Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 79 - 90)

- Thị trường đồ mộc xuất khẩu:

2.3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành

a) Chuyển dịch CCKT chung

CCKT khu vực nông – lâm – thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong 10 năm qua chuyển dịch tích cực, gắn với nhu cầu của thị trường, theo xu hướng: tăng tỉ trọng ngành thủy sản; giảm tỉ trọng nông nghiệp; lâm nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng lại có xu hướng giảm. Năm 2001, tỉ trọng các ngành nông – lâm – thủy sản tương ứng là 54,4% - 1,4% - 44,2% thì đến năm 2010 là: 47,5% - 1,0% - 51,5%. 2001 1,4% 44,2% 54,4% 2010 1,0% 51,5% 47,5%

Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu GTSX nông nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2001 và 2010

Đối với toàn khu vực I, bắt đầu từ năm 2007 lĩnh vực thủy sản đã vượt qua nông nghiệp để đứng đầu trong khu vực I; đến năm 2010, tỉ trọng lĩnh vực thủy sản là 51,5%, tăng 7,3% so với năm 2001, kế đến là lĩnh vực nông nghiệp 47,5%, giảm 6,9% so với năm 2001 và nhỏ nhất vẫn là lĩnh vực lâm nghiệp chỉ chiếm 1%, giảm 0,4% so với năm 2001.

Sự chuyển dịch CCKT ngành nông nghiệp còn thể hiện ở vấn đề giải quyết lao động và việc làm trong các ngành. Lao động trong ngành nông – lâm – thủy sản có xu thế giảm 5,5%/năm. Lao động nông – lâm nghiệp giảm nhanh, năm 2005: 192.159 người (chiếm 44,3%) đến năm 2010 còn 137.937 người (chiếm 31,8% so với tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế), giảm 54.222 người. Lao động trong ngành thủy sản cũng giảm hơn 3.000 người trong giai đoạn 2005 – 2010 và hiện chiếm 8,6% tổng số lao động.

Đây là một xu hướng tốt nhằm phấn đấu đạt tiêu chí giảm tỉ lệ lao động nông – lâm – thủy sản <20%. Tuy nhiên, một điều đáng lo ngại là những lao động giảm trong nông nghiệp thường là lao động trẻ nên lao động còn lại trong nông nghiệp đã ít lại đang có xu thế “già hóa” và thiếu lao động chất lượng cao.

Bảng 2.5: Lao động và cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Hạng mục 2005 2010 Số lao động (người) Tỉ lệ (%) Số lao động (người) Tỉ lệ (%) Tổng số 433.519 100 433.897 100

+ Nông – lâm nghiệp 192.159 44,3 137.937 31,8

+ Thủy sản 40.450 9,3 37.198 8,6

Nguồn: Niên giám thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu, 2005, 2010 [6] b) Chuyển dịch CCKT trong nội bộ ngành nông nghiệp

Cơ cấu các lĩnh vực trong nội bộ ngành nông nghiệp đang có sự chuyển biến khá rõ nét; nếu năm 2001, tỉ trọng các lĩnh vực trồng trọt – chăn nuôi – dịch vụ nông nghiệp là: 82,9% - 17% - 0,1% thì đến năm 2010 là: 71% - 28,92% - 0,08% (trồng trọt giảm: 11,9%; chăn nuôi tăng: 11,92%).

Bảng 2.6: Chuyển dịch CCKT nội bộ ngành nông nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thời kỳ 2001-2010 Nông nghiệp Trong đó Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ Cơ cấu (%) 2001 2005 2010 100 100 100 82,9 80,61 71,0 17,0 19,3 28,92 0,1 0,09 0,08

Tỉ lệ chuyển dịch cơ cấu (%) - - 11,9 + 11,92 - 0,02

Tốc độ tăng trưởng trung bình (%/năm) 2001 - 2005 2005 - 2010 2001 - 2010 8,7 4,8 6,5 7,9 2,2 4,7 12,3 13,6 13,0 - 3,4 21,5 9,7

Nguồn: Tính toán của tác giả từ Niên giám thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu 2001, 2005, 2010 [6]

Trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, tỉ trọng giá trị ngành trồng trọt luôn giữ vai trò then chốt (chiếm 71% GTSX – năm 2010), ngành chăn nuôi đã có bước phát triển khá nhưng vẫn chiếm tỉ trọng khiêm tốn – 28,92%, làm cho quan hệ giữa trồng trọt và chăn nuôi ở trạng thái mất cân đối, tỉ trọng ngành trồng trọt cao và kéo dài là biểu hiện đặc trưng của nền nông nghiệp độc canh.

Chênh lệch GTSX giữa trồng trọt và chăn nuôi năm 2001 là 4,9 lần, năm 2005 là 4,2 lần và năm 2010 giảm xuống còn 2,5 lần. Mặc dù, ngành chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng cao gấp 2,8 lần so với ngành trồng trọt (thời kì 2001 - 2010), nhưng ngành chăn nuôi có xuất phát điểm thấp nên đến nay đây vẫn là ngành chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Thời kì 2001 – 2010, dịch vụ nông nghiệp tăng 9,7%/năm nhưng do quy mô của dịch vụ không lớn nên giá trị thực tế còn nhỏ, tỉ trọng của ngành năm 2010 chỉ chiếm 0,08% (giảm 0,02% so với năm 2001).

Tóm lại, chuyển dịch cơ cấu GTSX nội bộ ngành nông nghiệp là đúng hướng, phù hợp với xu thế phát triển nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế nhất là sản xuất các sản phẩm hàng hóa chủ lực phù hợp với nền kinh tế thị trường ở Bà Rịa – Vũng Tàu.

 UTrong ngành trồng trọt:

Trồng trọt là lĩnh vực sản xuất chính trong nông nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (chiếm trên 70% GTSX ngành nông nghiệp), tạo ra nguồn thu nhập chính cho hơn 60% số hộ nông nghiệp, sử dụng nhiều tài nguyên đất, nước và lao động… đồng thời còn góp phần đảm bảo độ che phủ, cân bằng sinh thái. Cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh đang từng bước giảm bớt tính độc canh chuyển dần sang đa canh, thâm canh theo hướng sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Bảng 2.7: Hiệu quả kinh tế một số loại cây trồng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Đơn vị tính: nghìn đồng

Cây trồng Chi phí sản xuất/ha Doanh thu/ha Thu nhập/ha

Chuyên trồng hoa 165.783 298.409 192.476

Chuyên rau 75.356 130.000 94.544

Cao su 26.088 63.000 49.862

Hồ tiêu 56.933 78.750 49.117

Cà phê 38.337 53.500 28.113

Cây ăn quả 24.551 39.240 23.789

Lúa 22.630 32.400 18.450

Chuyên màu 19.690 27.750 17.090

Điều 10.070 19.550 15.430

Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2010 [40] Những cây trồng có giá trị và hiệu quả kinh tế cao dựa vào thu nhập/ha là hoa, cây cảnh, rau an toàn, cây ăn quả, cao su, hồ tiêu (Bảng 2.7). Đây cũng là đối

tượng phù hợp với nền nông nghiệp đô thị, ứng dụng công nghệ cao để đáp ứng được nhu cầu và có sức cạnh tranh cao trên thị trường.

Những cây trồng có giá trị và hiệu quả thấp là điều, chuyên màu các loại, đất trồng 1 - 2 vụ lúa… là những đối tượng sẽ chuyển đổi sang các cơ cấu cây trồng khác hiệu quả hơn và phù hợp hơn.

Về tốc độ tăng trưởng: Thời kì 2001 - 2010, cây ăn quả có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất - 12,6%/năm, tiếp theo là rau đậu - 2,4%, cây công nghiệp lâu năm - 1,3%, cây lương thực có tốc độ tăng trưởng - 0,9%, còn cây công nghiệp hàng năm có tốc độ tăng trưởng trung bình thấp nhất, chỉ đạt 0,7%/năm.

Về cơ cấu: tỉ trọng GTSX các cây trồng đều giảm trừ cây ăn quả. Năm 2010, tỉ trọng cây lương thực (chủ yếu là lúa) chiếm 17,7%, giảm 7% so với năm 2001. Rau đậu giảm 2,8% (từ 14,9% giảm xuống 12,1%). Cây công nghiệp hàng năm giảm 0,5% (từ 1,6% xuống 1,1%). Cây công nghiệp lâu năm giảm nhiều nhất 12,4% (từ 48,4% giảm còn 36,0%). Tỉ trọng cây ăn quả năm 2010 tăng 9,6% so với năm 2001, chiếm 19,9% (Bảng 2.8).

Bảng 2.8: Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thời kì 2001 - 2010 Đơn vị tính: % Hạng mục lương Cây thực Rau đậu Cây công nghiệp hàng năm Cây công nghiệp lâu năm Cây ăn quả Cơ cấu: - Năm 2001 24,7 14,9 1,6 48,4 10,3 - Năm 2005 17,6 16,5 2,7 46,3 16,7 - Năm 2010 17,7 12,1 1,1 36,0 19,9 Tỉ lệ chuyển dịch CCKT (2001 - 2010) (%) - 7,0 - 2,8 - 0,5 - 12,4 9,6 Tốc độ tăng trưởng trung bình (%/năm) 0,9 2,4 0,7 1,3 12,6

Nguồn: Tính toán của tác giả từ Niên giám thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu 2001, 2005, 2010 [6]

Tỉ trọng cây công nghiệp giảm mạnh làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng công nghiệp chế biến, song đây vẫn là nhóm cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành trồng trọt. Tỉ trọng GTSX cây ăn quả tăng khá nhưng tính cạnh tranh còn thấp, đây là yếu tố hạn chế khi muốn phát triển cây ăn quả theo hướng xuất khẩu.

Việc đa dạng hóa cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa góp phần khai thác hiệu quả các tiềm năng, trước hết là đất đai, khí hậu và nhiều yếu tố khác trên các vùng của tỉnh.

- Cây lương thực:

+ Lúa: Ở Bà Rịa - Vũng Tàu, cây lương thực chính là cây lúa. Năm 2001, lúa chiếm tỉ trọng 55,9% GTSX và 50,6% diện tích gieo trồng cây lương thực, đến năm 2007 tỉ trọng đó tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao (49,7% và 45,5%).

2001 50,6% 49,4% 2010 44,8% 55,2% Lúa Màu

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu diện tích cây lương thực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Sản xuất lúa ở tỉnh đã tăng nhanh và ổn định cả về sản lượng và năng suất, mặc dù diện tích canh tác đã không ngừng giảm. Trong thời kì 2001 – 2010, diện tích lúa giảm bình quân 500 ha/năm, từ 27.383 ha xuống 22.352 ha. Trong khi đó, tỉ lệ diện tích lúa trong cơ cấu diện tích cây lương thực lại tăng 4,6% (Biểu đồ 2.3), sản lượng tăng từ 82.707 tấn lên 84.478 tấn (tăng 1.771 tấn), năng suất lúa cũng tăng từ 30,1 tạ/ha lên 37,79 tạ/ha. Tuy nhiên năng suất lúa của Bà Rịa – Vũng Tàu

vẫn thấp hơn so với bình quân cả nước (52,3 tạ/ha) và là tỉnh có năng suất lúa xếp thứ 57/63 tỉnh thành phố cả nước, hệ số quay vòng đất lúa 1,42 lần.

Diện tích lúa giảm là một hướng chuyển đúng đắn và kịp thời nhằm sử dụng tốt các lợi thế, tăng giá trị sản phẩm, song chuyển dịch còn chậm, bởi lúa là cây sản xuất kém hiệu quả và sử dụng nhiều nước nhất ở Bà Rịa – Vũng Tàu, trong khi năng suất và giá trị là thấp hơn những cây trồng khác. Năm 2007, bình quân/ha có GTSX là 5,6 triệu đồng/năm lại sử dụng nước rất tốn kém (8.000 – 10.000 mP

3

Pnước) trong khi nước là tài nguyên vô cùng quý hiếm đối với tỉnh.

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn thể hiện ở chuyển đổi cơ cấu mùa vụ sản xuất lúa ở Bà Rịa – Vũng Tàu, bằng việc giảm dần diện tích lúa mùa không ổn định, năng suất thấp sang sản xuất vụ lúa đông xuân và hè thu có năng suất cao.

4651 6158 16573 4488 5825 13039 4523 5982 14291 5378 5398 11574 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 Năm 2001 2004 2006 2010 Diện tích (ha)

Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa

Biểu đồ 2.4: Biến động diện tích lúa tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thời kì 2001 - 2010

Tính chung toàn tỉnh, năm 2001 lúa đông xuân chỉ chiếm 17%, lúa hè thu 22,5% thì đến năm 2010 hai tỉ lệ này lần lượt là 24,0% và 24,1%. Trong khi đó, tỉ lệ diện tích gieo cấy lúa mùa giảm từ 60,5% còn 52%.

+ Cây màu: xu hướng biến đổi là giảm tỉ trọng diện tích gieo trồng (từ 49,4% - năm 2001 xuống 44,8% - năm 2010) nhưng tăng giá trị và tỉ trọng GTSX (từ 85,123 tỉ đồng lên 562,179 tỉ đồng và từ 8,9% lên 15,3%). Nguyên nhân là do

những năm gần đây năng suất sinh học cây màu tăng lên, tuy nhiên trồng màu thu nhập vẫn thấp hơn trồng các loại cây khác (Bảng 2.7).

- Rau đậu: Tốc độ tăng trưởng thời kì 2001 – 2010, đạt 2,4%/năm. Rau đậu tuy có tỉ trọng thấp so với các loại cây trồng khác nhưng lại có GTSX/ha diện tích gieo trồng cao gấp 2,6 lần so với cây lúa, nên phát triển rau đậu có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đa dạng hóa cây trồng.

Bảng 2.9: Giá trị sản xuất bình quân của cây lúa và rau đậu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Hạng mục 2001 2007 Giá trị sản xuất/ha (triệu đồng/ha) 2001 2007 Lúa Giá trị sản xuất (triệu đồng) 132.569 124.632 4,8 5,6 Diện tích (ha) 27.383 22.303 Rau đậu Giá trị sản xuất (triệu đồng) 85.123 164.289 7,7 14,7 Diện tích (ha) 11.055 11.197

Nguồn: Tính toán của tác giả từ Niên giám thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu 2001, 2007 [6]

Trong thời kì 2001 - 2010, tỉ trọng GTSX rau đậu giảm 2,8% (từ 14,9% năm 2001 xuống 12,1% năm 2009), tỉ trọng diện tích tăng 0,5% (từ 8,5% lên 9% giai đoạn 2001 - 2007) cho thấy cơ cấu rau đậu ít chuyển biến.

- Cây công nghiệp hàng năm:

Cơ cấu GTSX của cây công nghiệp hàng năm chuyển biến rất khác nhau. Năm 2001, tỉ trọng chỉ chiếm 1,6%, năm 2005 tăng lên 2,7%, đến năm 2010 giảm chỉ còn 1,1%. Tốc độ tăng trưởng trong thời kì 2001 – 2010 chỉ đạt 0,7%/năm (Bảng 2.8), tỉ trọng diện tích cây công nghiệp hàng năm trong cơ cấu cây trồng giảm 0,7% (Bảng 2.10). Cây công nghiệp hàng năm có vai trò rất quan trọng trong

việc cung cấp nguyên liệu, thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển. Do đó, tốc độ tăng trưởng và tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây công nghiệp hàng năm là một trong những yếu tố phản ánh khả năng chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH.

Bảng 2.10: Cơ cấu giá trị sản xuất và diện tích cây công nghiệp hàng năm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thời kì 2001 - 2010

Hạng mục 2001 2010 Tỉ lệ chuyển dịch

cơ cấu (%) trung bình (%/năm) Tốc độ tăng trưởng

Giá trị sản xuất (%) 1,6 1,1 - 0,5 0,7

Diện tích (%) 2,3 1,6 - 0,7 - 4,3

Nguồn: Tính toán của tác giả từ Niên giám thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu 2001, 2010 [6]

Những cây công nghiệp hàng năm chính ở Bà Rịa – Vũng Tàu gồm: bông, mía, lạc, đậu tương, mè (vừng). Trong đó, diện tích bông, đậu tương có xu hướng giảm do: bông có thời gian sinh trưởng dài (150 ngày/vụ), trong khi Bà Rịa - Vũng Tàu có mùa mưa ngắn nên khó có thể đưa vào canh tác 2 vụ trong mùa mưa, đồng thời sử dụng nhiều lao động thủ công nên cho lợi nhuận và thu nhập không cao. Còn đối với cây lạc, trồng vụ mưa năng suất thấp (dưới 1,0 tấn/ha), hơn nữa giá lạc trên thị trường cũng luôn biến động theo hướng bất lợi cho người trồng.

- Cây công nghiệp lâu năm:

Trong thời kỳ 2001-2010, sản xuất cây công nghiệp lâu năm có tốc độ tăng trưởng 1,3%/năm (Bảng 2.8), đứng thứ ba sau cây ăn quả và rau đậu, tỉ trọng GTSX của cây công nghiệp lâu năm trong cơ cấu ngành trồng trọt giảm từ 48,4% xuống 36,0% (giảm 12,4%). Đây là ngành có tỉ lệ chuyển dịch cơ cấu nhiều nhất trong ngành trồng trọt.

Diện tích (ha) 48734 47470 50674 49721 49949 51015 47012 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 2001 2004 2005 2006 2007 2008 2010 Năm

Biểu đồ 2.5: Biến động diện tích cây công nghiệp lâu năm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thời kì 2001 - 2010

Diện tích cây công nghiệp lâu năm liên tục giảm trong giai đoạn 2001 – 2004, bình quân mỗi năm giảm gần 1.300 ha, sau đó tăng nhanh trong các năm 2004 – 2007. Từ năm 2008, diện tích cây công nghiệp lâu năm bắt đầu giảm trở lại, năm 2010 đã giảm hơn 200 ha so với năm 2008.

Tổng diện tích của cà phê, hồ tiêu, cao su và điều chiếm trên 99% tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm của tỉnh và duy trì khá ổn định trong suốt thời kì 2001 – 2010. Tuy nhiên về cơ cấu diện tích có sự thay đổi theo xu hướng giảm tỉ lệ của cà phê, tăng tỉ lệ của 3 cây: cao su, điều, hồ tiêu và cây công nghiệp lâu năm khác.

Đây là sự chuyển dịch tích cực theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương, phù hợp với yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững. Cụ thể:

+ Cà phê:toàn tỉnh năm 2001 có 13.265 ha, giảm 6.049 ha còn 7.216 ha – năm 2010, tốc độ giảm diện tích khá nhanh 6,5%/năm, tỉ lệ diện tích cây cà phê trong cơ cấu cây công nghiệp lâu năm chiếm 26,2% - năm 2001 giảm còn 14,5% – năm 2010, chủ yếu là chuyển đổi giữa đất trồng cà phê với đất khác (Phụ lục 2.9). Xu hướng này là phù hợp vì sản xuất cà phê cần lượng nước tưới 4.000 - 4.500 mP

3

P

ít hiệu quả, cho năng suất thấp (16,85 tạ/ha – năm 2010), gây lãng phí tài nguyên

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 79 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)