Trên thế giớ

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

1.3.1. Trên thế giớ

Chuyển dịch CCKT nông nghiệp là một quá trình khách quan, đã diễn ra từ rất lâu trong lịch sử phát triển của nền nông nghiệp thế giới. Nghiên cứu kinh nghiệm về chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở các nước để vận dụng vào thực tiễn phát triển nền nông nghiệp hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là việc làm hết sức có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Từ đó có thể rút ra những bài học cần thiết để vận dụng một cách hiệu quả vào quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp của địa phương trong giai đoạn hiện nay.

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những nước phát triển hàng đầu Thế giới với một nền nông nghiệp hiện đại, có cơ cấu hợp lí. Trong nửa đầu thế kỷ XX, Nhật Bản với hơn một trăm triệu dân, 72% diện tích là đồi núi, khí hậu khắc nghiệt, đã từng bị chiến tranh tàn phá và có thời kì thiếu lương thực trầm trọng phải dựa vào sự viện trợ của Mĩ.

Để thực hiện chuyển dịch CCKT nông nghiệp, Nhật Bản đã áp dụng chính sách an toàn lương thực thông qua việc cải tạo đất đai, thực hiện định cư cho một triệu nông hộ trong vòng 5 năm. Cùng với việc cải tạo đất đai, Nhật Bản đã thực hiện cải cách ruộng đất, thiết lập chế độ sở hữu nhỏ, xóa bỏ quyền chiếm dụng bất hợp pháp về ruộng đất.

Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách can thiệp vào SXNN như: bình ổn giá, cải cách hành chính, khuyến khích đầu tư vốn. Đặc biệt là luật tài trợ cho nông dân trong trường hợp thiên tai, “luật” tăng độ màu mỡ của đất, “luật” đất đai nông nghiệp (được ban hành năm 1947) và sau đó là chính sách phát triển nông nghiệp toàn diện, thực hiện giá mua cao hơn giá thị trường nhằm khuyến khích phát triển sản xuất lương thực. Nhờ có chính sách khuyến nông phù hợp nên sau 10 năm (1955) sản lượng nông nghiệp đã đạt được mức như trước chiến tranh thế giới thứ

hai, CCKT nông nghiệp có chuyển biến mạnh. Đến cuối năm 1980, CCKT nông nghiệp đã đạt đến trình độ hiện đại theo xu hướng tỉ trọng lao động giảm tương đối so với tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ. Cụ thể là tỉ trọng sản phẩm nông nghiệp từ năm 1950 đến năm 1980 giảm 22,3% xuống còn 4% và tỉ lệ lao động từ 45,2% giảm còn 11%. Trong nông nghiệp, tỉ trọng ngành trồng trọt giảm xuống, tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng và giá trị sản phẩm của cả hai ngành trồng trọt và chăn nuôi đều tăng, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Song cũng do năng suất lao động nông nghiệp tăng lên, số lao động dư thừa trong nông nghiệp ngày một nhiều hơn, tỉ trọng phần thu nhập từ nông nghiệp ngày một giảm so với thu nhập ngoài ngành. Điều đó đã dẫn đến tình trạng lao động trẻ, có trình độ văn hóa tìm cách di chuyển ra thành thị, làm thiếu hụt lao động trong khu vực này. Để đối phó với tình hình đó, chính phủ đã di chuyển một số cơ sở công nghiệp về nông thôn để thu hút số lao động dư thừa này. Việc làm đó đã có những tác động tích cực, vừa giảm sự căng thẳng về việc làm vừa huy động được nguồn lao động.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp nói chung và chuyển dịch CCKT nông nghiệp nói riêng của Trung Quốc khá phong phú, song có thể khái quát trên một số khía cạnh sau đây:

Chính phủ Trung Quốc coi nông nghiệp là cơ sở của nền kinh tế quốc dân, phát triển nhiều ngành nghề và toàn diện nông, lâm, thủy sản. Trong đó đặt lương thực ở vị trí hàng đầu và sau khi đảm bảo lương thực, tăng trưởng vững chắc đó là cơ sở để chuyển dịch CCKT nông nghiệp.

Trung Quốc khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, tập trung đầu tư cho khoa học và công nghệ: năm 1978, Trung Quốc tiến hành khoán sản phẩm đến hộ nông dân và tập trung đầu tư cho nông nghiệp với các nội dung chủ yếu là đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ sinh học tạo giống cây trồng, vật nuôi tốt đưa vào sản xuất, tăng cường thủy lợi hóa, cơ giới hóa và hóa học hóa. Kết quả là đến năm 1997, trên 40% diện tích lúa sử dụng giống lai cho hiệu quả cao, tăng phân bón từ

80 kg/ha – năm 1952 lên 257 kg/ha – năm 2002, bảo đảm tưới tiêu cho 1/2 diện tích canh tác.

Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm trồng trọt theo hướng xuất khẩu: cùng với hiện đại hóa nông nghiệp, Trung Quốc còn đẩy mạnh chuyển dịch CCKT nông nghiệp từ trồng trọt sang chăn nuôi, đa dạng hóa trồng trọt và tăng cường xuất khẩu nông sản, tỉ trọng trồng trọt và chăn nuôi trong GDP nông nghiệp năm 1978 là 80% và 15%, đến năm 1997 là 56% và 30% [43, tr.9 - 27].

Điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp theo hướng hội nhập: nhằm hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu khi gia nhập WTO (2001), CCKT nông nghiệp Trung Quốc được điều chỉnh với mục tiêu dài hạn là xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại hóa, nhất thể hóa với sản phẩm chất lượng và năng suất cao, có thể bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và phát triển bền vững. Mục tiêu ngắn hạn là tập trung nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm đặc sản có lợi thế, tăng cường ý thức về thương hiệu, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp và từng bước nâng cao tỉ lệ sản xuất chuyên môn hóa theo từng khu vực, phát triển mạnh dịch vụ nông nghiệp. Kết quả đạt được của năm 2003 so với năm 2000, diện tích cây lương thực sử dụng nhiều tài nguyên đất và nước giảm từ 30,3 triệu ha xuống còn 28,5 triệu ha, các cây trồng sử dụng nhiều lao động, nhất là rau quả tăng, tỉ trọng các sản phẩm có chất lượng tốt tăng đáng kể, trong đó lúa chất lượng cao vượt 50% và trái cây chất lượng cao đạt 30% [43, tr.85].

1.3.1.3. Kinh nghiệm của Thái Lan

Phát huy lợi thế đẩy mạnh sản xuất, chế biến và xuất khẩu hàng nông sản: Vào những năm 1980, Chính phủ đã kịp thời đổi hướng từ chiến lược ưu tiên công nghiệp hóa đô thị sang chiến lược vừa công nghiệp hóa đô thị vừa công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn; kết hợp giữa đẩy mạnh sản xuất, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng nông sản theo hướng đa dạng hóa, nhằm phát huy thế mạnh sẵn có và giảm bớt rủi ro thị trường. Nhờ đó, cơ cấu nông sản thời kì 1988 – 1998 biến đổi theo hướng: cao su, hoa quả, chăn nuôi và mía đường tăng nhanh; lúa gạo và ngô tăng chậm; khoai mì và đậu tương giảm mạnh.

Hỗ trợ nông dân phát triển sản phẩm chất lượng cao phục vụ xuất khẩu: Thái Lan chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, xuất khẩu. Bên cạnh đầu tư mạnh cho chọn lọc, lai tạo và ứng dụng các giống cây con có năng suất và chất lượng cao, Thái Lan tiếp tục phát triển mạnh các khu công nghiệp ở nông thôn, hình thành được ngành cơ khí nông nghiệp và chế biến nông sản tương đối hiện đại, góp phần làm giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa.

Khuyến khích các tổ chức kinh tế tham gia xuất khẩu: để gia tăng khả năng tiêu thụ nông sản, ổn định và tăng thu nhập cho nông dân, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích các công ty, doanh nghiệp khác nhau tham gia xuất khẩu nông sản thông qua chính sách giảm thuế xuất khẩu, hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho các nhà xuất khẩu; phân phối quota dựa trên quy mô kho chứa để khuyến khích các nhà xuất khẩu xây dựng thêm kho chứa nông sản kết hợp với đầu tư hệ thống phơi sấy, chế biến tại địa bàn nông thôn.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)