Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 128 - 129)

- Thị trường đồ mộc xuất khẩu:

3.1.3.2.Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành phần kinh tế

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH BÀ RỊA VŨNG

3.1.3.2.Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành phần kinh tế

phần kinh tế

Trong những năm qua, chương trình đổi mới các loại hình tổ chức sản xuất trong ngành nông nghiệp được tỉnh coi trọng trong chỉ đạo thực hiện, do đó đã có những tác động tích cực đến SXNN.

Định hướng chuyển dịch CCKT theo thành phần kinh tế đến năm 2020 là tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước để thành phần kinh tế này thực hiện tốt vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế. Đẩy mạnh phát triển thành phần kinh tế ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài, góp phần thúc đẩy quá trình CNH, HĐH, tiếp thu tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong đó tập trung đổi mới 4 loại hình tổ chức sản xuất sau:

- Kinh tế trang trại: trên thực tế kinh tế trang trại là loại hình tổ chức sản xuất có nhiều ưu điểm, phù hợp với nền sản xuất hàng hóa và cũng là quy luật tất yếu trong quá trình hình thành và phát triển. Do vậy, khuyến khích hỗ trợ kinh tế trang trại phát triển bền vững được xem là nội dung quan trọng trong đổi mới loại hình tổ chức SXNN và đây được xem là mô hình tổ chức sản xuất quan trọng nhất trong thời kì 2011 – 2020.

- Kinh tế hộ: kinh tế hộ nông dân ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung và ở các địa phương có tiến hành xây dựng các khu công nghiệp và đô thị (Tân Thành, thị xã Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu) giảm đáng kể về số lượng và quy mô sản xuất do chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, hộ nông dân giảm nhưng kinh tế nông hộ sản xuất hàng hóa vẫn tiếp tục tồn

tại, do đó buộc phải chuyển đổi phương thức canh tác đi liền với áp dụng kĩ thuật và công nghệ mới tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng cao đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, vận dụng mô hình canh tác nông nghiệp ít đất, nông nghiệp sinh thái đô thị, kinh tế vườn. Đồng thời kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hóa cần phải liên kết các hộ thành các câu lạc bộ, các tổ chức kinh tế hợp tác hoặc hợp tác hóa.

- Hợp tác xã: đây là loại hình tổ chức sản xuất được khuyến khích phát triển bởi tính ưu việt một khi được thành lập đảm bảo các nguyên tắc và hoạt động đúng mục đích. Song thực tế phần lớn các hợp tác xã hoạt động chưa hiệu quả, do đó cần có biện pháp củng cố, hỗ trợ các hợp tác xã yếu kém, xây dựng hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới đối với một số ngành hàng: rau an toàn, quả đặc sản, hồ tiêu sạch được sản xuất theo tiêu chuẩn Viet GAP, Global GAP… Đồng thời tạo môi trường sản xuất thuận lợi để hợp tác xã mở rộng liên kết sản xuất – kinh doanh, nhất là liên kết giữa sản xuất với các nhà phân phối – tiêu thụ nông sản thực phẩm tươi sống (rau quả, hồ tiêu, thịt, trứng, cá, tôm…).

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 128 - 129)