địa phương.
Trên địa bàn tỉnh đã và đang hình thành 7 khu công nghiệp, khu công nghệ cao tại thị xã Bà Rịa, một số cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở sử dụng hợp lí tài nguyên, lao động và đảm bảo yêu cầu về môi trường như cụm công nghiệp bảo quản và chế biến nông sản ở huyện Xuyên Mộc, Châu Đức, Tân Thành, thị xã Bà Rịa.
Trong ngành nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất quy mô lớn, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc; trong đó Châu Đức là huyện có vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, với diện tích tăng bình quân 45,76%/năm. Bên cạnh đó cũng đã hình thành một số vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản có đóng góp tích cực vào giá trị gia tăng chung trong toàn tỉnh, bước đầu gắn với việc giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái.
2.3.1.4. Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong thời gian 10 năm trở lại đây, CCKT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH cũng như hội nhập kinh tế quốc tế:
- Cơ cấu ngành kinh tế hợp lí, khu vực công nghiệp - xây dựng luôn chiếm tỉ trọng cao nhất, tỉ trọng ngành dịch vụ có xu hướng tăng, tỉ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP thấp nhất. Giá trị tăng thêm của các ngành nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ không ngừng gia tăng, phù hợp với tiến trình phát triển của nền kinh tế đất nước.
- Cơ cấu thành phần kinh tế phát triển đã thể hiện được vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế. Khu vực kinh tế nhà nước với vị trí chủ đạo đã dẫn dắt, thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế khác. Khu vực kinh tế tư nhân được khuyến khích đầu tư, phát triển. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vẫn luôn là thành phần kinh tế chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu nền kinh tế, có đóng góp rất lớn trong sự phát triển KT - XH của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- CCKT theo lãnh thổ cũng chuyển biến tích cực. Trên lãnh thổ của tỉnh đã và đang quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, vùng chuyên canh, mở rộng diện tích những cây trồng chủ lực và các vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản.
Những kết quả chuyển dịch trên có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và thực hiện mục tiêu, chiến lược phát triển theo hướng bền vững.
Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch CCKT của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời gian qua vẫn còn có những hạn chế như:
Thứ nhất: CCKT ngành chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển cũng như mục tiêu đề ra, ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
Thứ hai: Cơ cấu thành phần kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của từng thành phần kinh tế, chưa có sự gắn kết chặt chẽ, hữu cơ giữa các thành phần kinh tế. Do đó, chưa tạo thành sức mạnh thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, phát triển một cách thực sự bền vững.
Thứ ba: Cơ cấu lãnh thổ chưa khai thác hết lợi thế, tiềm năng để phát triển KT - XH, chưa tạo được sự liên kết, gắn bó chặt chẽ giữa các vùng, dẫn đến sản phẩm sản xuất ra chất lượng không cao, khó tiêu thụ, gây lãng phí nguồn lực đầu tư.
Thứ tư: Cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần và cơ cấu lãnh thổ chuyển dịch còn chậm dẫn đến cơ cấu lao động cũng ít chuyển biến. Hiện nay, tỉ lệ lao động trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ khá cao (trên 40%) nhưng ở khu vực nông thôn, một số nơi lại xảy ra tình trạng thiếu lao động, nhất là vào mùa thu hoạch. Đây là áp
lực rất lớn trong quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở địa phương theo hướng bền vững.