- Thị trường đồ mộc xuất khẩu:
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH BÀ RỊA VŨNG
3.1.1.1. Đường lối và các chính sách phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà nước
Nhà nước
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ ra phải phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn; nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa; gắn sản xuất với chế biến và thị trường, mở rộng xuất khẩu; đẩy mạnh cơ giới hóa, bố trí lại CCCTVN; áp dụng công nghệ hiện đại (nhất là công nghệ sinh học), xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng.
Trong Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn thời kì 2011 – 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã chỉ rõ:
- Cơ cấu SXNN phải chuyển đổi theo nhu cầu thị trường và phát huy lợi thế của từng vùng sinh thái; gắn với CNH, HĐH đất nước; ứng dụng nhanh thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến nhằm tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh; đảm bảo môi trường SXNN và nông thôn trong sạch; tài nguyên sinh học đa dạng, giảm thiểu rủi ro do bệnh dịch, thiên tai và quá trình BĐKH gây ra; gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông
nghiệp và nông thôn; phát triển nguồn nhân lực, tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho nông dân.
- Một số mục tiêu cụ thể về phát triển nông nghiệp cả nước trong thời kì 2011 - 2020 như sau:
+ Giai đoạn 2011 - 2015: tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ổn định 3,3 - 3,8%/năm, tạo chuyển biến rõ rệt về mở rộng sản xuất bình quân của hộ và ứng dụng khoa học công nghệ, tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực, hình thành kết cấu hạ tầng cơ bản phục vụ hiệu quả SXNN.
+ Giai đoạn 2016 - 2020: đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ở mức bình quân 3,5 - 4%/năm, hình thành một số ngành sản xuất kinh doanh mũi nhọn của Việt Nam trên thị trường quốc tế; chuyển phần lớn lao động nông thôn ra khỏi nông nghiệp, lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn lên 2,5 lần so với hiện nay; phát triển lâm nghiệp tăng độ che phủ rừng lên 43 – 45% bảo vệ đa dạng sinh học; đảm bảo đánh bắt thủy sản nội địa và gần bờ trong khả năng tái tạo và phát triển; khắc phục tình trạng ô nhiễm trong SXNN, khắc phục và giảm thiểu thiệt hại thiên tai, dịch bệnh và các tác động xấu của BĐKH.