CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 48 - 53)

NÔNG NGHIỆP TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

2.1.1. Khái quát về vị trí địa lí và các điều kiện tự nhiên

Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ ra biển của các tỉnh trong khu vực Đông Nam Bộ. Vị trí này cho phép Bà Rịa – Vũng Tàu hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế.

Tổng diện tích tự nhiên là 1.988,65 kmP

2

P

, Bà Rịa – Vũng Tàu là một bộ phận của miền đất cao Đông Nam Bộ, địa hình tương đối bằng phẳng, mang đặc trưng của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng ẩm quanh năm. Do tỉnh chịu tác động trực tiếp của biển Đông nên khí hậu ôn hòa hơn những tỉnh khác trong vùng, vì thế khá thuận lợi cho sự phát triển của ngành nông nghiệp.

Mặc dù không có nhiều sông lớn chảy qua tỉnh nhưng tổng nguồn nước mặt của Bà Rịa – Vũng Tàu khá phong phú bởi 156 km đường biển và 30 km giáp sông lớn, tạo điều kiện để phát triển ngành du lịch và đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản. Song sự phân bố không đều và chất lượng nước không cao đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động SXNN.

Tài nguyên đất của tỉnh đa dạng về chủng loại, với 9 nhóm đất chính trong đó nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất (hơn 40% diện tích tự nhiên), rất thích hợp để hình thành nên những vùng chuyên canh cây công nghiệp. Bà Rịa – Vũng Tàu còn có hệ động, thực vật khá phong phú, mang đặc trưng cơ bản của rừng mưa ẩm nhiệt đới gió mùa trong hệ sinh thái của miền Đông Nam Bộ, tập trung ở khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, Vườn quốc gia Côn Đảo.

Ngoài ra, vùng biển cũng rất phong phú về nguồn hải sản với hàng trăm loài cá, tôm, cua, rong biển… Dầu mỏ và khí tự nhiên ở thềm lục địa là khoáng sản có ý nghĩa kinh tế đặc biệt quan trọng đối với tỉnh, với khả năng khai thác hàng chục triệu tấn và hàng trăm tỉ mP

3

2.1.2. Khái quát về kinh tế - xã hội

Năm 2010, toàn tỉnh có 1.011.971 người, tốc độ gia tăng dân số trong những năm gần đây đã giảm nhiều (0,97%). Đây là nguồn lực đáp ứng lao động cho các ngành kinh tế của tỉnh nhưng đồng thời cũng tạo áp lực lớn về giải quyết việc làm.

Mật độ dân số năm 2010 là 509 người/kmP

2P P , trong đó cao nhất là thành phố Vũng Tàu (2.005 người/kmP 2 P

). Dân cư phân bố không đều giữa các huyện, giữa thành thị và nông thôn. Do quá trình đô thị hóa nhanh nên tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng nhanh (49,8% - năm 2010).

Bà Rịa – Vũng Tàu có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao gấp 2 lần tốc độ tăng bình quân cả nước, đứng thứ hai về quy mô GDP theo giá thực tế (150.966 tỉ đồng – năm 2010), đứng thứ nhất về GDP bình quân đầu người trong 63 tỉnh thành phố ở nước ta.

Cơ cấu ngành của Bà Rịa – Vũng Tàu với ưu thế là công nghiệp, dịch vụ, là tỉnh có tỉ trọng công nghiệp – xây dựng cao nhất cả nước (83,47% - năm 2010).

Các ngành kinh tế có lợi thế phát triển là kinh tế biển và dịch vụ. Trong đó, ngành công nghiệp – xây dựng có tốc độ tăng trưởng GDP thời kì 2001 - 2010 đạt 3,5%/năm; ngành dịch vụ khoảng 5,67%/năm; khu vực nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất, đạt 11,2%/năm, chiếm 6,29% GDP - năm 2010.

Kinh tế Bà Rịa – Vũng Tàu đã và đang hình thành những ngành sản phẩm chủ lực của kinh tế biển với các ngành công nghiệp dầu khí, năng lượng, chế biến thủy sản, kinh tế dịch vụ, cảng biển, du lịch.

2.2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU NÔNG NGHIỆP TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

2.2.1. Các nhân tố tự nhiên

2.2.1.1. Vị trí địa lí

Bà Rịa – Vũng Tàu nằm ở phía Đông vùng Đông Nam Bộ, là một tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Lãnh thổ trải dài từ 10P

o P 20’ đến 10P o P 45’ vĩ độ Bắc và 107P o P đến 107P o P

cách Vũng Tàu 185 km, có tọa độ 8P o P 30’ vĩ độ Bắc và 106P o P

03’ kinh độ Đông. Toàn tỉnh có 1 thành phố (Vũng Tàu), 1 thị xã (Bà Rịa) và 6 huyện với 7 thị trấn, 24 phường và 51 xã (Bản đồ 1). Bà Rịa – Vũng Tàu giáp tỉnh Đồng Nai ở phía Bắc, phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh và hơn 156 km đường biển ở phía Nam (không kể Côn Đảo).

Với vị trí địa lí là cửa ngõ hướng ra biển Đông, đầu cầu quan trọng nhất của vùng Đông Nam Bộ và cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đây là điều kiện thuận lợi để nông nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nhất là những nông sản tươi sống, chất lượng cao. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các tỉnh Đông Nam Bộ còn là nơi tập trung số lượng lớn các cơ sở công nghiệp chế biến mà nguyên liệu chính là nông, lâm sản; cũng là nơi có nhiều tiềm lực về khoa học, công nghệ thu hút đầu tư về vốn, kĩ thuật và công nghệ từ nước ngoài, từ những trung tâm kinh tế lớn của các vùng lân cận vào phát triển SXNN hàng hóa. Điều kiện này không chỉ thuận lợi đối với yếu tố đầu ra cho SXNN (gắn SXNN với công nghiệp chế biến nông sản) mà còn là điều kiện thuận lợi để giảm chi phí đầu vào như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống, thức ăn gia súc…

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì vị trí địa lí này cũng có những khó khăn nhất định. Đó là sự cạnh tranh gay gắt với các tỉnh lân cận có nền kinh tế phát triển nhanh và mạnh như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương trong các lĩnh vực: thu hút nguồn vốn đầu tư, nguồn lao động có trình độ kĩ thuật cao, thị trường…

Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh ven biển được đánh giá sẽ chịu tác động nặng nề của BĐKH và nước biển dâng. Thực tế trên 10 năm qua Bà Rịa – Vũng Tàu đã chịu tác động khá rõ của BĐKH với hai cơn bão lớn kế tiếp (tháng 11/1997 và tháng 12/2006) gây thiệt hại đáng kể, mà theo thống kê trước đây, trung bình gần 100 năm Bà Rịa – Vũng Tàu mới có một cơn bão lớn. Do vậy, đây sẽ là nhân tố tác động khá mạnh đến hoạt động SXNN tại địa phương.

Bản đồ 1: (C ) V ũ T hị K huyê n, 2011

2.2.1.2. Địa hình

Bà Rịa – Vũng Tàu là một bộ phận của miền đất cao Đông Nam Bộ, địa hình tương đối bằng phẳng, độ chia cắt không mạnh và thấp dần từ Bắc xuống Nam, gồm 3 dạng địa hình chính: đồi núi thấp, bậc thềm phù sa cổ và đồng bằng ven biển.

- Miền đồi núi thấp là bộ phận cuối cùng của miền núi và cao nguyên đất đỏ thuộc Đông Nam Bộ, có độ cao từ 100 – 300m, chủ yếu là những dải đồi thấp, lượn sóng tương đối rộng, rải rác là những khối núi hoa cương (granit) như núi Thị Vải (467m), núi Dinh (504m), núi Bảo Quan (516m), núi Mây Tào (704m). Miền đồi núi này tập trung ở phía Bắc các huyện Tân Thành, Châu Đức và Xuyên Mộc.

Riêng ở Côn Đảo, địa hình chủ yếu là đồi núi, đỉnh cao nhất là đỉnh Lớn (690m), các đỉnh khác có độ cao 400 – 500m, diện tích đồng bằng nhỏ, tập trung ở phía Đông Nam của đảo.

- Dải bậc thềm phù sa cổ ở phía Nam miền đồi núi thấp, kéo dài từ phía Tây huyện Tân Thành đến phía Đông huyện Xuyên Mộc, tiêu biểu ở đây là các dạng đồi lượn sóng thoải và rộng, khá bằng phẳng, độ cao dao động từ 50 – 100 m, được cấu tạo bởi phù sa cổ.

- Vùng đồng bằng ven biển có độ cao dưới 50 m, chạy dọc theo bờ biển phía Nam, phổ biến là các đồng bằng, bãi cát, cồn cát, đầm lầy,… được thành tạo dưới tác động của sông và biển. Ở một số nơi nổi lên những ngọn núi hoa cương như: núi Lớn (245m) và núi Nhỏ (136m) ở Vũng Tàu, núi Châu Viên (338m) ở Đất Đỏ.

Hiện nay, địa mạo vùng bờ biển của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang phải đối mặt với tình trạng bị thay đổi, trong đó xói lở có xu hướng mạnh và nhanh hơn. Biến động bất thường của biển gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với vùng ven bờ, bồi lấp luồng lạch các cửa sông, ven biển của tỉnh từ khu vực mũi Nghinh Phong (thành phố Vũng Tàu) đến khu vực Bình Châu (huyện Xuyên Mộc). Theo phân tích của các nhà khoa học, đến năm 2050, nước biển sẽ có thể dâng cao thêm 33cm [10], có nghĩa là một phần lớn dải đất thấp ven bờ phía Đông như: khu vực cửa Lấp, Phước Tỉnh và Lộc An có nguy cơ bị sóng phá hủy. Khi đó, ngành

nuôi trồng thủy sản, nghề đánh bắt ven bờ, các công trình xây dựng và dân cư sinh sống ven bờ sẽ bị tác động rất lớn.

2.2.1.3. Khí hậu

Bà Rịa – Vũng Tàu có khí hậu mang tính chất nhiệt đới, cận xích đạo, gió mùa, nóng ẩm quanh năm nhưng ôn hòa hơn những địa phương khác trong vùng Đông Nam Bộ do ảnh hưởng trực tiếp của Biển Đông.

Nhiệt độ trung bình cao đều trong năm, dao động từ 25,8 – 26,3P

o

P

C, số giờ nắng nhiều (trung bình từ 2.580 – 2.610 giờ/năm, riêng các tháng mùa khô, số giờ nắng từ 226 – 277 giờ/tháng). Lượng bức xạ cao và ổn định (390 – 521 cal/cmP

2

P

/ngày). Tổng nhiệt hoạt động trung bình năm lớn từ 9.500 – 10.000P

o

P

C. Các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng và lượng bức xạ cao là những điều kiện thích hợp cho phát triển các cây trồng có hệ số quang hợp cao, cho năng suất sinh học cao như: cỏ trồng, bắp, điều cao sản, cây lâm nghiệp nhiệt đới (tràm lai…), thuận lợi cho việc tăng năng suất và chất lượng muối. 0 50 100 150 200 250

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)