- Thị trường đồ mộc xuất khẩu:
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH BÀ RỊA VŨNG
3.1.1.2. Định hướng chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Trong Quyết định số 15/2007/QĐ - TTg ngày 29 tháng 1 năm 2007 của Thủ tướng chính phủ về việc “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2006 - 2015, định hướng đến năm 2020” và Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp với một số định hướng như sau:
- Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa phát triển bền vững gắn liền với xây dựng khu vực nông thôn có kinh tế - văn hóa - xã hội phát triển toàn diện. Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sinh thái đô thị, tập trung xây dựng một số khu nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ sinh học, các giải pháp bảo quản và chế biến trong nông nghiệp với mục tiêu gia tăng giá trị sản lượng và thu nhập/đơn vị diện tích đất, phát triển, nhân rộng mô hình sản xuất – kinh doanh về nông nghiệp
đạt giá trị sản lượng trên 50 triệu đồng/ha, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến.
- Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng phát triển cây công nghiệp lâu năm, phục vụ xuất khẩu, phát triển sản xuất rau quả và chăn nuôi.
- Tiếp tục xây dựng các vùng chuyên canh cây trồng, các vùng chăn nuôi tập trung với các cây trồng, vật nuôi là hàng hóa chủ lực của tỉnh.
- Chuyển đổi một phần diện tích đất lâm nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp để tạo quỹ đất phát triển các khu công nghiệp, cảng, dịch vụ du lịch và một số khu đô thị, khu dân cư. Việc chuyển đổi đất lâm nghiệp sang mục đích khác phải được thực hiện trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển lâm nghiệp.
- Phát triển thủy sản theo hướng khai thác, đánh bắt xa bờ có hiệu quả, chú trọng khai thác các loại hải sản giá trị kinh tế cao, tổ chức tốt bảo quản hải sản sau đánh bắt để nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ các nguồn lợi hải sản. Điều chỉnh lại cơ cấu ngành nghề khai thác cho phù hợp với đặc điểm ngư trường, mùa vụ khai thác. Phát triển nuôi trồng thủy sản phù hợp với đặc điểm và điều kiện mặt nước hiện có. Hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ rừng ngập mặn, SXNN, thủy lợi và giữ gìn môi trường sinh thái.
3.1.1.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu
- Thời kì 2001 – 2010, nhờ tích cực thực hiện kế hoạch chuyển dịch CCKT, địa phương đã có sự điều chỉnh hợp lí hơn về giá trị, tỉ trọng các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, diện tích và CCCTVN và vùng phân bố nông nghiệp.
a. Trong ngành nông nghiệp
Xu thế biến đổi cơ cấu cây trồng ở Bà Rịa – Vũng Tàu là tăng các cây trồng: cao su, ngô, rau đậu, hồ tiêu và cây ăn quả; các cây trồng có xu thế giảm gồm: khoai mì, bông vải, cây hàng năm khác, điều, cà phê. Đây là một xu thế đúng, đáp ứng tốt yêu cầu cả về KT – XH và môi trường, bởi trong tương lai, khi công nghiệp, đô thị
và du lịch phát triển nhanh thì nhu cầu về các sản phẩm kể trên, đặc biệt là rau đậu, hoa quả sẽ tăng nhanh.
Để đảm bảo cơ cấu cây trồng phát triển bền vững phải dựa trên mức độ thích nghi của từng cơ cấu cây trồng đối với từng đơn vị đất đai. Hiện nay vẫn còn khá nhiều diện tích cây trồng phân bố trên những vùng đất ở mức ít thích nghi như: cao su – 17.276,38 ha (chiếm 36,2% tổng diện tích cây cao su toàn tỉnh); cà phê – 50.838,93 ha (chiếm 72,8%), hồ tiêu – 50.838,93 ha (chiếm 73,8%); điều – 19.497,12 ha (chiếm 21,4%)… (Phụ lục 3.1). Vì thế, ở mức độ ít thích nghi cần lưu ý đến các yếu tố hạn chế và mức độ đầu tư thâm canh sẽ phải cao hơn.
Như vậy, căn cứ vào GTSX ngành trồng trọt; diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng có thể nói các loại cây trồng chủ lực ở Bà Rịa – Vũng Tàu được xếp theo thứ tự như sau: cao su, hồ tiêu, lúa, ngô, rau đậu, cà phê, điều, cây ăn quả. Trong thời kì 2001 – 2010 thì thứ tự này được coi là hợp lí [29]. Tuy nhiên trong thời kì 2011 – 2020, khi mà các đô thị, khu công nghiệp và dịch vụ phát triển nhanh thì cơ cấu và chủng loại cây trồng sẽ phải thay đổi theo hướng bổ sung và tăng nhanh tỉ trọng các loại rau, hoa, cây cảnh, cây ăn quả, sau đó mới đến cao su, hồ tiêu, lúa, ngô…
Đối với ngành chăn nuôi: thời kì 2001 – 2010, nhìn chung quy mô đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh có tốc độ tăng khá và ổn định (trừ đàn trâu bò); sản lượng thịt các loại tăng bình quân 14,01%/năm do tăng đàn, chất lượng giống và cải tiến kĩ thuật nuôi thâm canh.
Cân đối nhu cầu thịt và trứng trên địa bàn tỉnh và khả năng sản xuất của ngành chăn nuôi cho thấy chỉ có thịt heo không những đáp ứng đủ nhu cầu mà còn xuất ra ngoài tỉnh, còn lại các sản phẩm khác đều rất thiếu. Do đó, để phát triển chăn nuôi thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp cần tập trung phát triển loại hình trang trại – doanh nghiệp với phương thức công nghiệp và bán công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường.
Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân ngành lâm nghiệp thời kì 2001 – 2010 là 3,5%/năm. Tính đến năm 2009, tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh là 35.212,11 ha (chiếm 17,72% diện tích tự nhiên), trong đó còn 7.569 ha (chiếm 22,16% diện tích đất lâm nghiệp) chưa có rừng, đây là đối tượng cần cải tạo hoặc trồng mới rừng. Do vậy, định hướng phát triển là đảm bảo ổn định diện tích rừng để cùng với diện tích cây lâu năm, đất cây xanh tại các khu du lịch, công viên… đảm bảo độ che phủ chung khoảng 40 – 45%, đẩy mạnh trồng cây gây rừng, phủ xanh một số ngọn núi tạo cảnh quan du lịch như: núi Lớn, núi Nhỏ, núi Dinh – Thị Vải…
c. Trong ngành thủy sản
Diện tích mặt nước nuôi thủy sản năm 2010 đạt 6.742,37 ha, sản lượng 250.335 tấn, cơ cấu sản phẩm ngày càng phong phú, mô hình nuôi thủy sản cũng ngày càng đa dạng. Song địa bàn nuôi khá phân tán, diện tích nuôi nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu là tận dụng mặt nước ở các thủy vực, đào ao kết hợp nuôi thủy sản và trồng cây ăn quả hoặc mô hình VA – VAC. Trong khi đó, việc mở rộng các khu công nghiệp đã làm diện tích nuôi thủy sản thu hẹp đáng kể, đặc biệt là khu vực ven sông thuộc huyện Tân Thành. Mặt khác, nước thải của các khu công nghiệp đã làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng không nhỏ đến quy mô, chất lượng và hiệu quả nuôi trồng thủy sản.
- Về CCKT nông nghiệp theo thành phần kinh tế: khu vực kinh tế ngoài nhà nước luôn là thành phần chiếm tỉ trọng cao nhất, trong đó có 4 loại hình sản xuất đang cùng tồn tại và phát triển là kinh tế nông hộ, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác và doanh nghiệp nông nghiệp. Cả 4 loại hình trên đều đang phát huy tốt vai trò của mình đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, ở mỗi loại hình đều đang gặp những khó khăn và tồn tại nhất định. Cần có những chủ trương, chính sách mang tính đột phá để thúc đẩy các loại hình tổ chức SXNN trên địa bàn tỉnh, nhằm khai thác một cách tốt nhất các nguồn tài nguyên phục vụ phát triển nông nghiệp.
- Trong quá trình chuyển đổi CCCTVN đã hình thành một số vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi chủ lực như: vùng chuyên canh bắp ở các huyện Châu Đức,
Xuyên Mộc, Đất Đỏ; vùng chuyên canh rau ở huyện Tân Thành, vùng chuyên canh cao su ở Châu Đức và Xuyên Mộc; vùng chuyên canh hồ tiêu ở Châu Đức, Xuyên Mộc; gia súc, gia cầm phân bố phần lớn ở các huyện Xuyên Mộc, Châu Đức và một phần ở các huyện Đất Đỏ, Tân Thành. Sự phân bố này là hợp lí cho cả hiện tại và tương lai: vừa bảo vệ tốt môi trường cho các khu công nghiệp, đô thị và du lịch, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao [28].