IV V VI VII V IX XXI XII tháng

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 53 - 68)

0 5 10 15 20 25 30 mm o C

Lượng mưa Nhiệt độ

Yếu tố chi phối lớn nhất của khí hậu đối với SXNN là mưa và phân bố mưa trên lãnh thổ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có lượng mưa trung bình từ 1.400 – 2.200mm/năm, với 6 tháng mùa khô và 6 tháng mùa mưa rõ rệt.

Mưa tập trung từ tháng V đến cuối tháng X, lượng mưa trung bình của mùa mưa trong toàn tỉnh khá cao, dao động từ 1.300 – 2.000 mm/năm, chiếm 82 – 87% lượng mưa cả năm (Biểu đồ 2.1). Tuy nhiên, số ngày mưa trong mùa mưa thực sự lại rất ít: trạm Bà Rịa - 79 ngày; Vũng Tàu – 95 ngày; Côn Đảo - 115 ngày.

Hoạt động của gió tín phong Đông Bắc có đặc tính hanh khô với cường độ mạnh (gió cấp 5, cấp 6) đem đến cho toàn tỉnh một mùa khô gay gắt, kéo dài từ tháng XI đến tháng IV năm sau, gây trở ngại rất lớn đến khả năng cung cấp nước tưới cho cây trồng.

Nhiệt độ vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu cao quanh năm, độ mặn trung bình 34%o, ít bão, nước triều lên xuống theo chế độ bán nhật triều khá ổn định, biên độ cao nhất đạt 4 – 5m, đồng thời cũng là một ngư trường lớn nên rất thuận lợi cho hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Nhìn chung, khí hậu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về cơ bản là thuận lợi cho phát triển nông - lâm - diêm nghiệp và nuôi thủy sản, cho phép tăng diện tích canh tác 2 – 3 vụ cây ngắn ngày trên đất có tưới tiêu chủ động, tận dụng nắng – gió – nhiệt độ làm muối; rải vụ thu hoạch nhãn, chôm chôm, mãng cầu… Tuy nhiên cũng gây ra một số khó khăn, đó là hiện tượng mưa lớn và tập trung nên dễ gây rửa trôi, xói mòn đất, lũ lụt cục bộ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất. Trong khi đó mùa khô lại kéo dài gay gắt gây ra tình trạng thiếu nước. Do đó cần đầu tư phát triển mạnh hệ thống thủy lợi để phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân; lựa chọn cơ cấu cây trồng ít sử dụng nước và bố trí lịch thời vụ một cách hợp lí, có hiệu quả.

Bên cạnh đó, dưới tác động của BĐKH trong thời gian gần đây, ở một số vùng trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã xuất hiện cảnh quan bán khô hạn [14], xu thế khô hạn và thiếu hụt nguồn nước ngày càng gia tăng. Điều này dẫn đến năng suất nông nghiệp giảm sút, nhiều loại dịch bệnh cây trồng sẽ có khả năng xâm lấn vào tỉnh (rầy trắng, vàng lùn – lùn xoắn lá,…), các giống cây trồng ưa nước sẽ cho năng suất

thấp và bị các loài ưa khô hạn thay thế, dẫn đến khủng hoảng các hệ sinh thái nông nghiệp bản địa.

2.2.1.4. Nguồn nước

- Nguồn nước mặt:

Nước mặt ở Bà Rịa – Vũng Tàu chủ yếu do 3 sông chính cung cấp, đó là sông Thị Vải – Cái Mép, sông Dinh và sông Ray. Chế độ nước sông ở đây phản ánh chế độ khí hậu phân hóa rõ rệt theo mùa. Mùa lũ kéo dài 4 – 5 tháng, thường từ tháng VII đến tháng XI, chiếm 80 – 85% tổng lượng nước cả năm. Ngược lại, trong mùa kiệt dòng chảy rất nghèo chỉ chiếm 20 – 15% còn lại. Sự phân bố không đều về không gian và thời gian làm cho có nơi, có lúc thì dư thừa, gây úng lụt, nhưng cũng có nơi, có lúc lại thiếu nước gây hạn hán nghiêm trọng. Chẳng hạn như sông Cái vào mùa mưa, lưu lượng dòng chảy của sông (đo tại cầu Mắt Mèo vào tháng VII) là 9,27 lít/s, nhưng vào mùa khô (tháng II, III, IV) lưu lượng dòng chảy chỉ còn 1,4 lít/s. Do đó, gây ra những bất lợi lớn trong việc cung cấp nước cho hoạt động sản xuất.

Mặt khác, vùng hạ lưu của các sông còn chịu tác động mạnh của thủy triều và xâm nhập mặn nên chất lượng nguồn nước mặt có nồng độ mặn cao (nước sông Thị Vải – Cái Mép có độ mặn từ 17 – 20 %o vào tháng III – IV), vì vậy không thể dùng cho sản xuất công, nông nghiệp và sinh hoạt.

Tính đến năm 2008, trên địa bàn tỉnh có 54 công trình thủy lợi, trong đó có 21 đập dâng và 27 hồ chứa nước với tổng dung tích 120 triệu mP

3

P

, ngoài khả năng cung cấp nước tưới cho sinh hoạt, công nghiệp còn có thể cung cấp nước tưới cho khoảng 5.000 ha đất lúa và 1.000 ha cây công nghiệp lâu năm.

- Nguồn nước ngầm:

Theo Đoàn địa chất 707 thuộc Liên đoàn địa chất thủy văn, Bà Rịa – Vũng Tàu không phải là một tỉnh dồi dào về nước ngầm, tổng nguồn nước ngầm có thể khai thác là 70.000 mP

3

P

/ngày - đêm. Đây là nguồn cung cấp nước tưới rất quan trọng cho hoạt động SXNN ở địa phương, nhất là trong mùa khô, lượng nước ngầm khai thác phục vụ nông nghiệp liên tục tăng đã tưới cho hơn 7.500 ha - hồ tiêu, 7.000 ha

– cà phê, khoảng 2.000 – 2.500 ha – cây ăn quả (nhãn, xoài, mãng cầu, cam, chôm chôm…) và hàng nghìn ha rau – hoa kiểng góp phần tạo ra GTSX nông nghiệp hàng trăm tỉ đồng mỗi năm.

Song có tới 73.351 ha (chiếm 36,91% diện tích tự nhiên) vùng có nguồn nước ngầm nghèo và rất nghèo, 29.761 ha (14,97% diện tích tự nhiên) – vùng có nguồn nước ngầm nhiễm mặn và mặn là 26.624 ha (chiếm 13,4% diện tích tự nhiên) – vùng không có nước ngầm. Do vậy, nguồn nước tưới cho SXNN gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, vấn đề khai thác, quản lí sử dụng nước ngầm hiện nay còn nhiều bất cập, nguy cơ cạn kiệt và ô nhiễm nước ngầm có xu hướng tăng [40]. Việc sử dụng nước ngầm tưới cho cây cà phê: 4.000 – 4.500 mP

3

P

/ha/vụ là kém hiệu quả, (doanh thu/ha cà phê năm 2009 chỉ là 53,5 triệu đồng/ha, với tổng chi phí sản xuất/ha là 38,337 triệu đồng/ha. Trong khi đó, doanh thu/ha cây cao su: 63 triệu đồng/ha, chi phí chỉ là 26,088 triệu đồng/ha). Do đó, để khai thác hiệu quả nguồn nước ngầm nên giành một phần hợp lí cho cây trồng ít dùng nước và đạt hiệu quả kinh tế cao (hồ tiêu, quả đặc sản, rau an toàn, cỏ cao sản kết hợp chăn nuôi gia súc…).

Diện tích tiềm năng nuôi thủy sản trong tỉnh có khoảng 16.153 ha, bao gồm vùng nước ngọt là 2.594 ha và 13.559 ha vùng nước lợ, mặn, tập trung nhiều nhất ở huyện Tân Thành (hơn 6.800 ha), thành phố Vũng Tàu (hơn 3.300 ha), Bà Rịa (hơn 2.200 ha). Khả năng mở rộng diện tích nuôi thủy sản ở Bà Rịa – Vũng Tàu còn khá lớn. Năm 2010, diện tích nuôi thủy sản của tỉnh là 6.742,37 ha, mới chỉ chiếm hơn 42% diện tích tiềm năng có thể phát triển nuôi thủy sản toàn tỉnh.

Nhìn chung, so với nhu cầu sử dụng nước của các ngành kinh tế thì nguồn nước mặt và nước ngầm ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã, đang và sẽ luôn trong tình trạng khan hiếm nguồn nước [28]. Do chế độ nước có sự phân hóa sâu sắc theo mùa, khả năng điều tiết nước của sông suối kém, chất lượng nguồn nước không cao, hơn nữa do độ che phủ của rừng đầu nguồn ngày càng giảm nên trong mùa mưa tập trung thường xảy ra úng lụt và thiếu nước tưới cục bộ trong mùa khô, nhiều diện tích canh tác bị hoang hóa, nước mặn dâng cao khó khăn cho việc SXNN, đưa tiến bộ kĩ thuật

vào thâm canh tăng năng suất, tăng vụ. Vì vậy, cần có biện pháp trữ nước trong mùa mưa để điều tiết nước cho mùa khô, đầu tư thăm dò và khai thác hiệu quả nguồn nước ngầm, cần quy hoạch các vùng trồng trọt, vùng nuôi trồng thủy sản với quy mô diện tích và địa bàn phân bố phù hợp để sử dụng bền vững tài nguyên nước.

2.2.1.5. Tài nguyên đất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên dịa bàn tỉnh có 9 nhóm đất chính, trong đó nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất (chiếm 41,16% diện tích tự nhiên toàn tỉnh), tiếp đến là đất xám bạc màu (chiếm 14,9%) và đất cát (chiếm 10,93%).

Bảng 2.1: Phân loại và quy mô diện tích các loại đất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

STT Tên đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)

1. Tổng diện tích tự nhiên 198.865 100 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. I. Nhóm đất đỏ vàng II. Nhóm đất xám bạc màu III. Nhóm đất cát IV. Nhóm đất phèn V. Nhóm đất đen VI. Nhóm đất dốc tụ VII. Nhóm đất phù sa VIII. Nhóm đất xói mòn IX. Nhóm đất mặn 81.842 29.631 21.745 17.862 18.976 2.548 7.613 6.265 1.136 41,16 14,90 10,93 8,98 9,54 1,28 3,83 3,15 0,57 11. X. Diện tích mặt nước 11.247 5,66

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu [29]

Nhóm đất đỏ vàng là nhóm đất có diện tích lớn nhất: 81.842 ha – chiếm 41,16% diện tích tự nhiên, thích hợp với khá nhiều loại cây trồng, nhất là cây lâu năm có giá trị kinh tế cao như hồ tiêu, cà phê, cao su và cây ăn quả, phân bố chủ yếu ở các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc và một phần các huyện Tân Thành, Đất Đỏ… Năm 2010, toàn tỉnh có 49.721 ha cây công nghiệp lâu năm, trong đó: 21.848

ha - cao su, 7.216 ha - cà phê, 6.939 ha - hồ tiêu, 13.560 ha điều. Như vậy so với tiềm năng thì khả năng mở rộng diện tích canh tác vẫn còn khá lớn.

Nhóm đất xám bạc màu nói chung là nghèo dinh dưỡng, thành phần cát là chủ yếu, khả năng giữ nước và phân kém, do đó mức đầu tư cho cây trồng cao. Đất xám được phân bố chủ yếu ở phía Bắc quốc lộ 52 thuộc huyện Tân Thành, thị xã Bà Rịa, huyện Côn Đảo, thành phố Vũng Tàu và một phần phía Nam các huyện Long Điền, Xuyên Mộc. Hiện tại, nhóm đất xám được sử dụng cho các đối tượng như: rừng thuộc hai vườn quốc gia, một phần trồng rau màu và các loại cây hàng năm khác.

Nhóm đất cát có đặc điểm là độ phì nhiêu rất thấp, phân bố một phần ở thành phố Vũng Tàu, huyện Đất Đỏ (các xã Long Mỹ, Phước Hội, Lộc An) và Côn Đảo (khu sân bay Cỏ Ống và khu trung tâm), phần còn lại là khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu thuộc huyện Xuyên Mộc.

Nhóm đất đen có độ phì nhiêu khá cao nhưng hạn chế lớn nhất đó là tầng canh tác mỏng, tỉ lệ đá lẫn cao gây trở ngại cho khâu làm đất và khó có thể trồng cây lâu năm, thích hợp cho bắp, rau hoa và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất đen được phân bố chủ yếu ở khu vực giáp ranh giữa huyện Đất Đỏ và Châu Đức (phần thuộc các xã Long Tân, Láng Dài, Phước Long Thọ, Đá Bạc, Suối Rao).

Nhóm đất phènphân bố chủ yếu ở khu vực giáp thành phố Hồ Chí Minh thuộc huyện Tân Thành, một phần thuộc thị xã Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu, ngoài ra một số diện tích nhỏ ở các xã Phước Hội, Lộc An (huyện Đất Đỏ), Bình Châu (huyện Xuyên Mộc). Hiện tại nhóm đất này đang có rừng ngập mặn và một số được sử dụng nuôi tôm.

Nhóm đất phù sa được phân bố ở 3 khu vực: giáp ranh giữa huyện Đất Đỏ và Xuyên Mộc (thuộc các xã Láng Dài, Phước Thuận); khu vực giáp ranh giữa huyện Long Điền và Đất Đỏ (thuộc các xã An Nhứt, Phước Thạnh) và khu vực gần hồ Đá Đen giáp ranh các huyện Tân Thành, Châu Đức và thị xã Bà Rịa, chủ yếu được sử dụng để trồng lúa, lúa màu.

Nhóm đất dốc tụ: phân bố rải rác ở thị xã Bà Rịa và huyện Xuyên Mộc. Hiện tại, loại đất này đang được trồng lúa 1 vụ nhưng năng suất thấp.

Nhóm đất mặn phân bố thành một dải phía Tây Nam quốc lộ 52 từ Mỹ Xuân đến thị xã Bà Rịa.

Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá phân bố ở các đỉnh núi như núi Dinh, núi Tóc Tiên, núi Lớn, núi Mây Tào và một phần vườn quốc gia Côn Đảo, khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu. Loại đất này không có khả năng dùng trong nông nghiệp mà chủ yếu trồng rừng để bảo vệ môi trường và bảo vệ đất đai.

Đất có tầng dày trên 70cm có quy mô diện tích khá lớn 144.323 ha, chiếm 72,57% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; trong đó đất có độ dày trên 100cm có 135.760 ha, là điều kiện thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp theo hướng thâm canh, tăng năng suất, ứng dụng công nghệ cao để tăng chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Đất có địa hình đồng bằng và độ dốc cấp I (0 – 3P o P ), cấp II (3 - 8P o P ) chiếm đến 86,34% diện tích tự nhiên toàn tỉnh - 171.702 ha; đất có độ dốc từ 8 – 25P

o

Pchỉ chiếm 7,29% diện tích tự nhiên - 14.502 ha; còn lại 6,37% là đất có độ dốc trên 25P

o

P. Đây cũng được xem là điều kiện thuận lợi cho SXNN.

Nhìn chung, Bà Rịa – Vũng Tàu có tài nguyên đất đa dạng về chủng loại, phù hợp với nhiều loại cây trồng nhất là các cây có giá trị kinh tế cao như: cao su, hồ tiêu, điều, cây ăn quả… Ngoài ra, đất trồng phân bố thành các vùng tập trung khá rõ nét, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện cơ giới hóa, chuyên môn hóa sản xuất.

Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của nguồn tài nguyên đất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là đất nghèo dinh dưỡng, nồng độ độc tố cao như đất mặn, đất phèn, đất cát và đất xám bạc màu chiếm diện tích khá lớn (trên 90.000 ha), lại trùng hợp về không gian là nơi nước ngầm nghèo hoặc nhiễm mặn hay ít nguồn nước mặt, canh tác chủ yếu nhờ nước mưa nên khó khăn để chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách hợp lí và có hiệu quả kinh tế cao.

2.2.1.6. Tài nguyên sinh vật

Diện tích rừng Bà Rịa - Vũng Tàu không lớn, đất có khả năng trồng rừng là 38.850 ha (chiếm 19,7% diện tích tự nhiên) [40]. Nhưng đến hết năm 2010, tổng

diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh là 33,51 nghìn ha, chiếm 22,72% diện tích tự nhiên. Trong đó, đất rừng sản xuất 6,03 nghìn ha, đất rừng phòng hộ 11,16 nghìn ha và đất rừng đặc dụng 16,32 nghìn ha. Diện tích đất lâm nghiệp còn có khả năng mở rộng thêm hơn 2.000 ha.

Rừng Bà Rịa – Vũng Tàu có tầm quan trọng trong tạo cảnh quan, phòng hộ và phát triển du lịch. Mục đích khai thác rừng lấy gỗ, nguyên liệu không lớn. Hiện nay, tỉnh có hai khu rừng đặc dụng là: khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu (11,4 nghìn ha) và Vườn quốc gia Côn Đảo (khoảng 6 nghìn ha).

Rừng tự nhiên chiếm 14.424,4 ha (53,8% tổng diện tích đất có rừng của tỉnh). Diện tích rừng trồng trong những năm gần đây tăng đáng kể (12.361,6 ha – năm 2009) do thực hiện kế hoạch trồng rừng theo chương trình trồng 5 triệu ha rừng của toàn quốc, diện tích đất không rừng còn khá lớn 7.025,9 ha cùng kì.

Hệ động – thực vật rừng khá phong phú về chủng loại, đa dạng về kiểu hình, phân bố tập trung ở: khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu (huyện Xuyên Mộc) với 732 loài thực vật bậc cao thuộc 123 họ đã được định danh và 205 loài động vật hoang dã; Vườn quốc gia Côn Đảo có đến 882 loài thuộc 562 chi, 161 họ.

Tiềm năng lớn nhất của tài nguyên rừng là có thể tiếp tục làm giàu kết hợp quản lí, bảo vệ với khai thác hợp lí, phát triển du lịch sinh thái đem lại lợi ích kinh tế cao. Song tài nguyên rừng Bà Rịa – Vũng Tàu đã giảm sút nhiều, rừng giàu (trữ lượng gỗ trên 180 mP

3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

P

/ha) không còn, rừng trung bình chỉ còn lại 1,5% diện tích có rừng, hầu như các loại gỗ và động vật quý hiếm không còn.

Những năm qua, hoạt động lâm nghiệp của địa phương đã có sự chuyển biến từ lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội. Diện tích rừng giao khoán ổn định hàng năm khoảng 16.763 ha - năm 2005 rừng tự nhiên và rừng trồng, đã thu hút 1.656 hộ gia đình và 27 tổ chức tham gia, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.

Vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu có thềm lục địa rộng lớn trên 100.000 kmP

2

P, có , có nhiều vùng nước sâu, tiếp cận hải lưu và cửa sông lớn giàu phù sa thu hút nhiều

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 53 - 68)